Chính quyền địa phương gây khó khăn cho đoàn cứu trợ lũ lụt |
Tác Giả: Khánh An, phóng viên RFA |
Thứ Ba, 19 Tháng 10 Năm 2010 09:23 |
Bão lũ liên tục đổ xuống dải đất miền Trung trong những ngày này khiến cho hàng ngàn người dân phải lâm vào cảnh mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản. Người dân vùng lũ Hà Tĩnh đi nhận hàng cứu trợ bằng... bè chuối hôm 18/10. Photo courtesy of hatinh.vn Cần cứu trợ cấp thiết Những hình ảnh đau lòng về người dân miền Trung trong cảnh lũ lụt được đưa lên các phương tiện truyền thông đã khiến cho nhiều người dân phải lập tức bắt tay vào việc quyên góp và lên đường cứu trợ đồng bào, nhanh nhất vẫn là các bạn trẻ, các thiện nguyện viên và học sinh, sinh viên. An, một thành viên trong nhóm “Về với lũ”, vừa trở về từ chuyến đi cứu trợ 4 ngày ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Phía chính quyền người ta bảo “Tôi chả biết ông là ai cả nên tôi không hợp tác với ông”, không cho phép tự đi phát đồ mà phải thông qua người ta, là để đồ ở lại đấy rồi đi về, để cho người ta tự phát. Bạn An An cũng cho biết hiện nay nhiều nhóm cứu trợ đã chuyển hướng tặng các nhu yếu phẩm khác, thay vì ai cũng tặng mì gói như lâu nay, nhất là sau khi bài báo “Miền Trung: Xin đừng cứu trợ mì tôm nữa” được báo Vietnamnet đăng lên. An nói: “Thực ra là mì gói chỉ để người ta chống chọi ngay lúc đấy thôi, còn thực tế người ta cần gạo nhiều hơn, gạo để lâu dài hơn. Hiện tại thì người ta cần quần áo, sách vở, đồ ăn. Người ta mất hết rồi, chẳng còn gì cả. Có hỗ trợ (của chính phủ) đấy nhưng nó chẳng đáng vào đâu cả cho nên người ta vẫn cần, cần tất cả mọi thứ.” Linh, thành viên của nhóm “Đóng góp cứu trợ miền Trung” mới thành lập trên mạng chỉ hơn tuần nhưng đã quyên góp được số tiền lên đến hơn 400 triệu đồng và hơn 1.200 USD, cho biết nhóm của bạn tặng cho mỗi hộ dân một gói quà, trong đó bao gồm nhiều tặng phẩm cần thiết hằng ngày.
“Như hôm bọn em đi cũng rút kinh nghiệm là nhóm nào đi cũng tặng mì gói thì bọn em đã đổi sang thành gạo. Ai tặng mì thì bọn em cứ mang đi thôi chứ chủ trương của bọn em là không tặng mì. Các anh ấy vào trước thì em có chuẩn bị cho 200 suất quà gồm chăn màn, 5 cân gạo với một số nhu yếu phẩm như khăn mặt hay những đồ phụ nữ như băng vệ sinh, bọn em chuẩn bị hết tất cả những thứ ấy. Mỗi nhà sẽ nhận được một gói đó. Nói chung, em thấy những thứ đó họ cần dùng vì bây giờ mùa đông rồi nên cũng lạnh. Bọn em cũng có hô hào thêm quần áo nữa. Còn sắp tới thì bọn em sẽ phải mang bát đĩa, xoong nồi đi vì bây giờ nhà cửa trôi hết rồi, nhiều người cứ tặng mì với gạo nhưng bản thân họ đâu có nồi để nấu đâu. Ở những nơi gần đường chính một chút thì họ vẫn có thể mua, còn nếu ở xa như Tân Hóa, họ đang sống ở trong hang như thế họ ra họ cũng chẳng còn cái gì để dùng. Các bạn ở trường Bách Khoa cũng có tặng bọn em một ít bột để khử trùng nước thì họ cũng có thể làm sạch nước để dùng. Cái đó cũng hay hoặc có chị ủng hộ bọn em rất nhiều thuốc, thuốc đau bụng, thuốc nhỏ mắt, những cái đó là sau lũ sẽ bị dịch bệnh nhiều thì họ cũng có dùng.” “Thủ tục” để cứu người Bạn Linh “Vào đến trong đó thì chuyến đi đầu tiên mình không có tư cách pháp nhân nên là mặc dù là cứu trợ đấy nhưng bên trong đấy họ cũng gây một chút khó khăn. Phía chính quyền người ta bảo “Tôi chả biết ông là ai cả nên tôi không hợp tác với ông”, không cho phép tự đi phát đồ mà phải thông qua người ta, là để đồ ở lại đấy rồi đi về, để cho người ta tự phát. Nhưng mà mình làm việc thẳng trên tỉnh đoàn xuống, người ta điện thoại xuống thì họ mới cho làm.” Riêng nhóm “Đóng góp cứu trợ miền Trung”, do rút kinh nghiệm từ nhiều người, nên chọn giải pháp hợp tác với chính quyền để có thể đến được với người dân vùng lũ. Linh cho biết: “Cái này là bọn em mới làm nên bọn em cứ đi theo đường lối là đi qua xã. Còn các anh đã làm vài lần rồi, với cả các anh ấy có quan hệ với bên công an, có giấy giới thiệu rồi thì các anh ấy đi vào các vùng đấy dễ hơn. Chứ còn nếu chị không có giấy phép hay là thông báo từ trên xuống thì nhiều khi có đến xã thì người ta cũng không cho chị phát quà hay là họ sẽ yêu cầu nói chung là thủ tục cũng sẽ lằng nhằng. Nó sẽ có hai thái cực, tất nhiên là họ cũng khuyến khích những người đi ủng hộ đến tận nơi nhưng mà họ vẫn muốn là làm việc có chỉ thị từ trên xuống, chứ không phải ai cũng bộc phát vào đến tận nơi thì nhiều khi họ cũng không quản lý được hết.”
Những ngày qua, báo chí trong nước cũng đưa lên một vài trường hợp các “quan xã” đã dùng tiền cứu trợ để gửi vào tài khoản tiết kiệm riêng của các nhân. Trong khi đó, chính quyền ở xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh thì nhân dịp có tiền trợ giúp, bèn trừ ngay số tiền trên của mỗi hộ gia đình để xây cổng làng sau này. Chính những tiêu cực đã và đang xảy ra trên khiến cho nhiều người dân e ngại chuyện cứu trợ thông qua chính quyền địa phương. Không ít người khi bỏ tiền ra cho công tác cứu trợ đã hỏi đi hỏi lại là liệu số tiền trên có được đem đến trực tiếp cho người dân. Hiểu được những quan ngại trên nên hầu hết các nhóm đều cố gắng đến tận nơi và trao tận tay người dân số tiền, hàng cứu trợ. Linh kể lại kinh nghiệm của nhóm bạn: “Đợt vừa rồi thì bọn em phát thẳng cho họ. Chỉ có xã cuối cùng là do nước lên, mưa to quá, sợ ngập đường không về được nên bọn em gửi xã, xã ký nhận là nhận được bao nhiêu suất hoặc có thể mình đứng đó và xã phát luôn cho dân. Đại loại là mình không thể tránh được việc là họ bớt của mình vì mình có làm cách nào đi chăng nữa thì họ vẫn có cách họ bớt của mình, trừ khi là mình cho họ hẳn một khoản. Ví dụ như đợt vừa rồi bọn em có chuẩn bị những phong bì khoảng 1 triệu bọn em tặng luôn cho xã." Những ngày qua, trên các website xuất hiện rất nhiều hình ảnh thương tâm từ vùng lũ. Trong khi hàng ngàn người dân đang bị cô lập cần được giúp đỡ, bên ngoài hàng triệu người dân khác cũng đang tìm cách để đến với họ, thì chính quyền lẽ ra phải đóng vai trò làm cầu nối nhưng đáng tiếc ở nhiều nơi, tiêu cực vẫn diễn ra công khai trong cơ chế của những người được xem là “do dân, vì dân”. Chính vì những tiêu cực trên mà đã có những ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cải cách ngay trong những “thủ tục” để cứu người.
|