Siêu mặt trăng" - Thảm họa mới |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm |
Thứ Bảy, 19 Tháng 3 Năm 2011 08:43 |
Mặt trăng sẽ tiến gần hơn tới Trái đất và gây nên những thảm họa thiên nhiên tàn khốc. Cộng đồng mạng khắp toàn cầu đang xôn xao về mối liên quan giữa hiện tượng “siêu mặt trăng” sẽ xảy ra vào ngày hôm nay, 19/3 với trận siêu động đất 8,9 độ richter tại Nhật Bản chiều 11/3. Ngày 19/3, Mặt trăng sẽ xoay quanh Trái đất gần hơn trong 18 năm qua, với khoảng cách 356.577km. Các nhà khoa học cho rằng, khi trở nên “siêu cực lớn”, Mặt trăng có thể gây nên nhiều biến động cho Trái đất như bão lớn, động đất, núi lửa và những thảm họa thiên nhiên tàn khốc. Thế giới xôn xao về hiện tượng 'siêu mặt trăng' Dựa trên những dự đoán này, cư dân trên toàn cầu đang đồn rằng, trận siêu động đất vừa xảy ra ở miền bắc Nhật Bản chiều 11/3 là hậu quả của việc Mặt trăng đang tiến gần đến Trái đất. Nhà chiêm tinh học Richard Nolle, người điều hành trang web astropro.com, cho biết, vào thời điểm đó, Mặt trăng sẽ tròn hơn, to hơn và chiếu sáng hơn bất kỳ lúc nào và hiện tượng này được gọi là “siêu mặt trăng”. Trong khi đó, Blogger có tên là Daniel Vogler đã viết trên trang web thời tiết AccuWeather cho biết, trong lần xuất hiện “siêu mặt trăng” vào ngày 10/1/2005, đó cũng là thời điểm xảy ra trận động đất mạnh 9.0 độ richter ở Indonesia. Tuy nhiên, giáo sư George Helffrich, nhà địa chấn học tại Đại học Bristol, Anh cho rằng, Mặt trăng không liên quan đến trận động đất ở Nhật Bản. Trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov cho rằng trận động đất tàn phá nhất trong lịch sử Nhật Bản cường độ 8,9 độ ríchte ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt trời gây ra. Ông Tishkov nói: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt trời. Mặt trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái đất. Vấn đề thứ hai là hiện Mặt trăng đang ở giai đoạn gần Trái đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi "vành đai lửa" của Thái Bình Dương”. Theo nhà khoa học này, Mặt trăng hiện nằm ở vị trí cách Trái đất khoảng 350.000km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt trăng đang ở gần như vậy nhất định tác động mạnh lên thạch quyển của Trái đất. Còn Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái đất đều nhận thấy. Ông Tishkov nói tiếp: “Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất". |