Home Tin Tức Thời Sự Cách hành xử của công an CSVN đối với dân

Cách hành xử của công an CSVN đối với dân PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên RFA   
Thứ Bảy, 18 Tháng 9 Năm 2010 15:48

 Ngày càng nặng tay.

Trong thời gian gần đây, lối hành xử của giới mệnh danh công an nhân dân đối với chính người dân trong nước xem chừng như ngày càng nặng tay đáng ngại, khiến công luận âu lo.

Công An bắt người (ảnh minh họa). RFA file photo

Thanh Quang tìm hiểu về tình hình này và trình bày hầu quý vị sau đây.

Coi mạng người như cỏ rác
Báo mạng Lao Động hồi tháng 8 vừa rồi, một độc giả nêu lên nghi vấn rằng “Sao lúc này hiện tượng tạm giam người trái luật rồi…trả xác người về cho thân nhân, của những người mang trọng trách bảo đảm an toàn trật tự xã hội lại phổ biến đến mức đáng báo động như vậy?”

Hay, một ý kiến khác cũng trên số báo này phản ứng – nguyên văn – rằng “Tôi thật sự bàng hoàng và đau lòng. Làm sao mạng người có thể rẻ rúng đến mức như vậy?”

“Sao lúc này hiện tượng tạm giam người trái luật rồi…trả xác người về cho thân nhân, của những người mang trọng trách bảo đảm an toàn trật tự xã hội lại phổ biến đến mức đáng báo động như vậy?  / Một độc giả Báo mạng Lao Động

Những phản ứng đó xảy ra sau khi một trường hợp trở thành nạn nhân điển hình của công an, là anh Vũ Văn Hiền, bị tử vong trong đồn công an huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, khiến, theo lời báo Lao Động, “đứa con thơ chưa đầy 10 tuổi của anh trở thành côi cút” và “Người vợ góa cùng bà mẹ đẻ của anh…không thể nào thôi ray rứt”.

Bài “Ba con vịt ‘nuốt’ một mạng người” được tờ báo phổ biến có đoạn mở đầu rằng “ Chỉ vì mấy con vịt hay phá rối, hai mẹ con va chạm với nhau, bà mẹ trong lúc nóng giận đã làm đơn gởi đến cơ quan công an với mong muốn công an dọa cho đứa con một trận để nó ngoan hơn. Thế nhưng sau một ngày, cơ quan công an đã trả lại cho bà chiếc quan tài và xác chết đứa con trai”.

Hồi tháng 7 vừa rồi, báo mạng Nông Nghiệp có bài tựa đề “Một người dân chết tại trụ sở CSGT huyện Tân Yên, Bắc Giang”, khiến hàng trăm dân địa phương phẩn nộ, đưa thi thể nạn nhân – anh Nguyễn Văn Khương – tới cổng dinh của quan đầu tỉnh để yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết.


 Đoàn người biểu tình dài cả cây số, đưa quan tài lên UBND đòi giải thích sự việc công an đánh chêt người

Một người cảm thông tình cảnh bi thương này nên đã đích thân tới thăm gia đình anh Khương, là MS Nguyễn Trung Tôn, Quản nhiệm Hội Thánh Phúc Âm Toàn vẹn VN tại Thanh Hoá, cho biết:

“Tôi đã đích thân đến tận Bắc Giang rồi. Tôi đã đến gia đình bố cháu Khương rồi, đến quê hương đấy rồi. Nhưng tình trạng là người dân chỉ bức xúc lên một lúc rồi lại bị dập xuống. Nó tắt ngay đi thôi.”

Muốn gì thì đến đây
Thưa quý vị, chúng tôi tìm hiểu thêm tình hình này qua công an Bắc Giang, nhưng không tìm được câu trả lời thỏa đáng nào:

CA Bắc Giang: A lô!

Thanh Quang: Tôi xin gặp ông Nguyễn Đức Quyết, Phó CA TP Bắc Giang.

CA: Có việc gì hả anh? Anh có việc gì?

Thanh Quang: Tôi là Thanh Quang của đài ACTD bên Mỹ. Chúng tôi được biết là trong thời gian gần đây dân chúng ngày càng than phiền là công an…

CA Bắc Giang: Anh muốn biết thì anh đến đây trực tiếp gặp tôi. Tôi không nói qua điện thoại được.

Thưa quý vị, chuyện nữ sinh viên Hoàng thị Trà thuộc Đại học Thái Nguyên bị CA dí súng bắn trọng thương ở đùi chỉ vì quên đội nón bảo hiểm cũng khiến công luận khó hiểu về hành động của giới gọi là “công an nhân dân”.

Đánh gãy tay vì không đội mũ bảo hiểm
Trước đó không lâu, một trường hợp nạn nhân tiêu biểu khác bị giới bảo vệ nhân dân tại đồn CA thị xã Cầu Diễn, Hà Nội, đánh gãy tay vì không đội nón bảo hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Nạn nhân ấy, thầy truyền đạo Tin Lành Lê Duy Bắc, kể lại:

“Thì 5 người mà tôi biết là được bố trí sẵn, người thì bịt mắt tôi, người nắm tóc, người bóp cổ tôi, 2 người thì giữ 2 tay còn 1 người đánh tôi. Họ bẻ tay tôi ra đằng sau và có một vật tác động rất mạnh. Tay tôi lìa ra. Tôi kêu lên là tay tôi gãy rồi.

Thầy Lê Duy Bắc“Tôi không có điều kiện đội mũ bảo hiểm trong lúc đưa người đi cấp cứu. Khi trở về tôi cũng không thể mượn ở đâu được và không làm gì hơn được, trong khi chúng tôi có giấy tờ là đưa người đi cấp cứu. Nhưng CA vẫn không nghe, họ cứ ép tôi phải nhận sai. Do đó tôi có phản ứng lại, nói rằng CA ở đây không có tình người. Tôi rất bức xúc nên nói như vậy.

Khi ngồi xuống tôi vứt chìa khoá dưới chân thì lập tức họ hô là tôi ra phá trụ sở. Nhưng sự thật là tôi không hề phá chút nào trong trụ sở CA cả. Tôi không làm gì hết.

Thì 5 người mà tôi biết là được bố trí sẵn, người thì bịt mắt tôi, người nắm tóc, người bóp cổ tôi, 2 người thì giữ 2 tay còn 1 người đánh tôi. Họ bẻ tay tôi ra đằng sau và có một vật tác động rất mạnh. Tay tôi lìa ra. Tôi kêu lên là tay tôi gãy rồi. Chừng đó họ mới chịu bỏ ra và rồi đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đi họ bảo tôi là tên tội phạm nguy hiểm.”

Lên công an là từ chết tới bị thương
Thưa quý vị, công an đánh gãy tay Thầy Truyền Đạo Lê Duy Bắc vì ông bất đắc dĩ không kịp tìm nón bảo hiểm khiến người ta liên tưởng đến trường hợp gây nhiều sửng sốt trong công luận trong và ngoài nước liên quan Giáo xứ Cồn Dầu. Sau cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Thành Năm, người khiêng quan tài cụ Đặng Thị Tân khiến bị công an bắt lên đồn nhiều lần và lần cuối cùng anh trở về nhà mình đầy thương tích, và rồi tử vong.

Sau lần công an đàn áp tàn bạo những giáo dân đưa đám ở Cồn Dầu mà có người mô tả là “máu nhuộm cánh đồng vàng”, hiện 6 nạn nhân vẫn còn bị công an Cồn Dầu giam giữ khiến bà Nguyễn Thị Phương thương chồng – là 1 trong những nạn nhân này, đã lên tiếng với Đài ACTD như sau:


 Bàn thờ anh Toma Nguyễn Thành Năm và người vợ góa Chị Hồng Anh. Photo courtesy of JB Nguyen Huu Vinh.

“Về tinh thần ảnh không còn chi hết trơn, ảnh lo sợ không biết có bị công an đánh đập chi mà ảnh lo sợ quá sức (khóc). Không biết công an có ép cung ảnh không, có bắt ảnh chịu tội này nọ không (khóc). Tinh thần ảnh quá sa sút (khóc). Ảnh không có tội chi mà cũng bị bắt điều tra. Người ta có ép chi ảnh không mà tinh thần sa sút quá (khóc).”

Thưa quý vị, vừa rồi chỉ là một thiểu số trường hợp điển hình của rất nhiều trường hợp nạn nhân vào tay công an nhân dân mà nhiều người cáo giác là “từ chết tới bị thương”.

Nhưng khi được hỏi về hành động không mấy được lòng dân này, thì giới công an thường tránh né. Chẳng hạn như một quan chức công an ở Hải Phòng trả lời chúng tôi sau đây:

CA Hải Phòng: A lô.

Thanh Quang: Xin được gặp ông Thảo, công an Hải Phòng.

CA Hải Phòng: Có gì đấy?

Thanh Quang: Thưa ông, tôi là Thanh Quang của đài ACTD bên Mỹ. Chúng tôi được tin là trong thời gian gần đây, nhiều chuyện xảy ra đáng tiếc, liên quan công an…

CA Hải Phòng: Tôi không biết được đâu. Không liên quan, tôi không biết được nhé.”

Công an bây giờ ghê lắm!
Nhận xét về hành động như vừa nói của công an hiện nay, MS Nguyễn Trung Tôn, cũng từng là nạn nhân của công an, cho biết:

“Thực trạng ở VN là như vậy, không còn gì để nói nữa. Luật pháp nằm trong tay đảng CS. Mà đảng CS nói sao thì nó là vậy.

“Thằng công an nó ghê lắm, nó bao trùm cả Tòa án, nó bao trùm cả Viện Kiểm sát.

LS Trần LâmHọ nói là cầm mũ bảo hiểm đánh chết người thì là cầm mũ bảo hiểm đánh chết người. Mà họ nói là không đội mũ bảo hiểm đánh chết người là không đội mũ bảo hiểm đánh chết người. Họ nói súng bắn cướp cò thì là súng cướp cò. Họ nói vi phạm luật giao thông là vi phạm luật giao thông. Họ nói nghiện ma túy chết thì là nghiện ma tuý chết.

Đâu có còn cái gì là luật pháp nữa đâu. Đảng nói sao thì nó là vậy. Mà báo chí trong nước thì họ cũng đăng vậy. Đăng vậy thì dân họ biết vậy.”

Thầy Lê Duy Bắc có cái nhìn tổng quát về ngành CAVN:  “Có điều tôi nhìn chung, đó là sự non yếu, ấu trĩ của ngành CAVN. Đặc biệt thời điểm này, họ có cách nhìn rất thiển cận. Và tôi cũng cảm thấy rất là hỗ thẹn cho những người làm điều đó.

Điều đáng nói ở đây là những hành động sai trái của công an không thể hiện trên văn bản. Hiến pháp và luật pháp thì rất tốt, nhưng thực tế thì họ nói một đàng mà làm một nẻo. Tình trạng chung của cả nước bây giờ mà tôi nhìn thấy về ngành công an mà lấy làm buồn. Bởi vì nó đi ngược lại những gì mà trong trường đã dạy từ khi tôi còn nhỏ, được học như vậy.

 Thầy Lê Duy Bắc bị đánh gãy tay vì không đội mũ bảo hiểm. Photo courtesy of tinlanhbiengiao.net.

Bây giờ tôi rất buồn cho đất nước VN khi chúng tôi sống trong cảnh phải chịu áp lực từ công an, từ chính quyền mỗi ngày. Nói cho đúng hơn, vấn đề không riêng gì ngành công an, mà cả hệ thống chính quyền đều gây bức xúc cho người dân.

Họ kêu gọi là “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng tôi thấy chúng tôi như con cá ở trong chậu, không phải ở được ngoài sông, biển. Đó là hưởng tự do như họ nói.”

Thưa quý vị, tình hình này khiến có lần LS lão thành Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Tối Cao, sau khi lưu ý hành động công an “nếu không có lệnh mà bắt giam là sai rồi”, đã phải đề cập tới thực trạng rằng ở VN hiện nay – nguyên văn lời LS Trần Lâm, “Thằng công an nó ghê lắm, nó bao trùm cả Tòa án, nó bao trùm cả Viện Kiểm sát”.

Tình trạng này không biết đến bao giờ mới chấm dứt trong khi VN luôn cố gắng hội nhập với thế giới bằng những thông tin hết sức tốt đẹp về cách hành xử với người dân của mình.