“Tết chạy” của những người dân đi khiếu kiện |
Tác Giả: Khánh An, phóng viên RFA |
Thứ Tư, 02 Tháng 2 Năm 2011 12:49 |
Trong số họ, có những trường hợp thậm chí đã tá túc ở vườn hoa cả chục năm
Chiều tối hôm 1/2, công an phường Thụy Khuê, Hà Nội đã đốt đồ đạc và không cho những người dân khiếu kiện trú ngụ tại vườn hoa Lý Tự Trọng nữa. Những người dân oan đang phải sống cảnh màn trời chiếu đất ở Hà Nội / Photo courtesy of vietnamexodus Dân quá bức xúc Việc này đã liên tục diễn ra trong những ngày cận Tết khiến cho người dân rất bức xúc. Một người dân khiếu kiện cho biết: “Tôi là Thân Thị Giang, năm nay tôi 60 tuổi. Đất nước Việt Nam ngày Tết cổ truyền thì cả nước ngoài, nước trong đều muốn về quê hương để ăn Tết. Thế nhưng riêng với chúng tôi, những người mất đất mất nhà, đã không còn chỗ nào để sống nữa, lại bị chính quyền cơ sở đã cướp rồi, bây giờ ra đến đây lại suốt ngày bị công an phường Thụy Khuê suốt ngày khủng bố. Chúng tôi già cả rồi, người ít tuổi nhất cũng 49, người nhiều tuổi nhất là 74. Ở ngoài Bắc hiện nay mưa rét, có 7 – 8oC thôi, quá rét! Mưa phùn, gió bấc như thế mà ngày nào chúng tôi cũng bị công an phường Thụy Khuê xua đuổi, thậm chí còn đốt sạch cả quần áo, chăn màn của chúng tôi, không còn gì để chúng tôi sống nữa. Đốt hết cả, từ hôm kia đến đến hôm nay là ngày nào cũng hai lần”. Trường hợp của bà Giang chỉ là một trong số gần 30 người dân đi khiếu kiện đất đai đang trú ngụ tại vườn hoa Lý Tự Trọng và Mai Xuân Thưởng từ nhiều năm nay. Bản thân bà đã chịu cảnh màn trời chiếu đất ròng rã 6 năm qua nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chính quyền về trường hợp khiếu kiện của bà. Trong số họ, có những trường hợp thậm chí đã tá túc ở vườn hoa cả chục năm. Tìm kế mưu sinh chờ công lý Vì đeo đuổi mục đích giành lại quyền lợi chính đáng cho bản thân và gia đình, những người dân đi khiếu kiện đến từ khắp các tỉnh đã phải tìm cách mưu sinh để sống qua ngày trong thời gian qua. Chị Vũ Thị Hải, quê ở Ninh Bình, cho biết: "Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê rồi lấy tiền để gửi đơn. Cơm thừa dân Hà Nội họ thương tình thì họ cho chúng em để chúng em sống qua ngày. Thế nhưng họ cứ cho được đến đâu thì công an thành phố Hà Nội lại ra vơ vét hết của chúng em để đốt hết. Quần áo, đồ ăn, mọi cái họ đốt hết." Công an dẹp những người khiếu kiện. RFA File Theo những người dân đi khiếu kiện, kể từ khi có Đại hội Đảng cho đến dịp Tết này, họ hầu như ngày nào cũng bị công an đuổi và gom đốt đồ đạc khiến cho họ phải tìm đến nơi ở của những quan chức cấp cao để kêu cứu. Chị Hải kể tiếp: "Họ đốt liên tục mấy ngày hôm nay. Trước đây vào kỳ Đại hội Đảng hoặc nước ngoài họp ở Việt Nam thì họ gom đốt để phi tang giấu nước ngoài. Họ giấu không được thì họ đưa bà con chúng em vào trại Đồng Dầu. Đến tháng Tết này, liên tục từ hôm Đại hội Đảng đến nay, họ liên tục đốt hết quần áo, chăn màn của bà con, kể cả đồ ăn, gạo thóc họ cũng đốt hết.“Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê rồi lấy tiền để gửi đi. Ngày nào cũng thế, hễ họ thấy bà con Hà Nội đem quần áo, đồ dùng cho bà con ăn uống là họ cũng ra vơ vét hết. Đêm hôm qua, 10 giờ, họ ra đốt, rồi hôm nay từ 5 giờ đến 5 giờ 30 họ cũng ra đốt. Hôm qua chúng em đã kêu ra cổng của phủ thủ tướng và chủ tịch nước nhưng mà đến giờ này họ lại tiếp tục đốt tiếp." Ngay trong những ngày Tết đến, khi nhà nhà xum họp, quây quần bên nhau để đón chào một năm mới thì những người dân đi tìm công lý vốn đã không có một mái nhà để trú ngụ thì nay lại tiếp tục phải đón một cái Tết chạy ở xứ người. Tất nhiên, tình trạng những người dân đi khiếu kiện tập trung sống ở những nơi công cộng lâu nay đã tạo ra những hiệu quả không tốt cho việc quản lý xã hội nói chung. Nhưng việc đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho những trường hợp trên có lẽ không cần nhiều thời gian đến vậy.
|