Home Tin Tức Thời Sự Khoáng sản: Vũ khí kinh tế lợi hại của Bắc Kinh

Khoáng sản: Vũ khí kinh tế lợi hại của Bắc Kinh PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Phước   
Thứ Sáu, 29 Tháng 10 Năm 2010 08:11

Vụ rắc rối ngày 7 tháng 9 vừa qua ở gần vùng đảo tranh chấp Senkaku-Điếu Ngư, giữa tàu đánh cá Trung Quốc tàu tuần tra Nhật Bản,

đã đẩy quan hệ hai quốc gia láng giềng này đến bờ vực thẳm. Tình hình lại càng phức tạp khi xung đột chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với cơn sốt đất hiếm, loại khoáng sản cốt yếu của ngành công nghệ cao của Nhật.

Báo Libération ra hôm nay dành hai bải phản ánh sự việc này.

Một mỏ đất hiếm tại tỉnh Giang Tây Trung Quốc. (ảnh chụp 29/10/2010)
REUTERS/Stringer

Theo ngành hải quan Nhật, từ ngày 21 tháng 9, không có một containeur đất hiếm nào của Trung Quốc nhập vào Nhật Bản. Các nhà kinh doanh Nhật lại cho biết, lượng cung đất hiếm từ Trung Quốc đã giảm và thậm chí có những chuyến hàng đã đặt xong mà không được giao.

Libération đặt câu hỏi, liệu đây có phải là hành động trả thù của Bắc Kinh về vụ rắc rối ngày 7 tháng 9 nói trên ?

Chuyên gia kinh tế thuộc Đại học Tokyo, giáo sư Yoshi Murasawa thì nhận định : « Giảm xuất khẩu đất hiếm, có nghĩa là Trung Quốc đe dọa toàn bộ nền công nghiệp của Nhật. Chính sách tai hại này vi phạm luật thương mại quốc tế, ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế và việc làm ».

Trong bối cảnh đó, hình ảnh Trung Quốc trong lòng người Nhật đang xấu đi. Theo một nghiên cứu cho thấy, năm 2002, hơn 50% người Nhật có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc. Thế nhưng, hiện tại con số này tụt xuống dưới 25%.

Về phần mình, Bắc Kinh đã hai lần ra văn bản chính thức khẳng định không có chuyện Trung Quốc cho ngừng xuất khẩu khoáng sản chiến lược này, và cũng không có việc Bắc Kinh sử dụng đất hiếm để làm « công cụ mặc cả ».Thế nhưng, trong thực tế, mùa hè vừa qua, Trung Quốc đã giảm đến 72% lượng xuất khẩu đất hiếm so với cùng kỳ năm ngoái.

Để thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, Nhật Bản đang tìm đến những đối tác khác như Việt Nam, Canada và Braxin. Nhật cũng vừa ký với Ấn Độ một thỏa thuận khung, theo đó, Ấn Độ sẽ tiếp cận với công nghệ cao trong kỷ thuật khoan và thăm dò lòng đất, bù lại Ấn Độ sẽ cung cấp cho Nhật một số khoáng sản quý hiếm. Bộ trưởng ngoại giao Nhật cũng vừa cho biết nước này đã thỏa thuận hợp tác chặc chẻ với Hoa Kỳ trong việc nhập khẩu đất hiếm.

Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm không chỉ ảnh hưởng đến Nhật, mà còn đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để làm sáng tỏ hơn sự việc này, Libération có bài viết thứ hai : « Trung Quốc bắt đầu tỏ ra keo kiệt trong xuất khẩu đất hiếm »

Tác giả nhắc lại, năm 1992, trong một chuyến công du ở miến nam Trung Quốc, sau khi nghe giải thích về lợi ích của đất hiếm, ông Đặng Tiểu Bình đã hân hoan tuyên bố : « Trung Đông có dầu mỏ, còn Trung Quốc có đất hiếm ». Sau đó, Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu đất hiếm với định mức khổng lồ và giá cả thấp bất ngờ.

 Khu mỏ Moutain Pass ở Mỹ, và nhiều khu mỏ ở Úc đã đã phải đóng cửa. Nguyên nhân là do tác hại môi trường của quá trình khai thác đất hiếm là rất lớn, nhưng nguyên nhân chính là vì không cạnh tranh nổi với đất hiếm Trung Quốc.

 Kết quả là hiện tại, Trung Quốc gần như giữ thế độc quyền trên thị trường đất hiếm. Trong khi đó, phải ít nhất 10 năm nữa người ta mới có thể khai thác đất hiếm ở Uncraina, Braxin, Canada hay Úc.