Home Tin Tức Thời Sự Mỹ sẽ tấn công Iran bằng đường không?

Mỹ sẽ tấn công Iran bằng đường không? PDF Print E-mail
Tác Giả: Theo VTCnews   
Thứ Tư, 15 Tháng 9 Năm 2010 10:10

 Việc bán vũ khí cho Ả Rập là một dấu hiệu khởi đầu.

Giới chuyên gia phân tích và bình luận cho rằng, hợp đồng vũ khí lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Mỹ cho Ả Rập Xê Út là bước đệm khởi đầu để Mỹ tấn công vào Iran bằng đường không.


Mỹ có thể sử dụng không quân của các nước đồng minh ở Trung Đông để tấn công Iran.
 

Hiện nay, Hạ viện Mỹ vẫn đang cân nhắc để thông qua hợp đồng bán vũ khí lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Mỹ (vài trăm chiếc tiêm kích phản lực và máy bay trực thăng chiến đấu với tổng trị giá hợp đồng lên tới 60 tỷ USD) cho Ả Rập Xê Út, quốc gia nằm liền kề với Iran.

Nhiều chuyên gia phân tích và bình luận nhận định rằng, mục đích chính của hợp đồng đặc cách này cho Ả Rập Xê Út là nhằm thiết lập và củng cố liên minh quân sự ở Trung Đông chống lại Iran, bảo đảm ưu thế vượt trội về đường không trước quốc gia Hồi giáo này.


Máy bay tiêm kích F-15/SA. 

Mặc dù không chính thức tiết lộ “danh tính” của vài trăm chiếc máy bay và máy bay trực thăng cho Ả Rập Xê Út, song theo một số nguồn tin dấu tên từ Lầu Năm Góc, hợp đồng quân sự lớn nhất từ trước tới nay cho Ả Rập Xê Út bao gồm có 84 máy bay tiêm kích mới F-15/SA, 70 máy bay chiến đấu đã nâng cấp và cải tiến, 70 máy bay trực thăng tấn công Apache, 72 máy bay trực thăng tấn công Black Hawk và 36 máy bay trực thăng AH-6 Little Bird, đồng thời còn có cả bom, tên lửa mang đầu đạn dẫn đường vệ tinh và laser.

Ngoài số lượng lớn máy bay và máy bay trực thăng trang bị cho quốc gia Trung Đông (Ả Rập Xê Út) thì điều rất đáng chú ý ở đây chính là chủng loại phương tiện. Gần như tất cả số máy bay và máy bay trực thăng này đều là phiên bản tấn công.

Mặc dù không chính thức thừa nhận song động thái này cũng khó tránh khỏi mối ngờ vực: Mỹ đang vũ trang hóa cho các đồng minh Trung Đông để chuẩn bị tấn công đường không vào Iran hoặc ít ra cũng là để chuẩn bị cho một kế sách lâu dài chống quốc gia Hồi giáo cứng đầu nhất thế giới ở khu vực Trung Đông.


Máy bay trực thăng tấn công Apache.
 

Tuy nhiên, mọi việc sẽ trở nên rõ ràng hơn chỉ khi Hạ viện Mỹ chính thức thông qua hợp đồng “siêu khủng” này.

Để đơn giản hóa quá trình thông qua các văn bản, dự án, hợp đồng trước Hạ viện, Tổng thống Barack Obama đã bổ sung thêm một số vị trí làm việc mới trong Hạ viện mà các Nghị sỹ Mỹ chưa chắc đã muốn từ bỏ, đặc biệt là ngay trước thềm bầu cử Nghị viện giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11 tới.

Về phần mình, đại diện phía Nhà Trắng khẳng định, nếu hợp đồng quân sự lớn này được thông qua thì các Tập đoàn lớn như Northrop Grumman, Lockheed Martin và General Electric sẽ có thể giữ vững công ăn việc làm cho khoảng 75.000 nhân công.


Máy bay trực thăng Black Hawk.
 

Mặc dù hợp đồng vẫn chưa được chính thức thông qua, song thông tin này đã không khỏi khiến cho đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông là Israel lo ngại và “ghen tị” khi cho rằng, việc vũ khí hóa cho Ả Rập Xê Út sẽ làm phá hủy thế cân bằng lực lượng trong khu vực.

Để trấn an tinh thần của “ông bạn” đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông, Tổng thống Obama khẳng định, mối lo ngại của Israel sẽ không thể xảy ra vì Mỹ sẽ chỉ cung cấp máy bay và máy bay trực thăng cho Ả Rập Xê Út chứ không cung cấp tên lửa tầm xa, hơn nữa khi Ả Rập Xê Út có được F-15 thì trong biên chế của Israel đã có F-35 hiện đại hơn nhiều.


Máy bay trực thăng AH-6 Little Bird
 

Đồng nhất với nhận định của Tổng thống Obama, phát biểu trước báo giới trong buổi họp báo về hợp đồng quân sự lớn này, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phục trách thông tin xã hội và báo chí Phillip Crawley cho biết, “trọng tâm” trong chính sách của Washington tại Trung Đông chính là “bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực”.

Theo kế hoạch, nếu Hạ viện Mỹ thông qua hợp đồng quân sự lớn này thì quá trình cung cấp nó cho Ả Rập Xê Út sẽ kéo dài trong khoảng 10 năm tới.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang tiến hành xem xét cung cấp một số hệ thống trang bị quân sự khác cho Hải quân như tàu tuần phòng ven biển và tổ hợp tên lửa phòng không Taad với tổng trị giá ước tính lên tới 30 tỷ USD.