50 Trí Thức VN In Tập Kỷ Yếu, Kêu Gọi Tự Do Cho Đại Học |
Tác Giả: Lê Xuân Khoa | ||
Chúa Nhật, 24 Tháng 4 Năm 2011 21:47 | ||
Giáo dục là nền tảng của mọi chuyển biến.
Trong đó, giáo dục đạị học luôn luôn đóng vai trò đầu tàu cho các cuộc cải cách. Một tuyển tập về giáó dục gồm bài viết của 50 trí thức trong và ngoàì nước đã nhìn từ nhiều hướng, kêu gọi cải tổ toàn diện nền giáo dục đạị học Việt Nam, theo như lá thư do giáo sư Lê Xuân Khoa viết, trích như sau: California, tháng 4, 2011 Kính gửi quý thân hữu hằng quan tâm đến vấn đề giáo dục Đại học ở Việt Nam Trước tình trạng suy đồi trầm trọng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, tôi xin giới thiệu với quý thân hữu một công trình hợp tác đầy ý nghĩa của một số trí thức đại học trong và ngoài nước nhân dịp kỷ niệm 200 năm tuổi của Đại học Humboldt, Đức quốc, nơi được giới hàn lâm quốc tế coi là cái nôi của tự do trí thức về cả ba mặt nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy. Ban Chủ biên của Kỷ yếu gồm đại diện trí thức đại học trong và ngoài Việt Nam, trẻ tuổi nhất là Giáo Sư Ngô Bảo Châu giải toán học quốc tế Field 2010, hiện giảng dạy tại Đại học Chicago, và lớn tuổi nhất là Giáo Sư Hoàng Tụy, về hưu đã lâu nhưng cũng nổi danh quốc tế và rất có uy tín ở trong nước. Kỷ yếu Humboldt 200 (KYH200) là công trình tập thể của gần 50 trí thức quan tâm đến những vấn đề đại học Việt Nam, muốn truyền đạt sứ mạng cao cả của đại học thế giới và những suy nghĩ tâm huyết của mình đối với tương lai đại học Việt Nam. Không thể có một nước Việt Nam giàu, mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh nếu không có một nền đại học tiên tiến được tổ chức và điều hành theo truyền thống của ĐH Humboldt mà các quốc gia phát triển đã theo đuổi từ hai trăm năm qua. Đây là lần đầu tiên một tập thể trí thức đại học lên tiếng thúc đẩy công cuộc cải tổ toàn diện nền giáo dục đại học Việt Nam nhằm đạt được đẳng cấp quốc tế, một mục tiêu được Nhà nước nhấn mạnh từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa tạo điều kiện thuận tiện để thực hiện. Kỷ yếu Humboldt 200, dày 820 trang, khổ lớn, vừa được phát hành bởi Nhà Xuất bản Tri Thức ở Hà Nội. Sự xuất hiện của KYH200 đúng vào thời điểm Việt Nam cần phải mau chóng đổi mới thật sự về mọi mặt, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới. KYH200 cần được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc, nhất là phải đến tay các giáo sư và sinh viên đại học. KYH200 cũng cần được sự ủng hộ nhiệt tình của người Việt hải ngoại để cho trí thức trong nước có thể tiếp tục những nỗ lực cải tổ và phát triển giáo dục đại học, vì KYH200 phải được coi là bước mở đầu chứ không phải là bước duy nhất và cuối cùng. Ngoài việc mua ủng hộ tập Kỷ yếu này (giá 16,500 VNĐ = khoảng 8USD,) chúng ta cũng nên sẵn sàng hỗ trợ cho những dự án cần thiết khác, chẳng hạn chương trình dịch sách ngoại ngữ có giá trị, tổ chức những cuộc hội thảo về giáo dục đẳng cấp quốc tế, cấp học bổng cho sinh viên giỏi và có lý tưởng...(...) ...Quý thân hữu ở Mỹ muốn mua tập KYH200 xin liên lạc với tôi ở địa chỉ email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it Lê Xuân Khoa Cũng nên ghi nhận rằng, Giáo sư Lê Xuân Khoa từng là giáo sư triết học phương Đông tại ĐH Văn khoa Sài Gòn, thứ trưởng Bộ Giáo dục (1965) và phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn (1974-1975), định cư ở Hoa Kỳ năm 1975, trở thành giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Ðại học Johns Hopkins, hiện đã nghỉ hưu. Trong tập Kỷ Yếu, GS Lê Xuân Khoa có bài viết nhan đề Đại học miền Nam trước 1975: hồi tưởng và nhận định - trong đó, đoạn kết kêu gọi tự do tri thức như sau: Cũng may là ở Việt Nam ngày nay vẫn còn có những trí thức không quên theo đuổi lý tưởng của người làm thày cao hơn người làm quan (tiến vi quan, đạt vi sư), nhất là không quên sứ mạng lương sư hưng quốc. Họ đã không ngừng tuyên dương và cố gắng phát huy truyền thống đại học Humboldt, trong đó tự do nghiên cứu và giảng dạy là điều kiện thiết yếu để đào tạo con người và phát triển xã hội. Các nhà lãnh đạo Nhà nước cũng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế, đang tiếp cận với các nền giáo dục phát triển phương Tây, đặc biệt nền giáo dục đại học Hoa Kỳ, nhưng đến bao giờ thì mới thật sự tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này? Thời gian không chờ đợi trên vũ đài thế giới. |