Home Tin Tức Thời Sự Thủ tướng Anh lên án bạo động sinh viên

Thủ tướng Anh lên án bạo động sinh viên PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Năm, 11 Tháng 11 Năm 2010 14:22

Thủ tướng Anh, ông David Cameron đã lên án tình trạng bạo động xảy ra trong cuộc biểu tình phản đối việc tăng học phí

sau khi cảnh sát Anh công bố một cuộc điều tra cảnh sát đã xử lý vụ việc này như thế nào.

Thủ tướng Anh cho biết các vụ đụng độ ở trung tâm London, dẫn đến 51 vụ bắt giữ và 14 người bị thương, là "không thể chấp nhận".

Ông ca ngợi các sĩ quan cảnh sát là "dũng cảm", những người đã cố gắng để kiểm soát đám đông, nhưng cho biết "đã không có đủ cảnh sát".

Cảnh sát trưởng Sir Paul Stephenson gọi sự kiện hôm thứ Tư là "một nỗi xấu hổ".

Bảy cảnh sát viên là trong số những người bị thương trong cuộc biểu tình diễn ra bên ngoài trụ sở của Đảng Bảo thủ ở Westminster vào hôm thứ Tư.

Cửa sổ bị đập vỡ, các tấm biển phản đối được đốt và bom xăng ném vào cảnh sát sau khi một nhóm người biểu tình đã tách ra khỏi dòng người biểu tình chính nhằm chống lại kế hoạch tăng lệ phí đại học.

Một số đã đột nhập vào tòa nhà chính, mặc dù hàng trăm nhân viên, bao gồm cả cán bộ Đảng Bảo Thủ, đã được sơ tán.

'Làn ranh giới mỏng manh'

Ông Cameron cho biết ông đã theo dõi sự kiện diễn ra từ Seoul, nơi ông đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, và ông thấy lo ngại.

"Tôi lo lắng cho sự an toàn của những người có mặt trong tòa nhà vì tôi biết những người làm việc ở đó, không chỉ là người của Đảng Bảo thủ, mà còn có các cơ quan khác, và vì vậy tôi gọi điện thoại về."

Sir Paul đã xin lỗi những người còn ở lại bên trong tòa nhà vì họ đã phải trải qua "tình trạng kinh hoàng" và nói rằng cảnh sát London đáng lẽ phải được chuẩn bị tốt hơn.


14 người bị thương phải được điều trị sau cuộc biểu tình ở London

Hiệp hội Sinh viên Quốc gia (NUS) cho biết khoảng 50.000 người đã tham gia cuộc biểu tình, nhưng theo Cơ quan cảnh sát quốc gia Anh, Scotland Yard, lúc đầu chỉ có 225 cảnh sát được điều động giám sát vụ biểu tình này vì đã không lường trước sẽ có rắc rối.

"Đó là điều không thể chấp nhận được. Đó thật là điều đáng xấu hổ cho London và cho chúng tôi," Sir Paul nói.

"Tôi nghĩ chúng tôi cũng đã phải tự hỏi mình một số câu hỏi. Mức độ bạo động này quả là bất ngờ và những bài học gì chúng ta có thể rút ra cho tương lai."

Ông Cameron nói rằng tình hình là "cực kỳ nghiêm trọng" và hoan nghênh quyết định tiến hành một cuộc điều tra.

"Tôi có thể thấy một hàng mỏng màu xanh các nhân viên cảnh sát vô cùng dũng cảm, cố gắng giữ lại một đám của những người có ý định bạo động và phá hoại."

"Các nhân viên cảnh sát đã rất dũng cảm, nhưng cảnh sát cho biết họ đã không có đủ người và phản ứng của cảnh sát phản ánh điều đó, vì vậy tôi vui mừng thấy Cảnh sát trưởng đã nói những gì ông nói."

Hàng trăm xe buýt lớn chở đầy sinh viên và giảng viên đến London từ trên khắp nước Anh để tham gia biểu tình tại Whitehall, với 2.000 sinh viên đến từ xứ Wales.

Ngoài học phí cao hơn, họ còn phản đối kế hoạch cắt giảm kinh phí giáo dục cao học tới 40% và bỏ tất cả các khoản tài trợ giảng dạy chỉ trừ cho môn khoa học và toán học.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cho biết ông sẽ không từ bỏ kế hoạch của mình về cải cách tiền học phí và cho phép một số trường có thể thu phí lên đến £9.000 một năm.

'Một điều vô cùng đáng xấu hổ'

Khi được hỏi liệu các cuộc biểu tình có nhắc ông tới những bất ổn người ta từng được chứng kiến dưới chính phủ Bảo thủ của bà Margaret Thatcher trong những năm 1980, ông Cameron nói: "Đã có các cuộc biểu tình, những cuộc biểu tình hòa bình và đôi khi cả những cuộc biểu tình sau đó đã trở thành khá tồi tệ, dưới thời của tất cả các chính phủ, vì vậy tôi không nhìn nhận nó như thế. "

Mười bốn người được điều trị vì các thương tích sau các cuộc biểu tình ở trung tâm London.

Chủ tịch Hội sinh viên quốc gia - NUS, Aaron Porter, nói với chương trình Buổi sáng của BBC là thành viên của họ đã mất đi rất nhiều cảm thông của công cộng "vì những gì đã xảy ra".

"Những gì chúng làm đó là huy động được 50.000 sinh viên mà tôi chắc chắn là đã thu hút được rất nhiều chú ý và đáng lẽ đã có thể gửi một thông điệp rõ ràng tới chính phủ," ông nói.

"Nhưng nếu naychúng tôi đang phải dành thời gian nói về cái đúng và sai của của trình trạng bạo động và những thiệt hại hình sự, thì thực sự trên nhiều khía cạnh tôi nghĩ rằng nó đã làm suy yếu lập luận của chúng tôi thay vì cho phép chúng tôi tập trung vào những thiệt hại cho các trường đại học và cao đẳng của chúng tôi."

Nhưng bà Clare Solomon, chủ tịch Hội sinh viên Đại học London, cho biết bà "không thấy có vấn đề gì với việc có hành động trực tiếp hoặc hành động xâm nhập" và bà dự báo sẽ có một làn sóng ngày càng tăng các cuộc biểu tình tương tự trong những tháng tới.

Bà nói thêm: "Đấy chỉ là một vài tấm kính cửa sổ tại trụ sở Đảng Bảo Thủ - những gì họ đang làm đối với nền giáo dục của chúng tôi là hàng triệu ... và họ muốn khiếu nại về chuyện một vài tấm cửa sổ."

Tại buổi Hỏi đáp ở Hạ viện hôm thứ Tư, Phó Thủ tướng Nick Clegg bị đảng Lao Động cáo buộc là đạo đức giả vì đảng Dân chủ Tự do đã hứa sẽ bỏ học phí hoàn toàn trong Bản tuyên ngôn tranh cử của họ.

Khi được hỏi về quyết định của mình ký một cam kết với Hiệp hội sinh viên quốc gia - NUS hứa hẹn chống lại bất kỳ việc gia tăng học phí nào, ông Clegg nói trong chương trình Daybreak của kênh ITV1: "Tôicó lẽ đáng ra phải cẩn thận hơn trong việc ký cam kết đó. Vào lúc ấy tôi nghĩ tôi có thể làm điều ."

Theo kế hoạch của chính phủ liên minh, sinh viên sẽ không phải trả bất cứ khoản tiền gì "ngay từ đầu" và sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ chỉ phải trả lại khoản vay học phí của họ một khi họ kiếm được công ăn việc làm với mức lương £ 21.000 hoặc cao hơn/một năm.

Tuy nhiên, NUS và những người phản đối khác cho rằng triển vọng với các khoản nợ lớn như vậy sẽ ngăn cản thanh niên từ các gia đình nghèo muốn đi học đại học.