Buổi tâm tình của Danh Hoạ Vũ Hối |
Tác Giả: Ly Hương | |
Thứ Sáu, 25 Tháng 2 Năm 2011 05:54 | |
Sau hai ngày dài ngồi viết miệt mài (gần như không ăn không uống) để lưu lại cho đồng hương những nét chữ "như phượng múa rồng bay" ở Hội Chợ Tết Sandown, hôm nay "Ông Đồ" Vũ Hối lại có một buổi tâm tình thân mật và hiếm quí cùng đồng hương tại Đền Thờ Quốc Tổ (Melbourne). Đồng hương Melbourne và có cả những người từ các tiểu bang xa đã háo hức tìm đến để mong được gặp mặt, thăm hỏi hoặc trao đổi đôi lời cùng ông. Nhưng có lẽ người vui nhất là ông Nguyễn Thế Phong (Chủ Tịch Công Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu). Vì đúng ra là vào lúc này ông Phong phải nằm ở bệnh viên để chờ lên bàn mỗ vào ngày hôm sau. Nhưng thật là một sự may mắn bất ngờ khi ông được bác sĩ cho phép về trong vài tiếng đồng hồ. Vậy là ông Phong đã có duyên may để gặp lại và tâm tình cùng với Danh Hoạ Vũ Hối trước khi ông lên đường trở về Mỹ. Ông Vũ Hối là một hoạ sĩ, một thi sĩ, nhà nhiếp ảnh, người sáng lập ra trường phái Thư Hoạ và là một nhân sĩ chống cộng nổi tiếng của VN và quốc tế. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, thân phụ và 11 người trong gia đình của ông đã bị cộng sản tàn sát dã man vì là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Bào huynh của ông là giáo sư Vũ Ký, nổi tiếng với công trình biên khảo ‘Cương Lĩnh Văn Hoá’. Vì là một danh tài, một nghệ nhân chống cộng quyết liệt của Miền Nam nên sau ngày 30-4-1975, ông bị cộng sản bắt giam với tội danh ‘Văn nghệ sĩ chống cộng - Văn nghệ sĩ Nguỵ’. Trong suốt thời gian bị giam cầm, ông luôn tỏ ra là con người Quốc Gia đầy sĩ khí, nhất định không khai danh tánh của những người đồng chí hướng với ông nên ông bị CS tra tấn đến mù một mắt và liệt một chân vì bị cùm. Với sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế ông được sang HK định cư năm 1992. Đó cũng là những nét chính đã được ông Nguyễn Thế Thái, người hướng dẫn chương trình của buổi tâm tình, lược sơ qua khi nói về tiểu sử của nhà Danh Hoạ Vũ Hối. Tuy nhiên "thành tích" nổi bật của Ông Vũ hối không chỉ là bị VC bắt bỏ tù, đánh mù mắt mà thực sự tên tuổi của Ông Vũ Hối còn được cả thế giới biết đến qua những sự ghi nhận sau đây: * Đã từng du học ở Hoa Kỳ tại các tiểu bang South Carolina và Georgia vào năm 1960 Ngoài danh tài về họa, Vũ Hối còn là một nhà văn, nhà thơ. Văn ông trong sáng, súc tích còn thơ ông nhẹ nhàng, truyền cảm và ông đã xuất bản: * Mùa Giao Cảm (Thơ) 1958 (Trích từ "Danh Hoạ Vũ Hối Với 50 Năm Đóng Góp Cho Văn Học & Nghệ Thuật" - Lê Thương) Khi nhắc đến 2 câu thơ – Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý Ông đã bùi ngùi nhớ tới người bạn tù quá cố Vũ Hoàng Chương, chính là tác giả của 2 câu thơ trên. Và bằng một giọng nói chất chứa sự phẩn uất Ông đã cho mọi người biết rằng cả đại gia đình ông gồm có 20 người đều bị VC giết sạch chỉ còn sót lại 2 anh em ông là Vũ Ký và Vũ Hối. Riêng ông Vũ Ký (xin đừng lộn với Vũ Kỳ là thơ ký riêng của HCM) thì đã từng bị VC kết án 20 năm tù khổ sai trước 1954 và bị 4 năm tù sau 1975. Tuy cuộc đời của ông là những chuổi ngày tháng thăng trầm, đầy những đau thương oán hận, máu và nước mắt nhưng ông luôn có một tinh thần sảng khoái và tính khôi hài. Ông đã kể rằng có người hỏi ông làm thế nào để có thể viết được chữ đẹp như vậy thì ông đã trả lời ngay là - anh cứ chống cộng cho thật quyết liệt để cho VC bắt bỏ tù, đánh mù mắt là sẽ viết được chữ đẹp như tui! Khi được mời giải thích về 4 câu thơ - Thuyền ra giữa bến thuyền dừng Ông Vũ Hối đã nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc trách cứ những người vong ân bội nghĩa, những người không có tấm lòng thuỷ chung (với lý tưởng Quốc Gia, với căn cước tỵ nạn của chính mình) - ngày nào trốn chạy CS, lao thân vào chổ chết để tìm cái sống, lạy lục, cầu xin được đi tỵ nạn tại các nước Tự Do nhưng một khi đã được ấm no thì lại mất hết ý chí hoặc chỉ còn biết trùm mền, vinh thân phì gia. Đối với ông, một khi đã có lòng "thương Nước" thì không được dừng "nữa chừng" hay "buông trôi giữa dòng" mà phải thương Nước đến tận những ngày tháng cuối cùng của đời mình. Vì nếu chúng ta, là những con dân Nước Việt, không quyết chí, cùng nhau tranh đấu cho Việt Nam được Tự Do, Dân Chủ thì ai, ai sẽ là những người tranh đấu cho nước Việt Nam chúng ta?! Tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ của một đất nước không phải là một việc làm nữa chừng cũng không phải là việc nằm chờ sung rụng. Vì chính ngay tự bản thân Ông, kể cả những lúc đang bị VC cầm tù, tra tấn dã man, Ông lúc nào cũng nung nấu hừng hực cái ý chí và không bao giờ "buông trôi giữa dòng" cái tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt cho quê hương, cho đất nước cho nên Ông luôn mong mõi có một ngày trở về Việt Nam trong vinh quang của một cái Tết Đống Đa. Khi có người xin Ông một lời khuyên về phương hướng đấu tranh cho các thế hệ trẻ thì Ông đã ngắn gọn nói rằng chúng ta hãy làm những gì nằm trong khả năng của chúng ta và bằng những phương tiện mà chúng ta sẵn có. Như Ông, là người thuộc lãnh vực văn chương nghệ thuật thì Ông sẽ bày tỏ, diễn đạt ý chí đấu tranh qua câu thơ, nét bút. Để bổ túc cho ý của Ông Vũ Hối, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do - VIC) đã khẳng khái thêm vào là chúng ta phải có một thái độ chính trị rõ ràng, chúng ta nên và cần làm bất cứ những gì có lợi cho công cuộc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam. Nói một cách khác, nếu chúng ta làm bất cứ một điều gì có lợi cho CSVN thì chắc chắn là không có lợi cho Quốc Gia, Dân Tộc. Tiếp lời ông Bon, ông Nguyễn Việt Long (Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân - VIC) đã đưa ra những lời khuyên cụ thể hơn - phương thức hửu hiệu nhất là các thế hệ trẻ nên noi gương theo những người đấu tranh cho Dân Chủ, Tự Do trong nước, nếu chúng ta không làm được như họ thì ít ra chúng ta cũng phải mạnh mẽ và hết lòng hổ trợ họ về mọi phương diện. Ngoài ra, các thế hệ trẻ phải tìm hiểu sự thật (qua hệ thống internet từ những nguồn đáng tin cậy), đừng để bị CSVN nhồi sọ và ru ngũ với luận điệu là việc nước đã có đảng lo, người dân không có quyền tham gia hoặc có ý kiến về việc điều hành quốc gia. Riêng ông Nguyễn Thế Phong thì có ý là tất cả các hành động và việc làm của mình phải tải được đạo. Nói rộng ra, tức là phải chất chứa, phản ảnh và truyền đạt được cái đạo đức của một con người, cái tinh thần yêu nước thương nòi cho dầu đó chỉ là một câu thơ hay một bức hoạ. Trở lại với những nét bút "Luân Vũ" Ông Vũ Hối đã có một bài thơ nói về tất cả những lối viết (kiểu chữ) và đã không quên gởi gắm tấm lòng của Ông trong đó - Thư họa nét dọc, nét ngang Để làm quà lưu niệm cho chuyến xuôi về miệt dưới của Ông Vũ Hối, Cộng Đồng đã trao tặng cho Ông 2 lá cờ Việt-Úc. Thật vô cùng xúc động khi thấy Ông ân cần, trân quý cúi hôn 2 lá cờ khi nhận được trong tay. Để đáp lại tấm lòng của đồng hương Úc Châu mà Ông đã thương mến và quý trọng như là những người trong gia đình Ông Vũ Hối đã tặng cho CĐNVTD Úc Châu 2 tấm liễn để được treo tại Đền Thờ Quốc Tổ (Melbourne). Một tấm là bài hịch "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường kiệt – Nam quốc sơn hà Nam đế cư, (Sông núi nước Nam vua Nam ở, Còn một tấm với 6 câu cuối trong bài thơ "Trả Ta Sông Núi" của Vũ Hoàng Chương đã nói lên được tấm lòng và ý chí của chính Ông – Trả núi sông ta lời dĩ vãng Sau buổi tâm tình chính thức, đồng hương đã tiếp tục tâm tình "kéo dài" cùng Ông, và để không bỏ lỡ một dịp may hiếm quý đồng hương đã vây quanh, xin Ông tiếp tục hạ bút làm Ông Đồ với những Ly Hương, Chủ Nhật 13/02/2011 Tiểu sử Giáo Sư Vũ Ký |