Home Tin Tức Thời Sự Israel mong muốn Phó tổng thống Omar Suleiman lãnh đạo xứ Ai Cập?

Israel mong muốn Phó tổng thống Omar Suleiman lãnh đạo xứ Ai Cập? PDF Print E-mail
Tác Giả: Việt Long, biên tập viên RFA   
Thứ Năm, 10 Tháng 2 Năm 2011 09:52

Omar Suleiman gia nhập trường Võ Bị Ai Cập năm 1954, lúc 19 tuổi.

Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman mới được bổ nhiệm là người mà Israel muốn sẽ thay thế Tổng thống Hosni Mubarak trong chức vụ lãnh đạo quốc gia ở xứ láng giềng Hồi giáo rất quan trọng này.

 
Tướng Omar Suleiman là Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập từ năm 1993 được bổ nhiệm làm phó Tổng thống / AFP

Trung Tướng Omar Suleiman

Website Wikileaks tiết lộ những dữ kiện mật đó qua những điệp văn ngoại giao nội bộ của Hoa Kỳ từ năm 2008.

Bức điệp văn mật từ tòa đại sứ Mỹ ở Tel Aviv gửi bộ ngoại giao ở Washington viết rằng cơ quan này chiều ý tòa đại sứ Mỹ ở Cairo để nơi đó phân tích những trường hợp thay thế ngôi vị lãnh đạo Ai Cập, nhưng chắc chắn Israel thích nhất là viễn ảnh tướng Omar Soliman được đưa vào ngôi vị đó.

 Trong điệp văn này tên của nhân vật đang đề cập được viết theo cách phiên âm của người Mỹ.

Tướng Omar Suleiman là Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập từ năm 1993, thường đi công du Israel, và là nhân vật trung gian trong mọi cuộc thương thảo giữa Tel Aviv với Palestines.

 Sau vài ngày biểu tình của người dân Ai Cập tại Cairo, Tổng thống Mubarak đã bổ nhiệm ông Suleiman làm phó Tổng thống, trong lần đầu tiên chính phủ Cairo có chức vụ này kể từ 30 năm cầm quyền của ông Mubarak đến nay.

 Xe cảnh sát chống bạo động bị đám biểu tình đốt cháy. AFP

“Tướng Omar Suleiman là Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập từ năm 1993, thường đi công du Israel, và là nhân vật trung gian trong mọi cuộc thương thảo giữa Tel Aviv với Palestines. Sau vài ngày biểu tình của người dân Ai Cập tại Cairo, Tổng thống Mubarak đã bổ nhiệm ông Suleiman làm phó Tổng thống

Omar Suleiman gia nhập trường Võ Bị Ai Cập năm 1954, lúc 19 tuổi. Ông cũng được thụ huấn tại Học Viện  quân sự Frunze ở MátX-Cơ-Va, thời còn Liên Bang Xô viết.

Viên sĩ quan trẻ từng tham dự các cuộc chiến lớn ở Trung Đông, như cuộc nội chiến bắc Yemen từ 1962 đến 1970, khi Tổng thống Nasser đưa 70 ngàn quân Ai Cập tham chiến ủng hộ lực lượng cộng hòa kháng chiến do Ai Cập đỡ đầu, sau đó là cuộc chiến 6 ngày với Israel năm 1967, và trận Yom Kippur năm 1973 khi liên minh Ai Cập-Syria tái khởi chiến với Israel.

Omar Suleiman mang lon Trung tướng khi trở thành Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập, và là nhân vật đắc lực trong công cuộc hòa giải với Israel để tìm hoà bình cho Trung đông. 

Bức điệp văn ngày 29 tháng 8 năm 2008
Những diễn biến gần đây quanh tình hình hiện nay ở Ai Cập cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ kế hoạch chuyển giao quyền lực do nhân vật này đề nghị. để thay thế cho vị Tổng thống 82 tuổi đang bị áp lực từ mọi phía để phải rời bỏ quyền lực.

“David Hacham, nói rằng phái đoàn Israel kinh ngạc trước vẻ già nua và lời lẽ vấp váp của Tổng thống Hosni Mubarak. Cố vấn Hacham ghi nhận rằng phía Do thái tin rằng Soliman sẽ trở thành Tổng thống tạm thời hay chính thức trong trường hợp ông Mubarak chết hay mất năng lực.

Cố vấn Hacham ghi nhận rằng phía Do thái tin rằng Soliman sẽ trở thành Tổng thống tạm thời hay chính thức trong trường hợp ông Mubarak chết hay mất năng lực.

Bức điện còn viết rằng "Hacham ca ngợi Suliman hết lời và nhắc nhở việc đường dây nóng thiết lập giữa bô quốc phòng Israel với Cơ quan tình báo Ai Cập nay được dùng đến hằng ngày." 

Thêm nữa, bộ trưởng quốc phòng Ehud  Barak công khai ca ngợi việc Ai Cập đã chặn đứng những vụ buôn lậu vũ khí cho dân quân Palestine ở dải Gaza.

 Người dân Ai Cập biểu tình chống chính phủ bám trụ trước cửa Quốc hội hôm 09/2/2011. AFP

Năm 1979 Ai Cập trở thành nước Á Rập đầu tiên ký hiệp ước hoà bình với Israel, sau bao nhiêu năm làm đối thủ chính yếu của xứ Vua David trên các chiến trường Trung đông.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu từng lên tiếng ngỏ ý hy vọng một chính phủ mới nào từ Cairo cũng sẽ duy trì hoà bình, để giữ cho biên giới Israel-Ai Cập. 

 Đó là đường biên giới dài nhất của Israel với một nước láng giềng Á Rập có diện tích gấp ba nước ta, dân số 80 triệu tương đương với Việt Nam, đông dân nhất tại Trung Đông và Bắc Phi