Mỹ lo ngại Ả Rập Xê Út can thiệp quân sự, nếu nền quân chủ Bahrain sụp đổ |
Tác Giả: Mai Vân / Minh Anh |
Thứ Ba, 01 Tháng 3 Năm 2011 10:13 |
Đất nước Libya có nguy cơ trở thành một nước Somalia thứ hai nằm bên bờ Địa Trung Hải. Trả lời phỏng vấn Le Monde, ông Laurence Pope, cựu cố vấn Đại sứ quán Mỹ tại Tripoli, cho biết : Hoa Kỳ rất quan ngại về an ninh trước làn sóng nổi dậy của thế giới Ả Rập trong thời gian vừa qua. Theo ông Pope, các cuộc nổi dậy này đã làm thay đổi hình mẫu vốn có trong vùng. Nếu như trước đây, mối đe dọa đối với Mỹ đến từ Iran, và từ nhóm Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập, thì nay nó dịch chuyển về phía các nước thuộc khối Ả Rập. Theo ông, có hai vấn đề Mỹ lo ngại nhất. Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út Ibrahim al-Assaf (phải) và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Muhammad al-Jasser, trong lúc chờ đợi một cuộc họp báo tại Riyadh (01/03/2011). / REUTERS/Fahad Shadeed Thứ nhất là, sự sụp đổ của chế độ quân chủ tại Bahrain có thế dẫn đến sự can thiệp quân sự của Ả Rập Xê Út, mà hậu quả sẽ khôn lường. Ông Laurence Pope nhận định : « Vương quốc này với đa số dân chúng thuộc hệ phái Shia giữ một vị trí then chốt rất quan trọng của vùng Vịnh. Vì cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà vua Hamad Al-Khaliphay thuộc hệ phái Sunni rất mạnh, còn mạnh hơn cả cuộc nổi dậy tại Yemen. Ta có thể mong rằng chính quyền Barhain sẽ đạt được một thỏa thuận với những người thuộc hệ phái Shia, những người này phần đông là những người theo thuyết cách tân Kitô giáo, chịu ảnh hưởng bởi các trào lưu trung dung. Vấn đề đặt ra là, Ả Rập Xê Út có thể sẽ có những phản ứng mạnh, nếu như có những ý định thay đổi chế độ tại Barhain. Nếu như chế độ này không còn giữ được ảnh hưởng chính trị, tệ hơn nữa nếu như nó bị sụp đổ, có lẽ Ả Rập Xê Út sẽ có những hành động can thiệp quân sự . » Nguyên nhân của hành động can thiệp quân sự này chính là vì, Ả Rập Xê Út đang cai quản một vùng dân cư theo hệ phái Shia nằm sát biên giới với Barhain. Họ không muốn làn sóng nổi dậy này sẽ lan sang nước họ. Hơn nữa, điều quan trọng hàng đầu là, sắp tới đây Hạm đội 5 của Mỹ hiện đang neo tại Barhain sẽ rời vùng Vịnh. Điều này gây lo ngại cho các nước quân chủ là họ phải đối đầu với Iran trong sự đơn độc. Khả năng Ả Rập Xê Út can thiệp vào Barhain sẽ mang lại nhiều phiền phức cho Washington, do việc các nước thuộc thế giới Ả Rập dính liền với Hoa Kỳ : « Washington có thể sẽ rơi vào thế kẹt giữa hai hay nhiều đồng minh ; giữa thiện chí đồng hành với các thay đổi để không bị mất chân tại Trung Đông và một chính sách chính trị thật sự theo định hướng phòng giữ sự cân bằng tại vùng Vịnh ». Vì vậy, nếu như Mỹ không ngăn chặn được Riyad hành động, nếu dân địa phương cho rằng Mỹ bị tê liệt trong khu vực, thì các sự kiện sẽ chuyển biến nhanh hơn và khuynh hướng rơi vào hỗn loạn tăng lên rất mạnh. Vấn đề thứ hai mà Mỹ quan tâm chính là sự hỗn loạn tại Libya hiên nay. Theo ông Pope, sự tan rã của chính quyền Libya sẽ được Kadhafi tận dụng nhằm chia rẽ đất nước thành nhiều vùng. Ông ta tận dụng tối đa bối cảnh này để thực hiện chia vùng và chia bộ tộc và ngăn chặn sự phát triển các thể chế quốc gia. Điều gì sẽ xảy ra nếu như một nước không những không có được khuôn khổ của một quốc gia, mà lại cũng không có một chút cảm giác mình thuộc một cộng đồng nào ? Theo ông Pope, đây chính là mối đe dọa bùng nổ tại các vùng đối nghịch nhau. Đất nước Libya có nguy cơ trở thành một nước Somalia thứ hai nằm bên bờ Địa Trung Hải.
|