Home Tin Tức Thời Sự Về vụ Thái Lan ngăn ông Võ Văn Ái

Về vụ Thái Lan ngăn ông Võ Văn Ái PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Ba, 14 Tháng 9 Năm 2010 06:54

Tờ Christian Science Monitor (CSM) nhận định việc Thái Lan ngăn hai nhà vận động nhân quyền nhập cảnh

vì yêu cầu của Việt Nam trong bối cảnh Asean và Trung Quốc.

 

Một số tờ báo gồm cả Bangkok Post đặt câu hỏi về hồ sơ nhân quyền của chính phủ Thái

Bài của Simon Montlake trên trang của CSMhôm 13/9 nói vụ ngăn ông Võ Văn Ái và cộng sự đến dự họp báo của CLB Phóng viên Nước ngoài tại Bangkok (FCCT) "chắc chắn sẽ khiến Việt Nam hài lòng".

Nhưng tác giả cũng nói đây lời nhắc nhở đến ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.

Vụ việc là lý do cho thấy "tại sao Đức Đạt Lai Lạt Ma không được hoan nghênh tại các nước muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc".

Bài báo cũng đánh giá sự tụt dốc của Thái Lan trong vòng năm năm qua theo các tiêu chuẩn tự do dù trước đó, nước này có tiếng là cởi mở so với các quốc gia láng giềng:

"Trong 5 năm biến động chính trị, danh giá của Thái Lan đã trượt dốc cùng việc kiểm duyệt truyền thông và các hình thức trấn áp khác tăng lên nhanh,"

"Năm 2009, các hành xử trái nhân quyền bị phê phán sau khi quân đội Thái kéo gần 1000 người tỵ nạn Hồi giáo từ Miến Điện ra ngoài biển và bỏ ở đó với chỉ chút ít thức ăn, nước uống."

Tuy nhiên, theo tác giả, hiện chưa rõ Thái Lan sẽ mong đợi Việt Nam "lại quả" bằng cái gì cho vụ việc liên quan đến ông Võ Văn Ái vừa qua.

Quyết định này làm ảnh hưởng đến hình ảnh trong khu vực của Thái Lan như một vương quốc đang che đậy hồ sơ nhân quyền xấu của các nước thành viên khác trong Asean." / Sunai Phasuk
Tác giả chỉ phỏng đoán rằng may ra "tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sẽ giúp ích cho Thái Lan trong cuộc tranh chấp biên giới với Campuchia".

Có vẻ như điều khiến tác giả Simon Montlake đi đến câu hỏi đó là sự khác biệt giữa cách đối xử của Thái Lan với vấn đề Miến Điện và Việt Nam.

Các tổ chức phê phán chính quyền quân nhân Miến Điện thường được phép phát biểu, hội họp ở Thái Lan.

Nhưng với Việt Nam thì không, cụ thể là qua vụ cấm ông Võ Văn Ái và bà Penelope Faulkner từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, có trụ sở tại Paris tới Bangkok để thực hiện một cuộc họp báo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam vào hôm 13/09.

Trả lời BBC ông Võ Văn Ái cho hay tại cuộc họp báo được lên kế hoạch, Ủy ban của ông cùng một tổ chức khác là Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền dự kiến sẽ công bố phúc trình"Từ Viễn mơ đến Thực tế: Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của Asean".

Ông cũng cho hay dù đã có visa, ông Ái và bà Faulkner được Sứ quán Thái Lan ở Paris cảnh báo không nên đến Thái Lan.

Bà Faulker sau vẫn ra phi trường thì được hàng không Thái Lan ngăn lại không cho đi.

Cuộc họp báo dự kiến tại Bangkok sau đã bị hủy bỏ, sau sự can thiệp của Bộ Ngoại giao Thái Lan.

Ý kiến khác nhau

Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Thái Thaini Thongpakdi gửi công văn tới FCCT nói:

"Chính quyền Hoàng gia Thái Lan coi trọng các nguyên tắc tự do ngôn luận và đa dạng quan điểm, thế nhưng lâu nay cũng có lập trường là không cho phép các tổ chức và cá nhân sử dụng Thái Lan để thực hiện các hoạt động chống lại các quốc gia khác."

Hiện Asean đang làm việc để đưa vào áp dụng Hiến chương Nhân quyền của Hiệp hội được lãnh đạo khối thông qua không lâu trước đây.

Tại Thái Lan, Bộ trưởng Tư pháp đồng thời là tướng công an Chidchai Vanasatidya hồi tháng 8 năm nay cam kết ủng hộ công việc của Nhóm Công tác Thái Lan thuộc Cơ chế Nhân quyền Asean.

Theo trang web của Asean (Bấm aseanhrmech.org), ông Chidchai Vanasatidya cũng hứa sẽ hỗ trợ các tổ chức vận động cho nhân quyền.

Nhưng nay, chính báo Thái Lan, tờ Bangkok Post cùng ngày 13/9 thì có bài trích lời ban tổ chức FCCT phê phán quyết định của chính quyền.

Ông Võ Văn Ái bị báo chí Việt Nam phê phán

Bài báo cũng ghi nhận ý kiến của nhà tư vấn cho Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch, bộ phận đóng ở Thái Lan là Sunai Phasuk nói vụ việc "làm hoen ố nỗ lực của chính phủ muốn cải thiện hình ảnh về nhân quyền sau đợt giải tán phe áo đỏ hồi tháng 5".

"Quyết định này làm ảnh hưởng đến hình ảnh trong khu vực của Thái Lan như một vương quốc đang 'che đậy hồ sơ nhân quyền xấu' của các nước thành viên khác trong Asean."

Gần đây có tin Malaysia trục xuất ông Bấm Trần Ngọc Thành, quốc tịch Ba Lan, chủ tịch Ủy ban bảo vệ lao động người Việt Nam khi ông đến Malaysia hoạt động trong giới lao động người Việt.

Cũng liên quan đến vụ ông Võ Văn Á, báo chí Bắc Mỹ đăng bài của hãng AP so sánh Thái Lan và Việt Nam trong lĩnh vực kiểm soát truyền thông.

"Thái Lan bị phê phán gần đây vì hạn chế tự do báo chí. Các trang web và ấn bản chống chính phủ bị kiểm duyệt với cáo buộc nhà nước đưa ra rằng chúng thôi thúc các cuộc phản đối chính trị,"

"Việt Nam kiểm soát truyền thông chặt chẽ và các nhóm nhân quyền nói giới nhà báo và cầm bút bị bắt, đuổi việc hoặc phạt vì phê phán chính phủ hoặc vì cung cấp thông tin cho mà chính quyền cho là tế nhị."

Về phía mình, chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ những các buộc của các tổ chức nhân quyền ở bên ngoài nêu ra.

Riêng về ông Võ Văn Ái, báo chí trong nước, đặc biệt là tờ Bấm Công an Nhân dân thường có các bài phê phán ông và tổ chức Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam với lời lẽ nặng nề.

Một bài hồi 2009 trên báo này viết rằng ông Ái là "một trong những người trí thức, có trình độ trong đám phản động, lưu vong ở nước ngoài, chuyên nghề câu kết với một số đối tượng cơ hội chính trị trong nước và các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo để kích động gây rối xã hội Việt Nam".