Home Tin Tức Thời Sự Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới

Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Phương   
Thứ Hai, 14 Tháng 2 Năm 2011 10:27

Với 5.878 tỷ đô la, Trung Quốc chính thức trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới.

Theo thẩm định của Ngân hàng Thế giới và nhiều định chế tài chính quốc tế khác, từ đây đến năm 2025, Trung Quốc có thể sẽ giành luôn cả vị trí cường quốc kinh tế số một của Hoa Kỳ.
Hôm nay, chính phủ Nhật Bản vừa công bố các số liệu thống kê, theo đó, tổng sản phẩm nội địa của nước này trong năm 2010 là 5.474 tỷ đôla, so với 5.878 tỷ đôla của Trung Quốc.

Sức mạnh kinh tế của TQ
AFP  

Như vậy là trong năm 2010, Nhật Bản đã để lọt vào tay Trung Quốc vị trí cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, mà nước này vẫn nắm giữ từ năm 1968, sau Hoa Kỳ.

 Theo thẩm định của Ngân hàng Thế giới và nhiều định chế tài chính quốc tế khác, từ đây đến năm 2025, Trung Quốc có thể sẽ giành luôn cả vị trí cường quốc kinh tế số một của Hoa Kỳ.

Từ nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng gần hoặc vượt hơn 10%, trong khi GDP của Nhật Bản trong hai năm 2008 và 2009 đều sụt giảm. Năm ngoái, GDP của nước này đã tăng trở lại ở mức 3,9%, nhưng vẫn không để Nhật Bản giữ được vị trí cường quốc kinh tế số 2.

Tuy hôm nay chính thức trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, Trung Quốc thật ra vẫn là một quốc gia đang phát triển, theo nhận định của các nhà phân tích.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người, Trung Quốc có thu nhập bình quân tính theo đầu người thấp hơn gấp 10 lần so với Nhật Bản.

Hơn nữa, các quy định của quốc tế, chẳng hạn như của Tổ chức Thương mại Thế giới, không phải lúc nào cũng được Bắc Kinh tuân thủ. Các doanh nghiệp Trung Quốc, nhận tín dụng từ các ngân hàng Nhà nước, coi như là gián tiếp hoặc trực tiếp được Nhà nước trợ cấp. Mặt khác, trong nền kinh tế, Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo, từ việc ấn định tỷ giá, cho đến định hướng đầu tư và vạch ra chiến lược cho các công ty lớn, mà đa số thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Đó là chưa kể, mức tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay chủ yếu dựa trên đầu tư và xuất khẩu, cho nên trình độ phát triển còn thấp hơn nhiều so các nước giàu. Ngoài ra, chính phủ Bắc Kinh còn phải đối phó với lạm phát đang tăng nhanh và các căng thẳng xã hội ngày càng gay gắt.