Home Tin Tức Thời Sự Những tiếng kêu từ vùng lũ Quảng Bình (Kỳ cuối)

Những tiếng kêu từ vùng lũ Quảng Bình (Kỳ cuối) PDF Print E-mail
Tác Giả: Phóng sự của Liêu Thái/Người Việt   
Thứ Tư, 20 Tháng 10 Năm 2010 15:31

Cái nghèo hay đeo cái khổ...

Nhiều người dân Quảng Bình hiện đang khốn đốn vì chuyện cái ăn, chuyện cái mặc, chuyện chỗ trú thân cùng những trận nắng cháy, mưa chan và lũ cuồng có thể kéo đến đe dọa bất kì giờ phút nào, thì đâu đó, cũng ngay trên địa phận Quảng Bình, một đời sống vương giả, xa hoa và trọc phú vẫn đang ngự trị.

Nghiệt nỗi những ngôi nhà bị dính thiên tai lại là nhà nghèo, xây không kiên cố, nhà cấp bốn nằm tạm bợ, chỏng chơ giữa biển nước, đầu con gió.

Tôi đi một vòng quanh các huyện, các xã, các thôn, thị trấn, nhìn đâu cũng thấy phơi đồ ướt, lúa ướt, sách vở ướt... Trừ những khu như trung tâm thị trấn, trung tâm thành phố với những ngôi nhà nhiều tầng, kiên cố, kín cổng cao tường thì chẳng thấy dấu hiệu nào của thiên tai.

Những người đàn bà ngồi ghi số đề như thế này xuất hiện rất nhiều sau lũ lụt, có chừng 500 người ở huyện Lệ Thủy. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Chiếm tầm mắt tôi nhiều nhất có lẽ là người bán vé số, số đề, số lô tô. Họ ngồi rải rác khắp hai bên đường từ huyện này sang huyện khác, đi chừng hai trăm mét, thậm chí có nơi đi chừng vài chục mét đã gặp một người ngồi đặt chiếc bàn, mấy xấp vé, một tờ giấy than và mấy xấp giấy ghi số. Muốn mua vé số thì có vé số, muốn ghi số lô tô có lô tô, muốn ghi số đề cũng có nốt số đề.

Ghé lại một gốc bàng bên đường, nơi có người đàn bà ốm và xanh đang ngồi thiu thiu ngủ, tôi dừng xe, bóp còi, chị giật mình, dụi mắt hỏi ngay tôi mua vé hay ghi số đề. Tôi bảo từ từ, để tôi lựa thử có tấm nào thích thì mua, hoặc ghi số đề cũng chưa biết chừng. Tôi cô ý kéo dài thời gian lựa chọn để quan sát ra những quầy chung quanh và bắt chuyện với người phụ nữ này.

Nghe tôi hỏi về chuyện cứu trợ, hậu quả trận lụt, chuyện con cái học hành... Chị nói một lèo: “Miền (Mình-tiếng Quảng Bình) có hai đứa con, một đứa đi học và phụ vợ chồng miền nuôi đứa ở nhà, đứa ở nhà bị bại liệt, nghe mấy cụ cán bộ đến bảo là nó bị chất độc màu da cam và dặn miền khi có ai hỏi thì nói vậy, lúc đầu miền thấy cũng ngại quá nên khó nói, nhưng sau, mấy cụ cán bộ nói với miền đó là quyền lợi, là thu nhập, nếu miền không nói thì mất bạc triệu, miền thấy tiếc nên nói ẩu vậy...”

Tôi hỏi chị trước đây anh có đi kháng chiến, chiến đấu gì không và cháu bé tật nguyền năm nay bao nhiêu tuổi, nó là con trưởng hay con thứ của anh chị, chị trả lời: “Nó là đứa con thứ nhì, cũng là út của vợ chồng miền, anh chồng miền còn trẻ mà, trước đây có đi bộ đội nhưng đi ở huyện đội, chưa bao giờ ra chiến trường, nên miền nghĩ chắc chắn con miền không bị chất độc màu da cam gì đó được. Vả lại miền cũng chẳng bao giờ mong con mình bị chất đó vướng vào người, nếu như đứa em bị thì đứa chị cũng có chất đó trong người, miền lo lắm.”

Chị kể tiếp, “Thực ra miền không tin con miền bị nhưng do cụ cán bộ khuyên miền nhận là con nó bị da cam để được hưởng tiền đền bù. Mà cuối cùng thì thấy có tiền bạc gì đâu, thỉnh thoảng cũng có đoàn đến thăm nhà miền, ghi ghi chép chép rồi chụp hình.

Sau đó các cụ cán bộ dẫn họ đi ăn uống với nhau, miền có được cho đồng nào đâu, giỏi lắm cũng mấy gói mì, mấy hộp sữa. Chồng miền nói là nhà miền bị lợi dụng, từ nay sẽ khai thật là con miền không có dính chất da cam gì cả. Ðừng có nghe theo cán bộ mà mất liêm sỉ vô ích...!” Nói xong chị thở dài.

Tôi nhìn vào ngôi nhà trống, mái lợp bằng tôn cũ đã đen xỉn, mấy cánh cửa bị nước đánh sạt sệ nằm phía sau lưng chị và hỏi đó có phải là nhà chị, chị gật đầu, tôi bước vào bên trong. Một đứa bé nằm trên giường, da nó tái xanh, mắt mở tròn thao láo nhìn “kẻ lạ”.

Tôi chào và hỏi nó tên gì, nó chào tôi và nói yếu ớt là nó tên Hoài Hoa, năm nay 15 tuổi. Nó hỏi lại tôi tuổi nghĩa là gì, tôi nói tuổi được tính bằng số năm mình sống trên đời, nó hỏi tiếp sao không tính tuổi bằng số gói mì tôm mình ăn được mà phải tính bằng năm, tôi im lặng.

Một lúc sau tôi nói: “Chú tặng bé năm chục tuổi nhé, tuổi được tính bằng số mì tôm!”, nó gật đầu và cười... Chị cười, nhìn tôi, lắc đầu, mắt chị ướt.

Tôi hỏi chị có thể cho tôi chụp hình được không, chị lắc đầu: “Thôi xin anh, miền sợ lắm, ở đây các ông ấy hay thù vặt lắm, nội chuyện cứu trợ, danh sách cứu trợ đây mà các ông cứ ưu tiên danh sách cho gia đình mình, trong khi gia đình các ông nhà cao cửa rộng, có phương tiện đầy đủ, nghe động là các ông đã dọn dẹp sạch, có ướt át gì đâu, vậy mà quà cứu trợ cứ tuôn vào nhà các ông.

Những nhà nào mà các ông không ưa, ít qua lại thì tới lúc cứu trợ các ông cho thiếu điều ném qua cửa sổ, ném vào mặt... Ðừng chụp hình và đừng ghi tên miền tội nghiệp. À, cho miền hỏi là anh đi điều tra hậu quả để viết báo hay để báo cáo về trung ương vậy?”

Những nhà dính thiên tai luôn là những nhà nghèo, nhà xây tạm, nhà cấp 4, không đủ sức chống chọi với bão lũ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Tôi nói đùa: “Em là cán bộ trên trung ương gửi về để thăm bà con, về tới Quảng Bình thì gió thổi bay hết trơn tóc nên giờ trọc lóc vậy đây!”

 Người đàn bà nhìn chiếc đầu trọc của tôi cười hả hê, bà biết tôi nói đùa, bà buông câu: “Vậy nếu cán bộ có ở lại thị sát chị em trong thôn ra sao thì tối nay miền chỉ cho nha, lên chỗ nhà khách, ở đó chị em dài chân lắm, mà giá cũng rẻ, chắc là dư công tác phí mang về!”

Hai chị em cười ngặt nghẽo, cái cảm giác đói và lạnh xuyên qua da thịt đã tiêu tan sau trận cười. Tôi tạm biệt chị và đi sang một quầy khác.

Người đàn bà tôi gặp ở quầy thứ hai có vẻ như lớn tuổi hơn người tôi gặp lúc đầu, chị hỏi ngay: “Cán bộ đi điều tra hay nhà báo vậy he? Có đàng hoàng không đây?”, tôi cười: “Cán bộ mà cầu lộc cũng phải đàng hoàng chứ chị!”, chị cười.

Sau một hồi trò chuyện, tôi hỏi chị đang thiên tai vậy, cái ăn còn không có lấy đâu ra tiền để mua vé số, đánh đề hay đánh lô tô mà mọi người đổ xô đi bán nhiều quá vậy, chị trả lời: “Thực ra đâu có mấy người dân đánh số đề hay mua vé số đâu, miền thấy người ghi đề phần lớn là vợ cán bộ, cán bộ và người thân của họ, hoặc là những tay giàu có, thế lực, có hôm, có đứa chừng 15 tuổi ra ghi cả chục triệu tiền số đề, miền sợ không dám ghi, nó nói nó ghi cho bà B. vợ ông phó chủ tịch xã...”

Tôi hỏi chị mỗi ngày thu nhập được bao nhiêu từ tiền vé, chị nói kiếm được chừng 15 ngàn tới 30 ngàn đồng, với chị như vậy là quá tuyệt vời, không có gì để bàn cãi, khỏi phải ngồi mà trông đợi tiền của mấy ông nhà nước cứu trợ cho mỏi cổ.

Tôi gật đầu đồng tình nhưng cố gắng giữ im câu tôi định nói: “Chị có biết trong số tiền mà các cụ đi đánh đề, có cả tiền mồ hôi, xương máu và quà cứu trợ của bà con? Với khả năng như các cụ cán bộ, học lõm bõm vài ba chữ, kiến thức vỡ lòng, làm để có cái ăn đó còn chưa xong, lấy đâu ra nhà cao cửa rộng, tiền đi ăn chơi, đánh đề...” Nhưng tôi đã không nói câu này!

Tôi tạm biệt chị và đi tiếp, chị ngoắc tôi lại và cho tôi chụp hình nhưng với điều kiện chụp một người bạn của chị ngồi thay chỗ cho chị trên quầy vé, tôi hỏi vì sao phải làm vậy, chị nói vì an toàn cho chị. Tôi đưa máy bấm mấy tấm rồi tạm biệt chị. Khi tôi đi, chị còn dặn ngoái theo là đừng có ghi tên chị vào bài báo, tôi nói rằng chị đâu có cho tôi biết tên mà ghi, chị cười.

Tôi lại ghé vào một quầy ghi số khác, gần với xóm nhà Tướng Giáp [đặc biệt là trong xóm nhà Tướng Giáp không có dịch vụ bày ra đường này, nhưng khi tôi hỏi kĩ thì có nhiều người bán và nhiều người mua nhưng không công khai, họ lén lút...].

Người đàn bà bán vé, ghi số trả lời tôi rằng đây thuộc địa phận xã Thuận Phong - Lệ Thủy - Quảng Bình, có thể nói đây là cái rốn nước trong trận lụt vừa rồi bởi sự hợp lưu của dòng An Ðại từ phía Tây Bắc và dòng An Mã từ phía Tây Nam đổ về, trong vòng 3 giờ đồng hồ nước dâng lên hơn một mét, với tốc độ chóng mặt đó, bà con chỉ biết hốt hoảng lo cứu mạng người, bồng bế con nít người già mà trú ẩn, tài sản trôi sông trôi biển mặc kệ. Chính nhờ vậy mà làng không có người chết, chỉ mất mát, thiệt hại tài sản nhiều vô kể, gà lợn, trâu bò mất là chuyện quá bình thường trong trận lũ vừa qua.

Tôi hỏi chị cho đến nay nhà nước đã hỗ trợ gì cho bà con chưa, chị nói: “Có đó em, nhà nước cho miền mỗi người 3 gói mì tôm, và 8 lạng gạo, nhưng cho trước 3 gói mì, còn 8 lạng gạo thì hứa sẽ cho sau, mấy ngày rồi chưa thấy...” Tôi nhìn vào căn nhà sau lưng chị, cũng rách nát chẳng kém ai!

Sau một đoạn đường dài đi khảo sát, tôi hiểu ra được những người đàn bà tội nghiệp