Home Tin Tức Thời Sự Sự trỗi dậy của cao trào đòi cải cách xã hội tại các nước Hồi giáo Trung Đông, Bắc Phi

Sự trỗi dậy của cao trào đòi cải cách xã hội tại các nước Hồi giáo Trung Đông, Bắc Phi PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Văn Xương   
Thứ Bảy, 12 Tháng 2 Năm 2011 07:28

Thế giới đang tập trú vào các cuộc xuống đường rầm rộ của nhân dân Ai Cập đứng lên đòi quyền sống, lật đổ chế độ do Tổng Thống Hosni Mubarak đã cai trị độc tài xứ sở này 30 năm qua.

Ai Cập chỉ mới là một trường hợp điển hình, còn biết bao chế độ độc tài khác nhau trên thế giới này đã và đang nhân danh chủ nghĩa thượng tôn văn hóa, hoặc nhân danh Allah để biện minh cho cách thức cai trị độc tài của nhà cầm quyền.

 

Vậy nhân dân các nước đó nghĩ sao khi chứng kiến các cuộc xuống đường rầm rộ của người dân Ai Cập trong mấy ngày qua?thuyết Domino khi ứng dụng vào hiện tình thế giới rồi ra sẽ đẩy cao trào đấu tranh đòi quyền sống của nhân dân thế giới đến đâu trong những năm sắp tới đây? ảnh hưởng của cao trào toàn cầu đấu tranh cho tự do dân chủ rồi ra sẽ tác động thế nào đối với an ninh toàn cầu trong vài ba năm sắp tới, cũng như trong lâu dài? Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra đối với hệ lụy của cuộc xuống đường của nhân dân Ai Cập. Chúng ta cần tỉnh táo đánh giá biến cố trọng đại này đối với lịch sử, vì thực ra trong chỗ thâm sâu của lịch sử, biến cố đang diễn biến tại Ai Cập sẽ tác động đến Hán Hoa cũng như VN trong mấy năm sắp tới đây.Việc này thậm chí có nhiều khả năng dẫn đến chiến tranh trên phạm vi toàn cầu.Bài viết này trình bày khái quát về một số vấn đề liên hệ.

 

ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ

Làn sóng này khởi đầu tại Tunisia, một nước nhỏ thuộc duyên hải Bắc Phi trên bờ Địa Trung Hải.Tunisia thời cổ đã từng là cứ điểm thương mại do người Phoeniciens tức là Liban ngày nay thành lập vào năm 813 BC được gọi là Carthage. Do thế ta thấy người Tunisia có nước da sáng hơn so với các dân tộc xung quanh, họ cũng văn minh hơn do thời cổ đại họ đã từng là thế lực sừng sỏ cai trị vùng phía Tây Địa Trung Hải, chỉ bị La Mã đánh tan và biến thành tỉnh của Rome vào năm 146 BC. Như lịch sử đã cho thấy, khi Hồi Giáo từng bước xâm nhập vùng duyên hải Địa Trung Hải thuộc Trung Đông cũng như Châu Phi thì thì văn mình toàn vùng từng bước bị suy tàn cho đến khi bị các thế lực thực dân Anh, Pháp cai trị. Khi được trao trả độc lập sau thế chiến II, các nhà nước Hồi Giáo đều được cai trị theo kiểu độc tài ở những mức độ khác nhau.

 

Tunisia là trường hợp điển hình cho kiểu độc tài tham lam gia đình trị tiêu biểu. Tổng Thống xứ này thật chẳng còn coi nhân dân Tunisia ra gì nữa khi ông vơ vét của cải trong ngân khố quốc gia một cách trắng trợn thông qua người vợ nhỏ của ông vốn là thợ uấn tóc.Người dân Tunisia nổi lên chống đối, quyết lật đổ chế độ tại đấy, quyết không tương nhượng bất cứ nhân vật nào thuộc chính phủ cũ tái xuất hiện trong chính quyền mới.Trong tuần lễ qua, cuộc xuống đường của nhân dân Tunisia bị lu mờ đi vì sự kiện lớn khác mang tầm cỡ chiến lược nổi lên: đó chính là cuộc xuống đường trên quy mô lớn tại Ai Cập đòi lật đổ chế độ do Ông Hosni Mubarak lãnh đạo cai trị nước này 30 năm qua.

 

Ai Cập có nên văn minh thâm sâu, cổ đại nhất vẫn để lại các tàn tích uy nghi như những kim tự tháp mà các nhà khoa học đến ngày nay vẫn chưa thể hiểu đầy đủ được các thông điệp được Ai Cập Cổ Đại ghi khắc trong đó. Sau thời kỳ Ai Cập Trung Cổ hình thành, khoảng 1600 BC, ảnh hưởng của Ai Cập bắt đầu xâm nhập vùng Lưỡng Hà. Từng bước dẫn đến các cuộc đối đầu giữa ba thế lực là Assyryan nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, với Ai Cập ngày nay, từ sau thế kỷ 6 BC có sự nhập cuộc chơi của thế lực Persia nay là Iran.

 

Bất cứ ai am hiểu lịch sử vùng này đều phải đi đến kết luận rằng: “quả thực Hồi Giáo đã tàn phá nặng nề đối với văn minh Lưỡng Hà-Ai Cập đã rất sáng chói trong thời cổ đại và thực tế đã chôn vùi văn minh Hy Lạp đã được xây dựng tại đây từ thời Alexander Macedoine vào thời điểm 330 BC”. Cần lưu ý là chữ viết của Âu Châu hiện nay chính là sự đóng góp các khám phá của người Crete năm 1600 BC khi họ tìm ra Linear A, người Hy Lạp tìm ra Linear B khoảng thời điểm 1500 BC, cũng thời điểm này, chữ viết của người Urgaritic đã giảm từ 600 ký hiệu xuống còn 30 ký hiệu. Đến năm 1100 BC chính người Phoenicians nay là Liban đã tiêu chuẩn hóa chữ viết xuống còn 22 để từng bước hoàn thiện mẫu tự Latanh mà nhân loại có được ngày nay.

 

Suốt 700 năm từ sau khi Alexander Macedoine xâm lăng toàn vùng thì Thư Viện cũng như Viện Bảo Tàng Alexandria do Alexander xây dựng đã là một trung tâm học thuật Hy Lạp chi phối đời sống văn hóa toàn vùng Trung Đông cũng như Bắc Phi đến La Mã. Một Ai Cập đã một thời hoành tráng như vậy, nay trở thành hoang tàn lạc hậu, thử hỏi các trí thức Ai Cập có thể chịu đựng được gánh nặng của lịch sử để lại hay không?. Nhưng Ai Cập lại là quốc gia mang đặc trưng Châu Phi-Lưỡng Hà, có dân số 74 triệu theo thống kê năm 2008, diện tích trên 1 triệu Km vuông, nhưng chỉ có 3% đất đai canh tác được mà thôi, lợi tức đầu người năm 2008 được ghi nhận là 1210 dollar.(hiện nay ước tính khoảng 80 triệu dân, là quốc gia có dân số lớn nhất trong vùng).

 

Hồi Giáo xuất hiện từ năm 630 đã mở rộng ảnh hưởng đến toàn vùng Trung Cận Đông, Bắc cũng như Đông Phi, chủ trương tẩy não người theo đạo Hồi Giáo một cách quyết liệt như: đền thờ Hồi Giáo không thờ phụng bất cứ nhân vật nào, không trang trí bằng bất cứ hình vẽ nào liên hệ đến bất cứ nhân vật lịch sử nào của Hồi Giáo, cầu nguyện luôn phải hướng về Mecca.Hồi Giáo phát triển nhanh thông qua thanh kiếm đã khiến cho vùng này bị suy đồi mau chóng.

 

Trong khi Âu Châu Thiên Chúa Giáo ngày càng tiến sâu vào con đường duy lý khiến xã hội Âu Châu không ngừng phát triển, tạo ra cách biệt ngày càng tăng giữa đông với tây.Mâu thuẫn giữa hai phía sau bao thăng trầm, nay bước vào thời kỳ mới khi Ai Cập vốn được coi là đại diện tiêu biểu cho văn minh cổ đại, đồng thời cũng là đồng minh thân cận của Mỹ đang phải đối diện với cuộc xuống đường rầm rộ của người dân Ai Cập đứng lên đòi lật đổ chế độ do ông Hosni Mubarak cai trị đã 30 năm qua.

 

Với vị trí chiến lược quan trọng nắm kênh Suez nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải, đã khá lâu không bị chiến tranh.Như vậy với lợi tức đầu người vỏn vẹn chỉ có 1200 dollar được coi là quá thấp so với các nước láng diềng xung quanh Ai Cập. Điều này cũng đủ nói lên sự bất lực đối với chính quyền do ông Mubarak lãnh đạo Ai Cập trong 30 năm qua.Lợi tức đầu người của Ai Cập thực tế còn thấp hơn Indonesia. Xin lưu ý là chỉ trong 40 năm lợi tức đầu người của Nam Triều Tiên đã tăng lên đến gần 20,000 dollar, chỉ trong 30 năm lợi tức đầu người của Trung Hoa đã đạt đến con số 2000 dollar từ con số rất thấp. Trong khi đó, hàng năm Ai Cập nhận được viện trợ Mỹ trị giá khoảng trên 3 tỷ dollar, trong đó khoảng 1.5 tỷ là quân viện, số còn lại là viện trợ kinh tế.

 

Hosni Mubarak cai trị độc tài xứ sở này đã 30 năm, đang có tham vọng tiếp nối bằng cách chuyển quyền cho con trai là Gamal Mubarak, mà không thèm đếm xỉa gì đến quyền được sống của trên 80 triệu dân chúng. Có nhiều lý do khiến ông ta cả tin rằng: dù ông có làm gì đi nữa thì Mỹ vẫn phải yểm trợ cho chế độ do ông ta lãnh đạo, do vị trí chiến lược nắm thế chi phối cả bắc Phi lẫn Lưỡng Hà, đặc biệt liên quan đến vai trò của các nước Hồi Giáo nói chung do công của ông đã đứng trong hàng ngũ với Mỹ để củng cố vị trí của Do Thái khi Mubarak chánh thức nhìn nhận nước Do Thái tai Trung Đông. Tính toán khác của Mubarak còn ở chỗ, trong cuộc chiến chống khủng bố hiện nay, Mỹ rất cần một nước Ai Cập kiên định trong lập trường chống khủng bố Hồi Giáo, nên Mỹ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc phải tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế để duy trì quyền lực lãnh đạo của ông cũng như đảng Quốc Gia Dân Chủ do ông lãnh đạo.

 

Nhưng Hosni Mubarak quên ảnh hưởng tai hại một khi Mỹ tiếp tục yểm trợ cá nhân ông ta, điều đó có nghĩa là Mỹ đã cố tình quay lưng lại với quyền lợi sinh tử của đa số người dân Hồi Giáo nói chung.Hình ảnh một nước Mỹ chỉ biết ủng hộ nhóm cầm quyền tham nhũng thối nát thực tế lại là đầu mối để các nhóm cực đoan nổi lên chống lại Mỹ cũng như Phương Tây nói chung. Cảm nhận của đa số người Hồi Giáo muốn chuyển đến cho Mỹ cũng như Âu Châu là: “quý vị nói không chống Hồi Giáo, văn minh phương Tây chịu ơn của văn minh Trung Cận Đông”. Nhưng thực tế Mỹ toàn làm trái lại là ủng hộ cho các nhà cầm quyền độc tài và không hề dành cho người dân các nước Hồi Giáo một cơ hội để sống cho ra sống, trong khi Trung Hoa lại được Mỹ cũng như Âu Châu dành cho tối đa cơ hội để làm giầu và hiện Bắc Kinh đang quay lại chống Mỹ cũng như Phương Tây.Mỹ sẽ trả lời thế nào đối với thế giới Hồi Giáo nếu một khi mai này Mỹ thực hiện được giấc mộng thống nhất loài người về một mối.Phải chăng trong trường hợp đó, Hồi Giáo vẫn chỉ là một thế lực hạng ba hay hạng bốn trong cấu trúc toàn cầu hóa mà Mỹ đang ra sức thực hiện.

 

Ai Cập chỉ mới là một điển hình tiêu biểu, hầu khắp các nước Hồi Giáo không hề có tập quán chuyển quyền cai trị đất nước êm thắm.Hầu như tại bất cứ nơi đâu cũng vậy, chuyển quyền luôn thông qua đảo chánh, ám sát để chiếm đoạt quyền lực. Kadafi xứ Libya là người cai trị lâu nhất còn tồn tại đến ngày nay, ông này chiếm đoạt quyền lực từ năm 1969 khi mới 29 tuổi mang cấp bực đại tá trong quân đội Libya, nhưng cách nay khoảng 5 năm đã biết hợp tác với Mỹ trao hồ sơ nguyên tử và bồi hoàn phí tổn do vụ đặt bom làm nổ chuyến bay của PANAM trên bầu trời Tô Cách Lan, nên chưa bị liệt vào danh sách các nước sáo trộn chính trị đợt này.

 

Nhiều chế độ trong vùng cũng đã lên nắm quyền từ 30 năm nay, như Iran sau cuộc Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979, giới giáo sỹ nắm quyền tuyệt đối, cho nên dù có thay đổi Tổng Thống, thực tế chẳng có nghĩa gì. Tổng Thống Yemen là Ali Abdullah Saleh cai trị độc tài xứ này đã 32 năm, cũng muốn đưa con lên thay tiếp tục kế vị.Trước các đợt xuống đường của dân chúng chống lại âm mưu sửa Hiến Pháp để ông tiếp tục ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, nay ông tuyên bố không ứng cử tiếp.Ông này hứa hoài nhưng chẳng bao giờ giữ lời hứa.Jordan tuy chủ trương thân Mỹ có giới hạn, nhưng đã mấy chục năm qua được cai trị bởi nhà vua độc đoán.Đời sống dân chúng có khá hơn, nhưng vẫn không có dân chủ.Syria vốn là chế độ được cai trị độc đảng suốt mấy chục năm qua, giống như Algeria,Tunisia.Trung Đông Hồi Giáo quả thực là vùng vi phạm quyền làm người nặng nề nhất đối với lịch sử hiện đại.Thế giới cần đưa vùng này vào trật tự.

 

CHỦ TRƯƠNG NỚI LỎNG TOÀN CẦU

 Khái quát vài điều trình bày trên là thực tế trong mối quan hệ Mỹ và Hồi Giáo nói chung.Đối với Mỹ đánh Afghanistan hay Irak đều thể hiện cách dụng cương lực.Cương lực chỉ đem lại thành quả mặt nổi trong ngắn hạn mà thôi, nếu muốn ổn định tình hình lâu dài, cần biết phối hợp nhuần nhuyễn giữa cương lực với nhu lực.Các quyền lực hội kín toàn cầu hiểu thấu cách dụng binh căn bản này.Cho nên trong suốt hơn 30 năm qua, các chính sách toàn cầu đã chủ trương buông lỏng về mọi mặt từ quân sự, tài chánh, tiền tệ  đến kỹ thuật lẫn thương mại để các thế lực mới nổi hình thành sức mạnh, đe dọa an ninh toàn cầu. Mặt khác cũng để đem kỹ thuật mới vào các nước thuộc văn minh Phương Đông để hình thành khối quần chúng tại các nước đó biết tự ý thức về quyền lợi căn bản của mình để tự họ đứng lên lật đổ các chính quyền độc tài tham nhũng tại các nước đó, vô luận các chính quyền đó nhân danh chủ nghĩa chủng tộc hay tôn giáo.

 

Do chủ trương này, nên việc trao đổi, thương mại, sản xuất cũng như cách tân kỹ thuật được đẩy lên mức độ đến chóng mặt. Ông TGĐ Tổ Chức Thương Mại Thế Giới mới đây tuyên bố: “Made in China nay đã lỗi thời, thay vào đó bằng Made Globally” vì một sản phẩm được lắp ráp tại Trung Hoa, nhưng cơ phận được sản xuất khắp nơi trên thế giới.Việc này tạo ra một hệ thống toàn cầu từ thiết kế, sản xuất cơ phận rời, lắp ráp đến tiêu thụ sản phẩm. Điều này giải thích lý do tại sao, Toàn Cầu Hóa được đẩy lên rất mạnh trên quy mô toàn cầu trong điều kiện vô khối quốc gia trên thế giới này vẫn chưa sẵn sàng tiến vào tự do, dân chủ trên phạm vi quốc gia chứ chưa nói đến toàn cầu.Việc cung ứng tiền tệ giá rẻ đối với thị trường tiền tệ toàn cầu cũng nằm trong kế sách nền tảng này, kế sách đã được ngấm ngầm kín đáo thi hành trong suốt hơn 40 năm qua.

 

Sản xuất toàn cầu đã mau chóng đem kỹ thuật hiện đại nhất xâm nhập vào mọi nơi trên thế giới khiến cho các nước chậm phát triển lâm vào tình trạng bị kích ngất về mặt tâm lý, trong khi xã hội các nước đó hoàn toàn không thể tự thích nghi với điều kiện mới của thế giới.Cuộc khủng hoảng này sảy ra rất dữ dội về mọi mặt, đặc biệt tại các quốc gia không có cơ hội tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu.Điều đó có nghĩa là họ bị đẩy lùi hẳn về phía sau đối với công nghệ hiện đại, trong khi vẫn phải mở cửa đón chào các sản phẩm kỹ thuật mới nhất được du nhập vào nước họ.Tình hình này làm cho chính quyền độc tài cũng như các xã hội lỗi thời lạc hậu không thể đứng vững được trước các đòi hỏi chính đáng của người dân nước họ. Hai mảng truyền thông xã hội mới nhất chính là Face Book và Twitter, kết hợp với Google’s và yahoo vừa là thiên thần đối với nhân dân bị áp bức, cũng như vừa là ác quỷ đối với giới cầm quyền độc tài tại các nước vẫn còn đắm chìm trong trật tự cũ nhưng chưa có cơ hội tham dự vào guồng máy sản xuất toàn cầu.Ảnh hưởng cuat mảng truyền thông xã hội quả thật không nhỏ đối với trào lưu đòi dân chủ hiện nay, làm nhiều nhà cầm quyền độc tài phải run sợ.

 

TÌNH THẾ ĐÃ THAY ĐỔI

 Lúc này thì ông Mubarak đang ngẫm nghĩ đến câu nói đã được một số người đã một thời là đồng minh của Mỹ nói đến, đó là: “làm đồng minh của Mỹ khó hơn làm kẻ thù của Mỹ”. Thực tế chẳng phải như vậy, vì việc trở thành đồng minh của Mỹ chỉ là chủ trương ngắn hạn, trong khi chính trị hiện đại là kế sách dài hạn bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố tương tác lẫn nhau liên quan đến chủ trương Toàn Cầu Hóa, kết hợp với đặc trưng văn hóa, chủng tộc cũng như lịch sử của từng vùng khác nhau. Thế giới Hồi Giáo cũng như các xã hội Á Châu nói chung không thể tự mình chuyển hướng sang xã hội duy lý hiện đại được, nên nhất thiết cần sự can thiệp từ bên ngoài để thúc đẩy các xã hội ấy thực hiện các cải cách tùy theo sự chín mùi của tình hình.

 

Thế giới trong 30 năm qua đã thay đổi quá nhiều do chủ trương nới lỏng mọi quan hệ giữa các nước mới thâu hồi độc lập sau Thế Chiến II với các xã hội Phương Tây, mọi rào cản do trật tự cũ để lại đã bị phá hủy hết.Kết quả là các quốc gia Á Châu Lục Địa có khuynh hướng cổ vũ chủ nghĩa quốc gia cực đoan, bất chấp các quy luật hành xử quốc tế. Đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với thế giới hôm nay, khi hầu khắp các quốc gia Á, Phi Châu đang bị cai trị bởi một hình thức độc tài nào đó.Tình hình này cần sớm chấm dứt để  đưa thế giới vào trật tự mới mà các bên liên quan có thể chấp nhận được.Do thế việc dẹp bỏ các chế độ độc tài trở thành nhu cầu cấp bách đối với thế giới hôm nay, để trên căn bản đó xây dựng các xã hội dân sự có trách nhiệm, đặt căn bản cho dân chủ với thị trường tự do, để từng bước vĩnh viễn chấm dứt chiến tranh giữa người với người.Bước khởi đầu nhắm ngay vào các nước Hồi Giáo nằm dọc theo duyên hải Địa Trung Hải thuộc Bắc Phi đến Cận Đông.

 

Ngòi nổ tại Tunisia là nước nhỏ thuộc Bắc Phi, vài tuần sau nổ ra quả bom tấn tại Ai Cập đã làm rung chuyển toàn vùng.Đến lúc này, tuy ông Hosni Mubarak chưa chịu đi sống lưu vong để trao trả lại quyền quyết định vận mệnh Ai Cập cho người dân Ai Cập, nhưng ngày đó cũng chẳng còn xa.Một vài tuần nữa là cùng, báo hiệu một trào lưu toàn cầu nhằm quét sạch các chế độ độc tài hiện tồn trên thế giới này, chứ không đơn giản chỉ giới hạn tại cùng Trung Cận Đông không thôi. Ai Cập không thể giải quyết bất ổn nhanh chóng như các kiểu cách mạng Hồng, cách mạng Nhung tại vài nước trên vùng Trung Á trước đây được.Bất ổn kéo dài khi Ông Mubarak tung lực lượng hỗ trợ ông nhập cuộc chống lại lực lượng nổi dậy muốn lật đổ ông ta, trong khi quân đội cho đến lúc này vẫn chưa nhập cuộc, chờ cho các thế lực cực đoan xuất hiện đầy đủ trong canh bài dành quyền lực tại Ai Cập cũng như tại các nơi khác thuộc thế giới Hồi Giáo nói chung.Như thế, bất ổn sẽ leo thang và kéo dài làm cho thế giới Hồi Giáo bị sáo trộn toàn diện về mọi mặt.Xem ra tình hình nhất thiết cần sảy ra như vậy mới đúng với cục diện thế giới hôm nay.

 

Ai Cập vẫn là con chủ bài quan trọng đối với toàn vùng ngay từ thời cổ đại đến nay.Một khi thế lực Ai Cập bị suy yếu đi do tranh chấp nội bộ giữa hai phe đòi cải cách dân chủ với phe bảo thủ giáo điều, cả hai phe này đều đang xuất hiện trong các cuộc xuống đường tại Cairo cũng như các thành phố khác, tất yếu sẽ khuyến khích Iran tìm cách nhập cuộc chơi trong vùng Lưỡng Hà như lịch sử toàn vùng đã để lại như vậy. Ông Hosni Mubarak đang xử dụng các quân cờ này để tìm cách tồn tại, trước mắt là cho đến khi hết nhiệm kỳ vào cuối năm này, sau đó là tùy thuộc vào thành quả của việc đảng Quốc Gia Dân Chủ của ông đủ sức làm suy yếu cả hai thế lực đó đến đâu để bảo đảm việc chuyển giao quyền lực từ tay Ông Mubarak sang tay một người khác thuộc đảng Quốc Gia Dân Chủ không có Mubarak.

 

Tình hình như vậy cho thấy, các quốc gia Hồi Giáo đều đang từng bước tiến tới việc hình thành hai thế lực kình chống nhau, đó là: lực lượng quần chúng đòi hỏi cải cách sâu rộng cấu trúc xã hội để đưa các nước Hồi Giáo vào con đường dân chủ hóa thật sự, thế lực kia chính là các nhóm bảo thủ vẫn dựa trên tinh thần Hồi Giáo nhằm áp đặt Luật Hồi Giáo trên quy mô toàn vùng.Về phương diện chính trị sâu thẳm, ta cần đánh giá cụ thể như vậy mới thực đúng với những gì đang diễn biến hiện nay tại Trung Đông. Các cuộc xuống đường trải dài từ Tunisia đến Maroc, Algeria, Yemen, Sudan, Jordan, Liban, Sirya và nhiều nới khác sẽ hình thành và mở rộng sau này, đều nhắm vào việc xây dựng lực lượng dân chủ trong giới trẻ tại khắp nơi trên thế giới, trọng tâm nhắm vào giới trẻ Hồi Giáo. Các lực lượng đòi cải cách Hồi Giáo toàn diện từ trước đến nay không được nói đến bởi các phương tiện truyền thông Phương Tây cũng như thế giới, mặc dù ai cũng biết là đa số giới trẻ hiện chiếm đa số tuyệt đối tại các nước Hồi Giáo đều rất mực đòi hỏi cải cách toàn diện xã hội, kể cả việc cần duyệt lại toàn bộ kinh Kuran trên căn bản giải thích mới phù hợp với trào lưu của thế giới đương đại, chứ không thể giao cho mấy ông giáo sỹ cực đoan nắm quyền giải thích Kuran theo lối cổ xưa được nữa.

 

Bây giờ thì ai cũng đã biết là, chính Hoa Kỳ đứng sau dàn dựng các cuộc xuống đường tại khắp nơi thuộc thế giới Ả Rập,như nguồn tin từ tờ báo Anh Daily Telegraph đã tiết lộ.Tại sao Mỹ hành động như vậy, bất chấp điều mà người Mỹ hằng quan tâm liên quan đến an ninh của Mỹ và thế giới khi cả một mảng lớn thuộc thế giới Hồi Giáo tại Trung Đông, Châu Phi đi vào bất ổn.Tình hình như vậy sẽ tạo cơ hội để các tổ chức khủng bố quốc tế nhân cơ hội này xây dựng lực lượng trên khắp vùng. Bất ổn lan rộng và lâu dài khiến đời sống người dân trở nên nghèo khó hơn, các tổ chức này sẽ ra sức tuyên truyền chống Phương Tây cũng như tuyển dụng các tay khủng bố quốc tế bổ sung vào hàng ngũ.Xem ra Mỹ cũng như Âu Châu coi thường các đe dọa từ khủng bố quốc tế, hoặc giả có nhiều lý do để tin rằng Mỹ có kế sách sâu rộng nhằm giải quyết dứt điểm tình hình trên phạm vi toàn cầu.Mà thực ra thế giới hiện nay đang đi vào giai đoạn đó.Thế giới phải đi vào đại loạn mới thực đúng để giải quyết toàn diện các bất ổn một lần chứ không thể giải quyết lẻ tẻ được.Giải quyết lẻ tẻ là chẳng giải quyết gì cả, sẽ làm rối thêm mà thôi.Nghiền ngẫm quan sát tình hình trong các năm qua đều cho thấy mọi chuẩn bị đều tiến triển theo hướng đó.

 

HAI MỤC TIÊU, MỘT CHIẾN DỊCH

 So sánh Ông Mubarak xứ Ai Cập với Ông Suharto xứ Indonesia trong thời chiến tranh lạnh lên cao điểm tại Á Châu, thì Ông Suharto có công đóng góp rất lớn trong việc hủy diệt toàn bộ đảng viên Cộng Sản Indonesia ước lượng khoảng 2 triệu người chỉ trong mấy tháng sau khi đảo chánh lật đổ Tổng Thống Sukarno năm 1965.Ông Sukarno cũng gia đình trị, cũng cai trị Indonesia trong 30 năm.Cuối cùng lại cũng người Mỹ đứng sau yểm trợ cao trào xuống đường tại Indonesia thì Ông Sukarno mới chịu ra đi.Kể từ đó, nước Indonesia mới bắt đầu thực hiện được truyền thống chuyển quyền êm thắm.Ứng dụng kinh nghiệm tại Indonesia vào các nước Trung Đông trong điều kiện hiện nay sẽ chỉ cho ta nhiều nhận định bổ ích.Ông Mubarak chỉ có công giới hạn trong việc mở đường cho việc công nhận nhà nước Do Thái trong vùng.

 

Lật đổ bằng ám sát chính trị hay đảo chánh là những game chơi đã lỗi thời, chẳng ai cần xử dụng nữa.Lật đổ chế độ độc tài là công việc và trách nhiệm của người dân mỗi xứ khác nhau, không phải là trách nhiệm của Mỹ hay LHQ.Mỹ chỉ hỗ trợ theo đúng Công Pháp một khi các cao trào toàn dân dám đứng lên nhận lấy sứ mệnh lịch sử.Việc ấy đang sảy ra trong vùng Trung Đông Hồi Giáo.

 

Như vậy cao trào toàn dân chống độc tài hiện đang dâng cao trong toàn thế giới Hồi Giáo cần được đặt trong toàn cảnh của cuộc đấu tranh của khối đại đa số quần chúng bị áp bức bóc lột chống lại nhóm cầm quyền bị tha hóa, tham nhũng gia đình trị đội lốt tôn giáo.Tại khắp các nước Hồi Giáo (cũng như tại VN) gần 50% dân số dưới 30 tuổi, nhóm này chẳng dính líu gì đến ân oán xưa, có học hơn, nhưng cũng thất nghiệp cao nhất có thể đến 30% lực lượng lao động.Chính nhóm trẻ này mới là động lực chính thúc đẩy cải cách thật sự trong thế giới Hồi Giáo nói chung chống lại độc tài gia đình trị cũng như các giáo sỹ Hồi Giáo cực đoan mù quáng.

 

Như thế, kế sách đang được thi hành tại Trung Đông và Bắc Phi phải được coi là cải tổ hệ thống gồm hai bước.Bước thứ nhất nhằm đánh vào thế lực độc tài gia đình trị, việc này thực ra dễ dàng.Bước kế tiếp nhắm vào các cánh giáo sỹ cực đoan hiện đang lợi dụng Giáo Đường Hồi Giáo để tuyên truyền cho các đường lối nhân danh Hồi Giáo phá hoại con đường mà nhân loại đang đi theo là thống nhất nhân loại về một mối, việc này đòi hỏi thời gian lâu dài ở phía trước. Do thế, sáo trộn tại các nước Hồi Giáo không thể chấm dứt mau chóng như đã từng sảy ra tại vùng Trung Á trước đây.

 

Tình hình tại mỗi nơi có thể diễn biến khác nhau về chi tiết, nhưng tiến trình dân chủ hóa rồi ra sẽ dẫn đến các cuộc tranh luận, đấu tranh quyết liệt giữa hai khuynh hướng trong các cuộc bầu cử sau này khi các thế lực độc tài bị dẹp tan bởi lực lượng quần chúng được đại đa số giới trẻ tham gia làm nỗ lực chính trong các cuộc xuống đường hiện nay, đó là: lực lượng đòi cải tổ toàn diện do giới trẻ lãnh đạo, với khuynh hướng Trọng Căn Hồi Giáo do giới giáo sỹ cũng như giới bảo thủ lãnh đạo.Quân đội Ai Cập cũng như quân đội các nước trong vùng hiện đang trải qua sáo trộn xã hội đã hành xử một cách rất có trách nhiệm.Chủ trương của quân đội đang chứng tỏ cho dân chúng cũng như thế giới hiểu rằng: quân đội là để bảo vệ người dân, không can dự vào chính trị trừ khi an ninh đất nước đòi hỏi quân đội phải hành xử như vậy.Quân đội thúc thủ không đứng về phía nào trong các cuộc xuống đường hiện nay, thực ra chính là để chờ cho tình hình suy đồi thêm để thế lực quần chúng do giới trẻ lãnh đạo có thời gian tối thiểu để hình thành lực lượng chống trả lại các lực lượng do giới độc tài tung ra (như tại Cairo ngày hôm qua khi nhóm thân Mubarak dung ngựa và lạc đà tấn công lực lượng chống Ông ta) . Tình hình tại Ai Cập cho thấy, cuộc đối đầu còn kéo dài có thể vài tuần nữa chăng, trước khi tinh hình thật sự suy đồi để quân đội phải can thiệp đòi hỏi các nhà độc tài phải ra đi trong êm thắm, giao quyền điều hành đất nước tạm thời vào tay quân đội, để quân đội đứng tổ chức bầu cử cũng như xây dựng tập quán chuyển giao quyền lực êm thắm theo đúng tinh thần Hiến Pháp.

 

CÁC HỆ LỤY LIÊN QUAN ĐẾN HÁN HOA

 Năm 1989 Đặng Tiểu Bình có thể đem xe tank do Nga chế tạo cùng quân đội đến đàn áp phong trào nổi dậy của sinh viên Trung Cộng tại Thiên An Môn, năm 2011 quân đội Ai Cập không làm như vậy.Hai tình huống khác nhau dẫn đến cách đáp ứng khác nhau từ Washington.Mỹ không thể ủng hộ Triệu Tử Dương khi họ Triệu đẩy dân chủ đi quá sớm trong khi xã hội Hoa Lục chưa chín mùi cho các thay đổi về mặt chính trị.Muốn cải cách chính trị thành công nhất thiết cần cải cách kinh tế thành công trước, cho dù các hệ lụy chắc chắn sẽ sảy ra do cuộc cải cách kinh tế đem lại (Hán Hoa bành trướng) . Do thế Mỹ ủng hộ Đặng Tiểu Bình trong cuộc cải cách kinh tế Hoa Lục. Bây giờ là lúc Hồ Cẩm Đào biết sợ đối với các cao trào đòi hỏi cải cách chính trị tại Hoa Lục khi giới trẻ tại đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với nước Trung Hoa cũng như đối với thế giới.Cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập đang chỉ cho người dân Hoa Lục, cũng như người dân Việt trong nước về những điều mà họ cần làm.Đối với các nhà nước độc tài không bao giờ thuyết phục suông cũng đủ để các nhóm đặc quyền đặc lợi từ bỏ ưu quyền của mình, nhất là khi ưu quyền ấy được xây dựng trên giết chóc và đàn áp.

 

Cho nên Hoa Lục bít mọi ngỏ thông tin liên quan đến cao trào đấu tranh tại Ai Cập là điều chẳng lạ.Việc này cũng tạo ảnh hưởng đối với cao trào đấu tranh của các sư sãi Miến Điện, Tây Tạng cũng như người Tân Cương, tất cả đều đang bị Trung Cộng đàn áp thẳng tay.Điều Bắc Kinh quan ngại không phải là biến cố Ai Cập sẽ lan đến Hoa Lục để hình thành thế lực quần chúng nổi lên chống lại Đảng CS Hán Hoa như kiểu vết dầu loang, vì kinh tế Hoa Lục vẫn phát triển tốt và Hoa Lục đang ra sức xử dụng tiền bạc để đem lại đời sống tốt hơn cho người dân Hoa Lục tại nông thôn, mà chính là ở chỗ: “Mỹ dám coi thường sự ổn định tại Trung Đông, hy sinh đồng minh trụ cột, thực hiện dân chủ hóa toàn vùng một cách có thứ tự lớp lang”.Như vậy Mỹ đang thực hiện kế lớn nhằm chuẩn bị cho  kế sách toàn cầu trong tương lai gần. Mỹ sẽ gấp rút thực hiện dân chủ hóa các nước xung quanh Hoa Lục để tạo tiền đề cho các sáo trộn chính trị tại Hoa Lục, bằng  việc cổ vũ cho chủ nghĩa quốc gia đối với các vùng hiện bị Hoa Lục chiếm đóng, cũng như các vùng mà Hoa Lục coi là sân sau của mình như VN, Cambodge, Lào hay Miến Điện.Một tình huống như vậy sảy ra, an ninh của Hán Hoa sẽ bị đe dọa ngay.Do thế Hán Hoa cần hành động gấp rút trước khi quá trễ.

 

Nỗ lực được tập trú vào vùng Đông Dương lấy trục Lào-Cambodge làm trục chính để làm ung thối Thái Lan cũng như đe dọa VN trên cả hai mặt đất liền cũng như Biển Đông.Tại Thái Lan, hai nhóm áo đỏ và áo vàng đang chuẩn bị đụng nhau, tại Cambodge quân đội xứ này đã đem chiến xa cùng đại bác đến biên giới Thái Lan xung quanh ngôi đến tranh chấp giữa hai nước, Bắc Kinh chủ trương nói truyện với tay đôi với từng nước có liên hệ đến Biển Đông.Dĩ nhiên việc Cambodge đem quân đến biên giới Thái Miến chỉ mới là đòn gió mà thôi, đòn thực của Bắc Kinh chính là nhắm vào VN.Tình hình này cho thấy mối quan hệ Campuchea và VN sẽ trở nên tồi tệ trong thời gian tới đây.

 

Hãy giả định vào lúc nào đó, Campuchea dưới quyền của Hunsein sẽ đem quân đánh vào lãnh thổ VN trên bộ cũng như trên biển nhắm vào đảo Thổ Châu, cũng như ngay cả Phú Quốc là vùng mà Campuchea vẫn đòi chủ quyền.Việc này gợi nhớ lại năm 1978 khi Pol Pot đem quân đánh VN theo lệnh của Bắc Kinh. Lần này có khác ở chỗ trước dư luận thế giới thì đây là cuộc chiến giữa hai nước Campuchea và VN chứ không phải là cuộc chiến giữa Hán Hoa với VN, nên thế giới sẽ không thể kết tội Bắc Kinh được.Dĩ nhiên Bắc Kinh cũng lên tiếng đòi hỏi hai phía nên tự kềm chế theo cách thức kiểu nhân nghĩa của kẻ cướp.Chính lúc sáo trộn đó, hải quân Bắc Kinh chiếm Trường Sa từ tay VN cùng các nước khác.

 

Trớ trêu ở chỗ, Mỹ đòi hỏi phải đem vấn đề ra diễn đàn LHQ song song với việc tăng cường thêm lực lượng trong vùng một cách giới hạn.Nhưng khi đó Bắc Kinh đã làm chủ hoàn toàn Biển Đông vốn được coi là Tuyến Hải Đảo thứ nhất.Từ đó Hải Quân Hán mới yên lòng tiến vào Ấn Độ Dương để mở đường cho Bắc Kinh kết hợp hải lục không quân tiến chiếm bang Arunachal Pradesh thuộc Ấn Độ nơi Bắc Kinh coi là lãnh thổ của mình. Khả năng sảy ra một tình huống như vậy hiện tăng rất cao do việc hiện nay quân đội Hán đã vào vùng Kashmir thuộc Ấn Độ với con số chánh thức được nói tới là trên 11,000 quân, thực tế con số này cao hơn rất nhiều. Mặt khác quân Hán hiện đang xây dựng cầu đường trên vùng Quảng Tây Bắc Miến Điện cũng như bang Arunachal Pradesh cùng 5 phi trường tại đấy.Bắc Kinh coi việc chiếm bang Arunachal Pradesh thuộc Án là mục tiêu sinh tử đối với an ninh của Hán, nếu không Hán cứ bị vây hãm như Nga đã từng bị vây hãm suốt mấy thế kỷ liền là vậy. Xin mọi người cứ bình tĩnh chiêm quan.

 

Đối với Afghanistan, Pakistan nơi tình trạng bộ tộc còn phổ biến nên tiến trình dân chủ hóa còn phải chờ cho đến khi tình hình chín mùi.Nhưng xem ra khả năng các nước này tồn tại như biên giới hiện nay là rất mong manh.Các nước ấy có nhiều khả năng sẽ bị chia cắt thành các nước mới phù hợp với chủng tộc cũng như ngôn ngữ mỗi khu vực khác nhau, như quốc gia của người Pashtun phía nam Afghanistan và vùng bộ tộc Warizistan, quốc gia Bắc Afghanistan nơi người dân nói tiếng Dari.Pakistan cũng khó lòng tồn tại thống nhất như ngày nay khi chế độ Pakistan từ năm 1948 đến nay đã tỏ ra là thất bại toàn diện về mọi mặt.Pakistan chưa bị chia cắt do nhu cầu của thời chiến tranh lạnh mà thôi.Nay tình hình đã khác, việc chia cắt cũng như giải giới nguyên tử toàn vùng là cần thiết một khi biến cố lớn sảy ra trên quy mô toàn vùng.

 

Iran khác với Ai Cập do lịch sử Iran được coi là thuộc Nam Á cũng như tham vọng quân sự của nước này cùng với mối quan hệ với Hán Hoa, nên vấn đề Iran bị chi phối bởi tình hình Nam Á liên quan đến tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trước sau gì cũng dẫn đến cuộc đụng độ tất yếu với Ấn Độ.Do thế những gì đang sảy ra tại Ai Cập chưa thể lan ngay đến Iran được.Tuy vậy cao trào nổi dậy của người dân Iran sẽ mở rộng trong tương lai tới đây và cuộc đàn áp của nhóm Vệ Binh Cộng Hòa Hồi Giáo Iran nhắm vào lực lượng quần chúng sẽ rất khốc liệt.Chế độ Hồi Giáo Iran sẽ bị tan rã chủ yếu do sự can thiệp từ bên ngoài theo cách nào đó khi biến cố lớn trong vùng sảy ra trong tương lai có thể không quá 3 năm tới.

 

TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỦNG BỐ QUỐC TẾ

 Bin Laden cũng như các nhóm Giáo Sỹ cực đoan nhìn thấy sáo trộn tại các nơi là cơ hội để tiến lên nắm quyền xoay chuyển tình hình sao cho có lợi cho chủ trương bảo thủ Hồi Giáo chống lại Phương Tây.Sáo trộn sẽ dẫn đến chỗ người nghèo khó trong vùng vốn đã khốn khổ sẽ bị khốn khổ hơn. Các tổ chức khủng bố quốc tế sẽ nương theo đó tuyên truyền về sự thất bại của các thế lực tay sai của Phương Tây và là thành quả của cao trào khủng bố quốc tế cũng như chủ trương Hồi Giáo cực đoan.Iran, Bắc Kinh cũng nhảy vô tạo ảnh hưởng.Việc này xét trên căn bản hẹp thì đúng như vậy, nhưng trên căn bản rộng sự việc lại khác hoàn toàn nếu như Quyền Lực Toàn Cầu chỉ nương theo tình hình để dẫn đến chỗ cho nổ ra một biến cố kinh hoàng đối với thế giới để giải quyết một lần các tồn đọng do lịch sử để lại.

 

Tình hình này không thể giải quyết từng vụ việc riêng lẻ được.Giải quyết từng vụ việc riêng lẻ sẽ chẳng bao giờ giải quyết được việc nào cụ thể, thay vào đó lại làm cho tình hình thêm phức tạp thêm.Al Queda đang tìm cách sở đắc kỹ thuật hạch tâm, khủng hoảng nguyên từ tại Bắc Triều Tiên cũng như Iran đang đi vào bế tắc, kho nguyên tử của Pakistan chẳng an toàn chút nào.Các vấn đề đó chẳng thể giải quyết bằng thương lượng với Bắc Kinh được.Biến cố thế giới vốn được các cơ quan truyền thông thế giới nói đến ngày phán xét cuối cùng là ngày 21-12-2012 xem ra đang được các nơi chuẩn bị kỹ lưỡng.(dù đúng hay sai vẫn phải được chuẩn bị).

 

Có như vậy mới hình thành văn minh mới được, phá bỏ văn minh cũ cho dù phải chấp nhận đau thương với cái chết của cả trăm triệu người.Nhưng xin lưu ý là Thế Chiến I đã làm chết 15 triệu, sau đó 18 triệu người khác bị chết vì dịch cúm Tây Ban Nha.Thế Chiến I đã làm chết khoảng 50 triệu.Riêng một tay Stalin cũng đã giết vài chục triệu, một tay Mao đã giết khoảng 60 triệu người Hoa do các chính sách cực đoan của các nhà độc tài này.

 

TÁC ĐỘNG ĐẾN VN

 Nhiều người Việt hy vọng rằng biến cố Ai Cập sẽ mau chóng làm thay đổi tại VN do lực lượng đấu tranh trong nước cùng toàn dân nổi lên đòi hỏi dân chủ tự do.Sự thực không đơn giản như vậy vì VN bị tác động quá mạnh của tranh chấp thế giới. Cần lưu ý là: quyền lực toàn cầu không bao giờ đẩy tình hình thế giới đến chỗ sáo trộn đồng loạt để dẫn đến chỗ vượt quá tầm kiểm soát.Việc này khác với chủ trương làm cho tình hình toàn cầu xấu đi một cách có tính toán, nhưng vẫn trong vòng kiểm soát chặt chẽ.Trên căn bản đó, các thay đổi tại Ai Cập cũng như Trung Đông Hồi Giáo mới là bước khởi đầu mà thôi.VN, Iran, Miến Điện, Bắc Triều Tiên chịu tác động trong canh bài giữa Ấn,Hoa, nên khả năng lây lan đến VN như nhiều người Việt nghĩ là rất không thực tế.

 

Cần lưu ý là, khủng hoảng lương thực thế giới kể từ năm 2011 trở đi sẽ rất khốc liệt, mùa màng tại Hoa Lục sẽ bị thất bát nghiêm trọng.Cứ xem lũ lụt cùng bão tại Úc Châu cũng như đợt lạnh tại Hoa Nam cũng đủ báo hiệu cuộc khủng hoảng klương thực toàn cầu sẽ tác động rất xấu đến tình hình tại Hoa Lục.Mỹ đã lên tiếng báo động là kho lương thực của Mỹ đang giảm sút dưới mức an toàn, Tổng Thống Pháp đương kim chủ tịch G20 đã yêu cầu G20 khẩn cấp bàn về lương thực thế giới.

 

Hoa Lục khi thiếu lương thực sẽ mạnh dạn ra tay trấn áp VN thông qua cánh tay thân Tầu trong lòng Đảng CSVN cũng như các tổ chức tình báo Tầu hiện đầy dẫy trong nước để chiếm lúa gạo nuôi dân Tầu.Mặt khác nhằm phản công lại nỗ lực của Mỹ tại các Hội nghị Shangri La tại Singapore cũng như các phiên họp của ASEAN tại Hà Nội mù thu năm 2010 như lời tuyên bố của Bà Ngoại Trưởng Mỹ tại các hội nghị đó liên quan đến chính sách của Mỹ đối với toàn vùng.Bắc Kinh có thể gây sức ép Đảng CSVN phải tiến hành nỗ lực càn quét các lực lượng mà Bắc Kinh coi là chống lại Hoa Lục bên trong nước ta. Ngay cả khi một tình huống như vậy sảy ra, xin mọi người cứ bình tâm.Vì cuộc cờ lớn không thể giải quyết tại VN mà là tại Nam Á là nơi lịch sử đã dẫn đến chỗ hai khối khổng lồ về dân số sống hai bên triền của Hy Mã Lạp Sơn tất yếu phải đụng nhau.

 

 

Bây giờ thế giới mới thấy sự thâm sâu của chính trị Mỹ.Hơn 40 năm trước, con cờ Obama được xây dựng để đưa lên nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ năm 2009. Khi thăm Ai Cập, Ông Obama đọc diễn văn tại Viện Đại Học Cairo đã nói rằng “Mỹ chịu ơn của văn minh Trung Đông, Mỹ không phải là kẻ thù của Hồi Giáo”.Hồi Giáo chờ xem Mỹ hành động ra sao để chứng minh lời nói của Ông Obama.Bất ngờ Mỹ phế bỏ trật tự cũ trong vùng, bất chấp ổn định chính trị tại Trung Đông đầy bất trắc mà Mỹ đã ra sức xây dựng trong hơn một thế kỷ qua, đặc biệt từ thời kỳ sau Thế Chiến II đến nay.Quan điểm được Ông Obama nêu lên nay được chứng nghiệm.

 

Về phương diện chiến lược, ta cần xem xét cẩn trọng các ảnh hưởng về mặt lịch sử mới thấy được diệu kế trong toan tính hiện nay.Một khi trật tự cũ bị phế bỏ thì việc này ngay tức khắc tạo ra khoảng trống quyền lực, các thế lực tranh quyền sẽ nổi lên xâu xé.Việc xây dựng trật tự mới không dễ dàng chút nào.

 

Phế bỏ trật tự cũ trong vùng sẽ đẩy hai thế lực cải cách cùng bảo thủ đến chỗ đụng độ nhau quyết liệt trong lòng thế giới Hồi Giáo.Đó là điều ta sẽ chứng kiến sau khi các nhà độc tài bị dẹp tan để đẩy toàn vùng vào cuộc chiến quyết liệt giữa hai thế lực cấp tiến với thế lực bảo thủ tiêu biểu bởi các nhóm giáo sỹ thuộc các đền thờ Hồi Giáo đang ra sức cổ vũ cho chủ trương chống Phương Tây.Hồi Giáo có lẽ phải chịu khốn khổ mới biết tâm phục để thực hiện cải cách toàn diện.Đây là tiến trình dài đầy gian khổ. Trong tổng thể của tình hình, việc Mỹ bất ngờ thúc đẩy cao trào đấu tranh chống lại các chế độ độc tài trong vùng do Mỹ đã yểm trợ trong suốt mấy chục năm qua còn cho thấy chủ trương thực hiện cải cách trên quy mô toàn cầu, trong đó các cuộc xuống đường của dân chúng tại Trung Đông chỉ mới là bước khởi đầu