Home Tin Tức Thời Sự Biến đổi khí hậu : Việt Nam trong số quốc gia bị đe dọa nhiều nhất

Biến đổi khí hậu : Việt Nam trong số quốc gia bị đe dọa nhiều nhất PDF Print E-mail
Tác Giả: Mai Vân / RFI   
Thứ Năm, 21 Tháng 10 Năm 2010 08:57

Các khu vực và quốc gia nào trên thế giới sẽ chiụ tác động trầm trọng nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu ?

 Nhật báo Pháp Le Monde đã trích dẫn một báo cáo vừa công bố ngày 20/01/2010, xếp hạng những quốc gia bị hiểm nguy nhiều : Việt Nam đứng hàng thứ 13 trong số 16 nước đầu tiên được nêu bật.

Cảnh lụt lội tai Hương Khê, Hà Tĩnh, ngày 18/10/2010.
REUTERS/Vietnam News Agency/Anh Tuan

Theo báo cáo của cơ quan Anh Quốc phân tích rủi ro Maplecroft, trong số những quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất trong 30 năm tới đây, đứng đầu bảnj là các nước vùng Nam Á : Bangladesh, Ấn Độ, kế đến là Madagascar , Nepal.

Tiếp theo sau là một số quốc gia Đông Phi và Đông Nam Á, theo thứ tự từ nặng đến nhẹ : Mozambic, Philippines, Zimbabwe, Miến Điện, Ethiopia, Cam Bốt, Việt Nam, Thái Lan, Malawi. Dù đang bị lụt lội nghiêm trọng, Pakistan lại ít rủi ro hơn Afghanistan và cả Haiti.

Theo bản báo cáo phân tích tình hình của 170 quốc gia, những nước ít bị ảnh hưởng nhất lại nằm ở vùng phía Bắc Châu Âu : từ Na Uy, Phần Lan đến Thụy Điển, Đan Mạch.

Cái mới, theo Le Monde, là khi phân tích để xếp hạng, Maplecroft không chỉ đánh giá về những hiện tượng tự nhiên mà các quốc gia phải đối phó như lũ lụt, đất lở, hạn hán, mực nước biển dâng cao gắn liền với khí hậu bị hâm nóng.

Trích dẫn chuyên gia của Maplecroft, tờ báo cho biết đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu quan tâm đến mức 'nhạy cảm' các quốc gia đối với hiện tượng thay đổi khí hậu, dựa trên những yếu tố như dân số, tình trạng nông nghiệp, hệ thống y tế, hạ tầng cơ sở và năng lực của các định chế tại các nước này, cũng như vấn đề kinh tế, xã hội của họ để thích nghi với những thay đổi, hay tranh thủ lợi thế.

Nếu những nước chịu hậu quả nặng nề nhất là những nước nghèo nhất, thì theo báo cáo của Marplecroft, một số nền kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới và tăng trưởng nhanh nhất cũng sẽ phải đối phó với những rủi ro lớn nhất cho cư dân của họ, cho hệ sinh thái và môi trường kinh doanh.

Trong số các nước được xếp vào diện đang vươn lên, Trung Quốc đứng hàng thứ 49 về mặt rủi ro nghiêm trọng, kém hơn Brazil đứng hàng thứ 81, trong khi Ấn Độ thì lại đứng hàng thứ 2 như nói trên.

 Theo phân tích của Marplecroft, sở dĩ Ấn Độ thuộc loại dễ bị tổn thương nhất, đó là vì dân số đông đảo của nước này, mực độ khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều, lệ thuộc gần như hoàn toàn vào nông nghiệp. Thêm vào đó là tình trạng nghèo túng trong dân chúng, vấn đề y tế nghiêm trọng.

Tuy nhiên Ấn Độ có một số ưu điểm như nợ quốc tế thấp, điều hành và quản lý tốt, chế độ ổn định, có thể làm tăng khả năng của nước này trong việc chống chọi với hiện tượng biến đổi khí hậu, khác hẳn với nước láng giềng Bangladesh, đứng đầu bảng về rủi ro : mật độ dân cư cao nhất thế giới, lại cùng cực, hoàn toàn lệ thuộc vào nông nghiệp, nhưng vừa bị lũ lụt vừa bị hạn hán. Chính quyền Bangladesh lại bị đánh giá là ''có ít năng lực nhất trong việc đối phó với những thay đổi, những thiên tai được dự báo''.

Còn trong các nước được gọi là 'the next eleven', tức là những nước có tiềm năng để trở nên những nền kinh tế có trọng lượng của kinh tế thế giới, và trong đó có Việt Nam, thì Việt Nam cùng với Philippines, Pakistan, đứng trước những mối ''rủi ro tột cùng''.

Tuy nhiên, nếu vùng Nam Á và Đông Nam Á, cũng như bờ biển Đông Phi sẽ phải đứng trước rất nhiều rủi ro như nói trên, Le Monde nhìn thấy là Châu Âu và Bắc Mỹ không phải hoàn toàn vô sự.

Tại Hoa Kỳ (hạng 129), có những vùng rộng lớn đứng trước nguy cơ lụt lội và hạn hán. Tại châu Âu, bị nguy hiểm nhất là Malta (hạng 74) và Rumani (hạng 88), phải đứng trước 'rủi ro cao'. Còn Pháp (hạng 133), thì có rủi ro loại trung bình.