Bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch |
Tác Giả: Gia Minh, biên tập viên RFA |
Thứ Ba, 28 Tháng 9 Năm 2010 16:53 |
Nguồn nước sạch để sử dụng hiện là một quan tâm lớn đối với người dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu - vùng xa, từ vùng núi cao cho đến tận các vùng ven biển.
Vậy các biện pháp mà cơ quan chức năng đang tiến hành để bảo vệ nguồn tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu cuả người dân tại Việt Nam thế nào? Mục tiêu quốc gia Lâu nay, Việt Nam cũng có Chương trình Mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn, chiếm khoảng ba phần tư tổng dân số cuả Việt Nam. Tuy có những chương trình được triển khai như thế, nhưng cơ sở pháp lý cho việc quản lý các lưu vực sông, rồi công tác qui hoạch liên quan đến nguồn nước vẫn thiếu. Giáo sư Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Tài nguyên Nước và Môi trường Đông Nam Á nói về công tác thuộc loại ‘vĩ mô’ này: “Chương trình mục tiêu quốc gia phấn đấu trước mắt cho người dân, nhất là ở nông thôn có được nước hợp vệ sinh và nước sạch. Vừa qua kết thúc giai đoạn 2005- 2010, nay tiếp tục giai đoạn 2010-2015 / Ông Hồ Ngọc Hải "Vấn đề hiện nay không đơn giản. Phức tạp vì cần phải xây dựng cơ sở pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề liên quan bảo vệ nguồn nước. Trên cơ sở đó mới có thể quản lý các lưu vực sông thông qua các ban quản lý, mà hiện nay được gọi là ‘uỷ ban lưu vực sông’. Trước đây việc quản lý lưu vực sông do Bộ Nông Nghiệp-Phát triển Nông thôn, và bộ này đưa ra ‘hội đồng qui hoạch lưu vực sông’ theo điều 62 Luật Tài Nguyên Nước. Tuy nhiên đó thực chất không phải quản lý lưu vực sông theo đúng nghiã, nó không hoàn toàn khách quan trong tương quan với các ngành khác như thuỷ điện, khai khoáng, du lịch, dịch vụ, công nghiệp… đơn cử như công tác tổng hoà, phân bổ chia sẻ nguồn nước mỗi ngành cần sử dụng. Năm 2008, chính phủ có ra Nghị định 208 quản lý lưu vực sông; nhưng chồng chéo với luật; nên nay phải sửa đổi luật." Còn ở cấp địa phương, các chương trình liên quan vệ sinh nước sạch được thực hiện đến đâu? Ông Hồ Ngọc Hải, chủ tịch Hội Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn cho biết: "Chương trình mục tiêu quốc gia phấn đấu trước mắt cho người dân, nhất là ở nông thôn có được nước hợp vệ sinh và nước sạch. Vừa qua kết thúc giai đoạn 2005- 2010, nay tiếp tục giai đoạn 2010-2015; trong đó có hai mặt: Nhà nước bỏ ra một số tiền hỗ trợ các dự án cung cấp nước sạch ở nông thôn và vùng sâu,vùng xa. Mức hỗ trợ có thể từ 45- 90% cho các vùng sâu, vùng xa; thứ hai là nhân dân cũng tham gia đóng góp xây dựng các trạm cấp nước." Giáo sư Ngô Đình Tuấn cũng có cảnh giác liên quan vấn đề nguồn nước ngoại lai đang chiếm đến hơn 60% nguồn nước của Việt Nam, và những tác động thiên nhiên- môi trường, gây ảnh hưởng đến nguồn nước cuả Việt Nam để có biện pháp thích hợp: "Nguồn nước của Việt Nam bị chi phối bởi nguồn từ nước ngoài đến 62%. Hiện các nước họ cũng khai thác nhiều và họ không cho biết số liệu nên Việt Nam khó tính toán được. Chỉ có bốn quốc gia thuộc Uỷ hội Sông Mêkông mới có thông tin cho nhau thôi; chứ còn hai nước Miến Điện và đặc biệt Trung Quốc họ không cho biết cụ thể mức khai thác nước từ Sông Mêkông. Trung Quốc cho rằng Sông Mêkông không phải là sông quốc tế. Ngoài ra còn có vấn đề tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nuớc. Hiện các hồ thuỷ điện của Việt Nam như hồ Tuyên Quang, hồ Sơn La lẽ ra mức nước phải lên đến 190 mét; nhưng nay mới chỉ được chừng 140 mét mà thôi; còn hồ Hòa Bình là 107 mét … Đó là những vấn đề phải xem xét." Nhiều biện pháp hỗ trợ Trẻ em với nước sạch. Photo courtesy of cerwass.org.vn "Nhiều tổ chức quốc tế tham gia hỗ trợ trong chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam. Hội Nước sạch và Tài nguyên Môi trường có phối hợp cùng Tổ chức Đông – Tây Hội ngộ xây dựng một số trạm cấp nước tại một số vùng nông thôn, vùng sâu- vùng xa. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) ủng hộ xây dựng giếng khoan cho một số vùng nông thôn để có nước hợp vệ sinh để dùng. Chương trình này được đánh giá cũng có hiệu quả." Tiến sĩ Lâm Minh Triết, Viện truởng Viện Tài nguyên Nước cuả Việt Nam cho biết: "World Bank, ADB cũng có những dự án lớn và tiền đổ vào rất nhiều, như dự án cải tạo môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam đang tranh thủ rất nhiều tổ chức khác để có được nguồn vốn vay ưu đãi, học hỏi về công nghệ. Bất cứ nước nào muốn hợp tác, Việt Nam đều sẵn sàng, như các chương trình hợp tác với Đan Mạch, New Zealand. Các tỉnh cũng mong muốn có các dự án quốc tế để cải tạo những dòng sông tại điạ phương." Biện pháp thu tiền sử dụng tài nguyên nước được cơ quan chức năng và giới chuyên môn cho là một trong những cách thức có thể giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Ông Hồ Ngọc Hải nói về đề xuất đó: “Việt Nam đang tranh thủ rất nhiều tổ chức khác để có được nguồn vốn vay ưu đãi, học hỏi về công nghệ. Bất cứ nước nào muốn hợp tác, Việt Nam đều sẵn sàng, như các chương trình hợp tác với Đan Mạch, New Zealand. / Tiến sĩ Lâm Minh Triết "Lâu nay, nước, nhất là ở nông thôn chưa phải trả tiền. Nhưng đang có chương trình tuyên truyền cho người dân về việc trong tương lai cần phải trả tiền cho tài nguyên nước, ngay cả đối với giếng đào và giếng tự khoan. Hiện đang có chiến dịch truyền thông cho người dân cần phải tiết kiệm nước; ý thức về khả năng hữu hạn của nguồn nước Việt Nam. Nước là tài sản không phải sử dụng thế nào cũng được." Nước sạch là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Như giới chuyên gia cảnh báo, nguồn nước không phải là vô tận mà là hữu hạn nên tất cả cần có ý thức bảo vệ để không gây ảnh hưởng cho nguồn mạch sự sống đó.
|