Home Tin Tức Thời Sự California có thể phải đối đầu với một trận bão lớn kinh hoàng

California có thể phải đối đầu với một trận bão lớn kinh hoàng PDF Print E-mail
Tác Giả: Đào Trường Phúc chuyển ngữ   
Thứ Tư, 23 Tháng 3 Năm 2011 18:02

"Ngoài động đất, lụt lội hiện cũng là một phần trong đời sống của người dân California"

Chẳng những đã từng và sẽ còn tiếp tục đối đầu với nguy cơ các trận động đất gây thiệt hại nặng nề, mà tiểu bang "nắng đẹp miền Tây" (nơi có trên nửa triệu người Việt Nam cư ngụ) sẽ còn phải gồng mình chịu đựng một trận bão lớn khủng khiếp có thể tàn phá vùng bờ biển, làm ngập úng khu vực nông nghiệp Central Valley, và thiệt hại có thể lên gấp bốn, năm lần mức thiệt hại do một trận động đất gây ra.

 Đó là lời báo động của một nhóm khoa học gia tại buổi hội thảo hôm thứ Sáu 14/01/2011, với sự tham dự của các giới chức chính phủ liên bang Hoa Kỳ và chính quyền tiểu bang California, nhằm mục đích phối hợp sắp đặt kế hoạch đối phó với thiên tai kinh hoàng này.

Dưới tựa đề "FEMA Preparing California for Superstorm of "Leviathan" Proportions", nhật báo The New York Times viết về nguy cơ bão lụt tàn phá California như sau:

Sử dụng các dữ kiện thu thập được về bối cảnh lụt lội, dự phóng biến chuyển trên bầu khí quyển cùng với các dữ kiện địa chất về kinh nghiệm lụt lội trong lịch sử tiểu bang California, hơn 100 khoa học gia đã tính ra khả năng tàn phá của một trận bão lớn khủng khiếp (superstorm) sẽ mang theo hơi ẩm nhiệt đới từ vùng Nam Thái Bình Dương để trút xuống khoảng 10 feet (xấp xỉ 3 mét) nước mưa khắp tiểu bang.

  "Ngoài động đất, lụt lội hiện cũng là một phần trong đời sống của người dân California", theo lời Tiến sĩ Lucy Jones, một trong các khoa học gia thuộc Cơ quan Nghiên cứu Địa chất của chính phủ liên bang (U.S. Geological Survey - USGS). Tiến sĩ Jones nói thêm: "Chúng ta có lẽ sẽ không đủ khả năng để đối phó với trận bão lớn cỡ này".

Cơ quan USGS dự đoán là một trận bão lớn có thể gây ra tới $300 tỷ Mỹ kim thiệt hại vật chất, chưa nói đến tổn thất nhân mạng. Dựa trên các mô hình, nhóm khoa học gia tiên liệu có tới gần một phần tư (1/4) số nhà cửa ở California sẽ bị hư hại nếu một trận bão lớn cỡ như vậy xảy ra.

Buổi hội thảo vừa nói do ba cơ quan USCS, FEMA (Federal Emergency Management Agency) và CEMA (California Emergency Management Agency) cùng tổ chức nhằm phối hợp hoạch định chiến lược mới chống để giảm bớt ảnh hưởng của thiên tai.

Các khoa học gia về khí hậu từ nhiều năm qua cho hay việc bầu khí quyển trái đất gia tăng nhiệt độ sẽ nâng cao số năng lượng dự trữ và khiến cho nguy cơ có các trận bão lụt dữ dội dễ xảy ra hơn.

Người dân California lâu nay vốn đã biết phải sẵn sàng đối phó với động đất cũng giống như người dân Florida chờ đợi những trận bão hàng năm. Mới khoảng một tuần trước đây, một trận động đất nhỏ (4.1 trên địa chấn kế) đã xảy ra ở khu vực phía Nam Vịnh San Francisco.

Vì hệ thống thoát nước trong tiểu bang California rất hữu hiệu nên không ai để ý tới ảnh hưởng của các trận bão trung bình, theo lời Tiến sĩ Jones.

Cũng chính vì vậy, mặc dù hầu hết dân chúng California đều biết là nơi họ sống hay làm việc có thể xảy ra động đất, nhưng rất ít người biết rằng California cũng có thể lãnh các trận bão lớn ngang cỡ các trận bão từng đánh vào vùng Vịnh Mễ Tây Cơ (như Katrina, Rita, Gustav... cách đây vài năm) hoặc vào vùng bờ biển phía đông nam Đại Tây Dương của nước Mỹ.

Theo sự trình bày của Tiến sĩ Marcia K. McNutt, Giám đốc USGS, khoảng 150 năm trước đây, vào mùa Đông năm 1861-1862, đã từng có trận mưa lớn kéo dài mấy tuần lễ, làm ngập úng một vùng Central Valley dài 300 miles (480 km) rộng 20 miles (32 km), suốt từ phía Bắc thủ phủ Sacramento đến thị trấn Bakersfield ở phía Nam, gần khu sa mạc phía Đông hiện nay.

Cơ quan USGS mô tả: "Các trận bão đã xảy ra trong 45 ngày liên tiếp, tạo nên nhiều hồ nước trong sa mạc Mojave Desert và biến khu thung lũng Sacramento Valley thành một biển hồ, buộc tiểu bang phải "dời đô" từ thủ phủ Sacramento đến thành phố San Francisco trong một thời gian, và khiến Thống Đốc Leland Stanford phải chèo xuồng đến dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông".

Về thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nông phẩm và cung ứng lương thực, một trận bão cỡ "superstorm" sẽ gây ảnh hưởng tai hại chẳng kém gì động đất, chưa kể còn có thể phá hoại luôn cả hệ thống cấp nước từ miền bắc xuống miền nam tiểu bang California.

Trả lời cuộc phỏng vấn sau buổi hội thảo, Tiến sĩ Jones xác nhận rằng kỹ thuật không ảnh vệ tinh được kiện toàn trong mấy năm qua đã cho phép các khoa học gia nhận diện hiện tượng mà họ mệnh danh là "dòng sông khí quyển" (atmospheric river, viết tắt A.R., nghĩa là luồng khí ẩm khổng lồ rộng 200 miles dài 2,000 miles) chảy từ các vùng nhiệt đới của Thái Bình Dương qua bờ biển phía Tây. Đó là lý do các nhà địa chất học đặt tên cho các trận bão sắp tới là "ARk Storms". (Xin coi mô hình của Sở Khí Tượng Quốc Gia - National Weather Service).

Nhóm khoa học gia tham dự buổi hội thảo ngày 14/01/2011 cũng nhắc thêm rằng, đừng quên trong lịch sử địa chất, nhiều trận bão rất lớn đã từng tấn công mảnh đất hiện mang tên là tiểu bang California vào những năm 212, 440, 603, 1029, 1418, và 1605.

Lời Nguyện Cầu Cho California 9.2 Earthquake, Mức độ thiệt hại sẽ khủng khiếp. Tiên đoán động đất tại Cali : 3/19-26/2011

Jim Berland người đã đoán đúng nhiều trận động đất ở California . Đặc biệt trận động đất ở San Franciso (10/17/1989), ông đã đoán được trước 4 ngày. Lần này ông đoán rằng sẽ có trận động đất lớn xảy ra ở California vì tiểu bang này  nằm trong vị trí "ring of fire" của trái đất, trong khoảng 3/19/2011- 3/26/2011  .

Trong mấy ngày qua, những hiện tượng hàng trăm ngàn cá chết ở Redondo Beach; cả triệu con cá đã di chuyển về Nam Mỹ châu và những tiếng kêu thống thiết của cá voi vào gần bờ tại San Diego ... Hiện tượng full moon mà khoảng cách mặt trăng quá gần trái đất sẽ ảnh hưởng nước thủy triều là những yếu tố báo trước cho một cuộc động đất lớn tại California. Theo ông những hiện tượng cá chết , cá vào gần bờ, cá voi rống hoặc thú rừng chạy vào thành phố là nhưng điềm báo trước (vì thú vật có linh tính).

Tôi hy vọng ông đoán sai lần này, tuy nhiên chúng ta cũng nên đề phòng trước nếu có xảy ra.

Xin Quý vị và các bạn chuấn bị đèn pin , nến, diêm quẹt, radio nhỏ, pin AA, D và 9V... Thức ăn khô và nước uống để sẵn trong balô mang theo trong xe hoặc để ở nhà khi cần. Nếu có động đất trong giờ ngủ hãy lăn xuống nằm co người cạnh gường hoặc cạnh tủ (đó là tam giác sống).

Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.

Nhat Lung

ĐOẠN TRÍCH TỪ BÀI BÁO CỦA DOUG COPP: "TAM GIÁC CỦA SỰ SỐNG"

Tôi tên là Doug Copp. Tôi là Đội trưởng đội cứu hộ. Tôi đã trườn, bò trong 875 toà nhà đã bị đổ sập, làm việc với các đội cứu hộ từ 60 nước, thành lập các đội cứu hộ tại một số nước, và tôi là thành viên của nhiều đội cứu hộ của nhiều nước.

Tôi đã là một chuyên gia Liên Hợp Quốc về khắc phục thảm hoạ trong 2 năm. Tôi đã làm việc tại tất cả các thảm hoạ chủ yếu trên thế giới từ năm 1985.

Toà nhà đầu tiên tôi đã từng bò vào để cứu hộ là một trường học ở Mexico sau trận động đất năm 1985. Tất cả trẻ em đều bị nghiền nát, ngay dưới gầm bàn học của mình. Nếu chúng nằm cạnh bàn học hoặc nằm trên lối đi thì đã có thể có cơ hội sống sót. Thật là phi lý và tôi băn khoăn tự hỏi tại sao lũ trẻ không ở trên các lối đi. Lúc đó tôi không biết là người ta đã bảo lũ trẻ phải nấp vào đâu đó.

Khi các toà nhà sụp đổ, đơn giản là trần sẽ rơi xuống và nghiền nát các vật ở trong đồ đạc như tủ chẳng hạn và sẽ tạo ra một khoảng trống ngay cạnh đó. Khoảng trống này tôi gọi là "tam giác của sự sống". Vật thể càng lớn thì càng kết khối nhỏ, do vậy càng tạo ra khoảng trống lớn ngay cạnh nó, khiến cho ai đứng chỗ đó sẽ có nhiều cơ hội sống sót và ít bị thương. Nếu có dịp tận mắt chứng kiến hoặc qua TV 1 tòa nhà đổ sập, hãy thử đếm các “tam giác” này. Chúng có ở khắp nơi, thường là hình tam giác.

CÁC LỜI KHUYÊN ĐỂ AN TOÀN KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT

1) Hầu hết những người chỉ đơn giản “cúi đầu xuống và ẩn náu” KHI CÁC TOÀ NHÀ SỤP ĐỔ bị nghiền nát đến chết. Những người chui xuống các vật như bàn làm việc hay ô tô cũng bị nghiền nát.

2) Các con mèo, chó và trẻ nhỏ thường cuộn tròn một cách tự nhiên trong tư thể bào thai.

Bạn cũng nên như vậy trong một trận động đất. Nó là một bản năng sống sót tự nhiên.

Bạn có thể sống sót trong một khoảng trống nhỏ hơn. Hãy đến cạnh một vật, cạnh một cái tràng kỷ, cạnh một vật to lớn đồ sộ mà sẽ bị bẹp nhẹ nhưng để lại một khoảng trống cạnh nó.

3) Các toà nhà gỗ là những loại nhà an toàn nhất để ẩn náu trong một trận động đất. Gỗ linh hoạt và di động theo các sức mạnh của trận động đất. Nếu toà nhà gỗ sụp đổ, các khoảng trống an toàn lớn sẽ được tạo ra. Cũng vậy, các toà nhà gỗ có sức nặng tập trung, phá huỷ ít hơn. Các toà nhà gạch sẽ đổ đến từng viên gạch. Các viên gạch sẽ gây ra nhiều vết thương nhưng cơ thể chúng ta bị đè nén ít hơn là bởi các tấm bê tông.

4) Nếu bạn đang trong giường trong đêm và một trận động đất xảy ra, đơn giản là lăn khỏi giường.

Một khoảng trống an toàn sẽ tồn tại gần giường. Các khách sạn có thể có được tỷ lệ sống sót cao hơn trong động đất, đơn giản bằng việc dán một dấu hiệu phía sau cửa của mỗi phòng báo cho những người thuê phòng nằm xuống sàn, ngay cạnh giường trong một trận động đất.

5) Nếu một trận động đất xảy ra và bạn không thể trốn thoát dễ dàng bằng cách qua cửa lớn hoặc cửa sổ, hãy nằm xuống và cuộn tròn trong tư thế bào thai ngay cạnh một ghế tràng kỷ hay một ghế lớn.

6) Hầu hết những người đứng dưới ô cửa khi các toà nhà sụp đổ sẽ bị chết. Như thế nào? Nếu bạn đứng dưới ô cửa và rầm cửa rơi xuống phía trước hay phía sau bạn sẽ bị nghiền nát bởi trần nhà phía trên. Nếu rầm cửa rơi xuống bên cạnh bạn sẽ bị cắt làm đôi bởi ô cửa. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ bị chết!

7) Không bao giờ được đi vào cầu thang.

Các cầu thang có một “mô men tần số” khác nhau (chúng dao động riêng rẽ với các phần chính của toà nhà. Các cầu thang và phần còn lại của toà nhà tiếp tục va đập vào nhau cho đến khi cấu trúc cầu thang gãy. Những người đi vào cầu thang trước khi chúng gãy bị băm nhỏ bởi các mặt cầu thang – kinh khủng gấp bội. Thậm chí nếu toà nhà không sụp đổ, hãy tránh xa cầu thang. Các cầu thang là phần của toà nhà có thể bị hư hại nhiều nhất. Thậm chí nếu các cầu thang không bị sụp đổ bởi động đất, chúng có thể sụp đổ sau đó khi bị quá tải bởi những người bỏ chạy. Luôn luôn nên kiểm tra cầu thang xem có an toàn không, thậm chí khi phần còn loại của toà nhà không bị thiệt hại.

8) Hãy đến gần tường phía mặt ngoài của toà nhà - ở ngoài thì tốt hơn là ở trong, nếu có thể. Nếu ở trong thì có thể đường thoát chạy của bạn bị chặn lại.

9) Những người ở bên trong xe ô tô của họ cũng bị nghiến nát khi con đường ở phía trên rơi xuống trong một trận động đất và nghiền nát xe cộ của họ; đó chính là điều đã xảy ra khi các tấm bê tông giữa các tấm sàn của xa lộ Nimitz rơi xuống.

Các nạn nhân của trận động đất San Francisco đều ở bên trong xe cộ của họ. Tất cả họ đều bị chết. Lẽ ra họ có thể sống sót dễ dàng nếu ra khỏi xe và ngồi hoặc nằm gần xe (không chạm vào nó). Tất cả các xe bị nghiến nát đều có khoảng trống cao gần 2m ngay cạnh chúng, trừ 1 vài ô tô bị cột rơi ngang xe.

10) Tôi nhận thấy, trong khi bò vào bên trong các toà báo và các cơ quan có nhiều giấy tờ khác bị sập, rằng giấy tờ không bị bẹp. Và quanh những đống giấy luôn có những khoảng trống.

Hãy lan truyền những thông tin này để có thể cứu sống ai đó… Toàn bộ thế giới đang trải qua những thảm hoạ tự nhiên vì vậy hãy chuẩn bị đương đầu!

Năm 1996 chúng tôi làm một bộ phim, chứng minh phương pháp luận của tôi là đúng đắn. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Đại học Istanbul và ARTI đã hợp tác để làm cuốn phim thử nghiệm thực tế khoa học này.

Chúng tôi đã làm sập một trường học và một ngôi nhà với 20 người nộm bên trong. Mười người nộm đã “cúi đầu và ẩn náu”, và mười người khác theo phương pháp “tam giác của sự sống” của tôi.

Sau trận động đất tự tạo, toà nhà đổ sập, chúng tôi bò vào đống gạch vụn đó để quay phim và dẫn chứng kết quả. Cuốn phim đã chứng minh rằng những ai “cúi xuống và ẩn náu” đều không có cơ hội sống sót.

Có thể có 100 phần trăm khả năng sống sót cho những người sử dụng phương pháp “tam giác của sự sống” của tôi. Cuốn phim này đã được chiếu trên TV Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước châu Âu, cả ở Mỹ, Canada và châu Mỹ Latin.

Tài liệu: N.Y. Times