Home Tin Tức Thời Sự Công ty Mỹ - Trung Quốc 'đối đầu' kỹ thuật

Công ty Mỹ - Trung Quốc 'đối đầu' kỹ thuật PDF Print E-mail
Tác Giả: V.Giang   
Thứ Năm, 03 Tháng 2 Năm 2011 13:58

Chiến lược của Bắc Kinh có tác dụng chiếm hữu mọi sáng chế của các quốc gia khác. 

WASHINGTON (WSJ) - “Cuộc chiến lớn” diễn ra giữa các công ty Mỹ và Trung Quốc, sẽ ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ hai quốc gia trong nhiều năm tới đây.

 
Tổng hành dinh Google chi nhánh Trung Quốc tại Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách mới, trong đó có khoản buộc hầu như tất cả các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật cho Trung Quốc nếu muốn bán sản phẩm vào thị trường này. Hình minh họa. (Hình: Franko Lee/AFP/Getty Images)

 Nhà cầm quyền Trung Quốc trong thời gian qua đưa ra một loạt các luật lệ cũng như các khoản chi tiêu ngân sách liên hệ chặt chẽ với nhau để biến quốc gia này thành một cường quốc kỹ thuật tầm cỡ thế giới vào năm 2020.

Các biện pháp này, được thúc đẩy bởi lòng tự hào quốc gia đang dâng cao và sự tin tưởng rằng các công ty ngoại quốc đang khống chế kỹ thuật tối tân.

 Biện pháp do Bắc Kinh đưa ra bao gồm các khoản đầu tư lớn vào cơ sở kỹ nghệ quốc gia, luật lệ về tác quyền có lợi cho công ty Trung Quốc, và buộc hầu như tất cả các công ty ngoại quốc phải chuyển giao kỹ thuật cho Trung Quốc nếu muốn bán sản phẩm của mình trong thị trường này.

Doanh gia Hoa Kỳ nói rằng chiến lược của Bắc Kinh có tác dụng chiếm hữu mọi sáng chế của các quốc gia khác.

Chính quyền Trung Quốc cũng công khai cho thấy ý định này khi công bố chiến lược phát triển kỹ thuật và khoa học 2006-2020, theo đó sẽ “phát triển việc sáng tạo (innovation) qua nỗ lực hợp tác sáng tạo và tái sáng tạo dựa trên sự hòa nhập các kỹ thuật nhập cảng từ bên ngoài.”

Tổng Thống Obama, trong bài diễn văn gần đây, đặt nỗ lực sáng tạo của Mỹ - nhằm đánh bại nỗ lực sáng tạo Trung Quốc - là mục tiêu chính.

Tổng Thống Obama cũng thuyết phục được Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào trong cuộc họp thượng đỉnh tháng qua, là hãy hủy bỏ, hoặc hứa hẹn hủy bỏ, các điều khoản, theo đó có sự đối xử không công bằng với các công ty ngoại quốc không sáng chế các sản phẩm của họ tại Trung Quốc.

Do có quá nhiều sự than phiền từ các công ty Mỹ, Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (U.S. Chamber of Commerce) mở cuộc nghiên cứu về các biện pháp của Bắc Kinh, và đi đến kết luận rằng “mạng lưới tinh vi của luật lệ Trung Quốc có thể coi như bản chỉ dẫn nhằm đánh cắp các hiểu biết kỹ thuật ở tầm cỡ chưa hề thấy trên thế giới từ trước đến nay.”

Phía Trung Quốc nói rằng, thế giới chẳng nên lo ngại gì về những biện pháp mới này của họ, vì họ chỉ muốn canh tân và “phát triển kỹ thuật nội địa vẫn tốt hơn là phải trả tiền sử dụng cho các phát minh ở bên ngoài.”