TQ hành hung nhà báo nước ngoài và bắt dân |
Tác Giả: BBC |
Thứ Hai, 28 Tháng 2 Năm 2011 11:41 |
Ông Trịnh Sáng Thiêm, 34 tuổi, là nhà hoạt động thứ năm bị bắt tại Trung Quốc. Trung Quốc hành xử thô bạo với các phóng viên nước ngoài và vây bắt một số người dân vì lo ngại "Cách mạng Hoa Nhài" lan truyền. Nhà báo bị "côn đồ" tại Bắc Kinh hành hung Hôm thứ Bảy tuần qua, một nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại Quảng Châu đã bị công an Trung Quốc bắt đi vì "kích động lật đổ chính quyền", sau khi tiếp tục có lời kêu gọi tuần hành theo hình thức cách mạng dân chủ kiểu Trung Đông. Ông Trịnh Sáng Thiêm, 34 tuổi, là nhà hoạt động thứ năm bị bắt tại Trung Quốc. Lời kêu gọi lại được nhân vật bí ẩn, có vẻ như ở hải ngoại, tung lên mạng Internet, mời người dân Trung Quốc xuống đường vào Chủ Nhật tuần tới ở 35 thành phố. Thô bạo với nhà báo Chính quyền Trung Quốc cũng có hành động thô bạo ngăn cản một loạt nhà báo nước ngoài, từ các hãng tin AFP, Bloomberg, BBC, Reuters không cho họ quay phim biểu tình phản đối nhà nước hôm cuối tuần rồi thả ra. Lúc chiều Chủ Nhật tuần qua, một nhóm đàn ông mặc thường phục đã tấn công các nhà báo của BBC tại Bắc Kinh. Phóng viên BBC, Damian Grammaticas, thường trú tại Bắc Kinh cho hay anh bị "túm tóc, giật kéo" và "quăng lên xe", còn người quay phim cho anh bị xổ đẩy và ngã xuống đất. Sau khi bị kéo lên xe, Grammaticas bị công an Trung Quốc dùng cửa dập vào chân và đưa về một cơ quan chính quyền. Tại đó, theo anh kể, rất nhiều phóng viên nước ngoài khác là người Phương Tây và cả nhà báo Đài Loan, Hong Kong bị kéo đến. Họ nhận được lời cảnh cáo "không phỏng vấn trong khu vực vì lý do đặc biệt". Trong số các nhà báo bị tấn công, có người bị năm công an Trung Quốc mặc thường phục dẫm lên, có người bị đấm vào mặt và phải vào bệnh viện chữa trị thương tích. Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài / Damian Grammaticas từ Bắc Kinh Damian Grammaticas cho rằng "Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài". Hãng Bloomberg cho hay một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục tịch thu camera và tạm giữ trong cửa hàng trước khi bị cảnh sát mặc quân phục đến đưa đi. Tại Thượng Hải, tin tức nói chừng 200 người bị công an đi theo huýt còi khi họ tụ tập và tuần hành. Công an đã bắt một số người Trung Quốc, ít nhất hai người tại Bắc Kinh và bốn ở Thượng Hải. Người ta cũng nói chính quyền Trung Quốc dùng "chiến thuật mới" ra lấy xe dọn rửa đường phố để "quét nghi phạm biểu tình" khỏi nơi công cộng. Tuy nhiên, các thành phố Thiên Tân, Thẩm Quyến, Quảng Châu, Vũ Hán, Thẩm Dương và Cáp Nhĩ Tân không có dấu hiệu biểu tình. Hôm 27/2, công an Trung Quốc ngăn các nhà báo nước ngoài vào khu Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh. Lo ngại chính trị Các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lo ngại có chuyển biến chính trị kiểu Bắc Phi Ngay sau khi Cách mạng Hoa Nhài lan từ Ai Cập sang Libya, và tại Trung Quốc cũng có lời kêu gọi biểu tình, chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra hết sức lo ngại. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cho triệu tập cuộc họp ở trường Đảng toàn quốc để nêu ra chủ đề ổn định xã hội. Báo chí của Đảng tại Trung Quốc thì cáo buộc "các nước Phương Tây thổi lên bạo động" trên thế giới. Ông Trần Kí Bình, phó bí thư thuộc ủy ban chính pháp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trên tờ Liễu Vọng rằng các nền dân chủ Phương Tây phải chịu trách nhiệm về những bất ổn trên thế giới: "Các thế lực thù địch từ Phương Tây lập ra mưu đồ chia rẽ, gương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền để nhúng tay vào các xung đột nội địa, và nhằm tìm cách tạo ra các vụ việc xấu xa." Hôm 20/2, công an Bắc Kinh và Thượng Hải đã vây bắt một số người xuống đường vì nghe thông điệp lan tỏa trên mạng Internet kêu gọi một cuộc "Cách mạng Hoa Nhài". Chừng 100 người đã bị bắt, theo một hội nhân quyền tại Hong Kong, trong lúc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho các cán bộ chủ chốt bàn về các cách thức "quản trị xã hội" nhằm ngăn ngừa và diệt trừ "bất ổn". Hôm Chủ Nhật vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên mạng Internet để trao đổi trực tuyến với người dân. Ông Ôn thừa nhận lạm phát và tăng giá đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của dân nhưng cam kết chính quyền sẽ giải quyết và đề cao chủ đề "ổn định xã hội".
|