Nhân Chuyến Viếng Thăm Của Đức Giáo Hoàng, Nhà Báo Leo McKinstry Xin Trở Lại Công Giáo |
Tác Giả: Trần Mạnh Trác |
Thứ Năm, 16 Tháng 9 Năm 2010 09:17 |
Ông đã tìm thấy một cái nhìn sâu sắc đột ngột về tôn giáo trong một nhà thờ Venise. London, Anh quốc, ngày 15 tháng 9 năm 2010. - Nhà báo nổi danh Leo McKinstry ở Belfast đã so sánh tình trạng bài Công giáo xẩy ra trước cuộc viếng thăm Anh quốc của đức Giáo hoàng với tình trạng bè phái của Bắc Ireland trong thời chiến tranh. Ông liên kết những chống đối này với tinh thần "xu thời đang thịnh hành trong thời đại chúng ta" (politically correct spirit of our age), tinh thần này nhấn mạnh đến chủ nghĩa tương đối và đề cao sự tìm kiếm những thỏa mãn cá nhân. McKinstry, một nhà báo bảo thủ đã viết nhiều sách, thông báo sẽ trở lại đạo Công giáo trong tờ The Daily Mail, số ra ngày thứ ba. Ông cho biết ông đã tìm thấy một cái nhìn sâu sắc đột ngột về tôn giáo trong một nhà thờ Venise, và ông nhận ra rằng các nghi lễ "rất văn vẻ và biểu tượng" (“poetry and symbolism”) của Công giáo là những khí cụ làm thăng tiến tâm linh. Sự cải đạo của ông có vẻ "bất thường" bởi vì ông đã trưởng thành trong một xã hội tin lành ở Ulster. Và sự chuyển đổi này cũng đi ngược với "tính chất thế tục mạnh mẽ " chống Kitô giáo của nước Anh hiện đại, nơi mà Giáo hội Công giáo bị cho là "lỗi thời, phản động, không thích hợp và đầy mê tín dị đoan." "Tình trạng chống Công giáo đã thể hiện rõ ràng trong những tuần ngay trứơc cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Benedict, phần nhiều là do những người vô thần đề xướng, họ nhân danh lòng khoan dung, nhưng đã tỏ ra hoàn toàn bất khoan dung với đức tin truyền thống của Kitô giáo, " McKinstry viết. Ông nói thêm rằng ông nhận thấy một sự tương đồng giữa nạn bè phái Bắc Ireland và tình trạng chống giáo hoàng ở Anh ngày hôm nay. Có thể so sánh những sự ồn ào điên cuống của đòan quân thế tục ngày nay với những cuộc biểu tình chống chuyến thăm của đức Giáo hoàng Benedict đến Glasgow do bộ trưởng tin lành (giám mục) Ian Paisley cổ vũ," McKinstry nhận xét. Những ồn áo điên cuồng nhất có thể kể đến nhà văn vô thần Richard Dawkins, đã mô tả Đức Giáo Hoàng là "một tên tội phạm đểu cáng dâm dật trong bộ áo nhà tu". Theo sau là nữ sĩ Claire Rayner thì tuyên bố là bà chưa bao giờ thấy "ác cảm chống lại bất kỳ cá nhân nào như là với sinh vật này." Bà ta nói thêm "Quan điểm của ông ta thì kinh tởm, đáng xua đuổi và như vậy làm tổn hại lớn lao cho phần còn lại của chúng ta cho nên điều duy nhất phải làm là lọai trừ ông ta". Theo quan điểm của McKinstry, các ý kiến này là "đáng báo động nhưng hầu như không đáng ngạc nhiên" trong một xã hội mà người Công giáo bị "thiệt thòi và bị khinh thường." Trong khi một số hận thù có thể là do phản ứng từ các lạm dụng đáng xấu hổ của hàng giáo sĩ của Giáo Hội, nhưng McKinstry nói thật là "vô lý" khi sử dụng chiêu bài này làm cớ để tiêu diệt Giáo Hội. Ông chống lại ý kiến cho rằng Đức Giáo Hoàng âm mưu che đậy sự lạm dụng ở Đức, vì đây là những tố cáo "không có chứng cứ tài liệu." Trong khi các trường hợp ở Mỹ thì không có liên quan nào đến ĐGH cả. "Thật vậy, tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng là một người thánh thiện, toàn vẹn và trí tuệ tuyệt vời," McKinstry viết trong The Daily Mail. Sự đối kháng chống lại Công giáo đi "sâu" hơn là một phản ứng với sự lạm dụng trẻ em. "Thực tế là đạo Công giáo đã hoàn toàn lạc điệu với tinh thần cấp tiến và tinh thần xu thời ngày nay, trọng tâm thời trang ngày hôm nay là chủ nghĩa tương đối về mặt đạo đức, chủ nghĩa đa văn hóa và sự tìm kiếm thỏa mãn cá nhân", ông tiếp tục, và ông cho rằng các nhà lãnh đạo dân sự không thể chịu đựng nổi sự tồn tại của một định chế nào khác ngòai một chế độ "do nhà nước thống trị, chống gia đình, đa dạng về cách nhìn về thế giới" của họ. Vì thế, họ điên cuồng khi thấy Giáo Hội đối lập với việc phân phối bao cao su ở châu Phi và đổ lỗi cho Đức Giáo Hoàng gây ra cái chết của hàng triệu người HIV/AIDS ở đây. McKinstry than phiền rằng họ đã bỏ qua những công việc anh hùng của các tình nguyện viên Công giáo và họ cũng bỏ qua cái thực tế là "lý tưởng tự chế" mà giáo hội cổ vũ thì "thường có kết quả tốt hơn tất cả các chiến dịch nâng cao nhận thức về giới tính hợp thời trang của họ." McKinstry cũng chỉ trích sự "đạo đức giả" to lớn trong phong trào chống Công giáo, vì nhiều nhà lãnh đạo đã thích dỗ dành những "dân quân Hồi giáo quá khích" bởi vì họ tin rằng người Hồi giáo là một thiểu số bị áp bức. "Vì vậy, họ có những quan điểm kỳ lạ là phải cấm Thánh Giá và cấm cầu nguyện nơi công cộng, trong khi cấu kết với sự truyền bá luật Sharia". McKinstry cho biết ông đã quay về với đạo Công giáo vì nó là một bức tường "bảo vệ nền văn minh Kitô giáo chống lại chủ nghĩa thế tục. Đây là căn bản Thiên Chúa giáo đã cho chúng ta cái cơ sở đạo đức để xây dựng nên các xã hội vỉ đại của chúng ta. Chịu thua trước những chương trình cấp tiến thì có nghĩa là để mặc cho xã hội xuy xụp". Ông kết luận rằng những luận điệu chống Công giáo đã không hiểu rằng đức tin là một liên quan đến tính siêu việt, chứ không phải là một liên quan tới chính trị thời trang. McKinstry cho biết ông cảm thấy an lành khi đọc lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu: "Hãy trả cho Caesar những gì là của Caesar và cho Thiên Chúa những gì là của Thiên Chúa."
|