Home Tin Tức Thời Sự Chủ tiệm phở Viet House bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt

Chủ tiệm phở Viet House bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt PDF Print E-mail
Tác Giả: Thanh Trúc, phóng viên RFA   
Thứ Hai, 13 Tháng 9 Năm 2010 15:28

Một người Mỹ gốc Việt ở bang Virginia, chủ nhân ba tiệm phở có tên là Viet House, bị cảnh sát Mỹ bắt vì chứa chấp

 và thuê mướn những người cư ngụ bất hợp pháp làm việc trong các tiệm phở.

Một tiệm phở Viet House ở tiểu bang Virginia do ông Bùi Kiệt làm chủ
Photo courtesy of flickriver.com

Người bị bắt là ông Bùi Kiệt ở vùng Centreville, tiểu bang Virginia.

Bản tin của ICE, cơ quan chuyên trách an ninh xuyên biên giới trực thuộc Bộ Nội An Hoa Kỳ, không cho biết các cư dân bất hợp pháp mà ông Bùi Kiệt mướn làm việc trong ba quán phở của ông ta là người Việt Nam hay người thuộc sắc dân nào.

Một cư dân Virginia, thường ghé  đến một trong ba tiệm phở của Viet House, cho biết:

“Nếu họ (nhân công) không có quốc tịch Mỹ và không có thẻ xanh thì phải đòi hỏi họ có tờ giấy EAD trước khi mướn. Dù trả bằng check hay bằng tiền mặt thì cũng phải đòi hỏi những giấy tờ như vậy, đó là luật qui định. / Ông Đỗ Quang Tỏa

Tới tiệm ăn đó thì tôi thấy những người hầu bàn và bưng thức ăn cho khách là người Việt Nam và người Mễ Tây Cơ. Tiệm đó nằm trong vùng Virginia.   
Một khách hàng khác của tiệm phở Viet House:

Tại vì gần nhà thành gia đình mình hay chạy lên đó ăn. Có một người Mễ bưng phở, còn lấy order là những cô Việt Nam. Tôi có nói chuyện sơ qua với họ, khi thì mấy cô gái khi thì mấy cậu con trai, có giọng Nam, có giọng Bắc, họ cũng thay đổi hoài.

Luật pháp Hoa Kỳ

Cần biết luật Hoa Kỳ nghiêm cấm hành động thuê mướn những người cư trú bất hợp pháp vào làm nhân viên, nhân công hay người giúp việc vì hầu hết những người đó không có giấy phép làm việc tại Hoa Kỳ. 

Theo hồ sơ tòa án, từ tháng Tư 2005 đến tháng Tư 2010, chủ nhân Bùi Kiệt của ba quán phở Viet House đã chứa chấp và thuê mướn ít nhất bảy người không có giấy phép làm việc tại Hoa Kỳ và trả lương cho họ bằng tiền mặt.

Thêm vào đó, ông Bùi Kiệt còn bị cáo buộc tội không ghi chép và lưu giữ giấy tờ trả lương cho nhân viên, cũng không khai báo với Ủy Ban Tuyển Dụng Virginia về những người ông thuê trong ba tiệm phở của ông ta.


 Quầy tính tiền của một tiệm phở Viet House. Photo courtesy of yelp.com

 Thông cáo báo chí của ICE, cơ quan chuyên trách an ninh xuyên biên giới trực thuộc Bộ Nội An Mỹ, đã  trích dẫn lời ông John Torres, điều tra viên của cơ quan, rằng Bộ Nội An rất chú trọng đến những đối tượng cố tình vi phạm Luật Di Trú qua việc thuê mướn người đang cư trú bất hợp pháp.

Vẫn theo lời ông, không một ngành nghề nào ở Mỹ có thể tồn tại nếu không tuân thủ luật pháp, những người muốn kinh doanh muốn kiếm tiền cần hiểu họ sẽ bị truy tố nếu vi phạm luật lệ.   

Như vậy, chiếu theo luật  Hoa Kỳ, ông Bùi Kiệt phạm pháp vì không điền mẫu đơn I-9 dành cho người đi làm lãnh lương tiền mặt mà theo lẽ phải nộp ba ngày sau khi đồng ý thuê mướn nhân viên thuộc diện này.

Trên nguyên tắc, để bảo đảm tiêu chuẩn cũng như sự công bằng cho môi trường lao động, bảo vệ và tăng cường an ninh quốc gia, bảo vệ các nguồn tài nguyên thuộc về hạ tầng cơ sở, ICE, tức cơ quan chuyên trách an ninh xuyên biên giới của Hoa Kỳ, đã phát triển một mạng công tác có tính cách chiến lược. 

Đối tượng bị theo dõi thuộc lọai hình này là những chủ nhân chuyên thuê mướn những người cư trú bất hợp pháp  để khai thác sức lao động của họ với đồng lương rẻ mạt, vừa để tìm cách trốn thuế phải đóng cho chính phủ.

Một người am hiểu về qui định cũng như luật lệ trong việc thuê mướn người làm việc  ở Hoa Kỳ, ông Đỗ Quang Tỏa, giám đốc điều hành Trung Tâm Phát Triển Tiểu Thương, một tổ chức phi lợi nhuận ở Virginia có những ký kết hợp đồng với chính phủ, giải thích:

Vấn đề mướn người thực ra rất phức tạp đối với ở nước Mỹ này. Đầu tiên hết, khi muốn mướn một người nào đó thì phải biết chắc chắn là họ được phép làm việc tại Hoa Kỳ. Nếu họ là người có quốc tịch Mỹ hoặc là người có thẻ xanh hoặc là thường trú nhân thì không cần đòi hỏi họ phải có EAD tức là Employment Authorization Document (giấy phép làm việc), thì mới có quyền mướn.

Còn nếu họ không có quốc tịch Mỹ và không có thẻ xanh thì phải đòi hỏi họ có tờ giấy EAD trước khi mướn. Dù trả bằng check hay bằng tiền mặt thì cũng phải đòi hỏi những giấy tờ như vậy, đó là luật qui định.

Bị phạt nặng nếu vi phạm
Tương đối hiểu biết về tình hình buôn bán kinh doanh của các nhóm tiểu thương người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang  Virginia, ông Đỗ Quang Tỏa góp ý thêm về qui định và hậu quả của việc thuê mướn người làm việc là người cư trú bất hợp pháp tại Mỹ:


 Trung tâm thương mại của người Việt ở tiểu bang Virginia. Photo courtesy of edencenter.com

Theo luật mới ra bây giờ thì hình phạt rất nặng cho những người nào mướn những người mà không  được phép làm việc tại Hoa Kỳ. Vừa phạt tiền vừa phạt tù.

Qua tiếp xúc và làm việc với các cơ sở tiểu thương Việt Nam thì đa số chỉ chú trọng nhiều về vấn đề lợi nhuận, tức là phát triển cơ sở thương mại mà không chú ý đến vấn đề nhân viên. Tại vì vấn đề quản trị nhân viên đòi hỏi nhiều giấy tờ phức tạp, ngoài chuyện những người làm việc là phải được phép làm việc tại Hoa Kỳ.

Rồi còn nhiều luật khác, chẳng hạn như mướn họ và phải trả số lương tối thiểu theo qui định, rồi phải báo cáo tài chánh, những số tiền lương mình trả cho họ dù dưới hình thức tiền mặt hay là check, đều phải báo cáo cho các cơ quan thẩm quyền. Đa số các cơ quan này là do luật tiểu bang ấn định. Nếu không chú ý đến vấn đề này thì khi sự việc xảy ra, giới hữu trách biết được thì hình phạt rất nặng nề.

Nhiều người nghĩ là nếu chỉ mướn họ một thời gian ngắn và trả tiền mặt thì chắc là không sao, nhưng mà theo luật định thì đó cũng là sự vi phạm pháp luật.

Đó là chưa kể đến việc bị truy thu thuế, ông Đỗ Quang Tỏa nói tiếp, đối với người kinh doanh mà phạm tội thuê mướn người cư trú bất hợp pháp để làm việc trong cơ sở thương mại của mình:

“Nhiều người nghĩ là nếu chỉ mướn họ một thời gian ngắn và trả tiền mặt thì chắc là không sao, nhưng mà theo luật định thì đó cũng là sự vi phạm pháp luật. / Ông Đỗ Quang Tỏa

Trong  trường hợp những người đến tiếp xúc với chúng tôi mà có sự vi phạm như vậy thì chúng tôi khuyên họ hoặc đến văn phòng luật sư, hoặc đến các kế toán viên thông hiểu về luật pháp. Tại vì khi bị phạt thì họ tính ngược lại từ đầu. Ví dụ nếu mình mở tiệm ăn hồi năm 2000 mà cho đến bây giờ mình bị bắt gặp có mướn người không khai báo, không đóng thuế thì sở thuế và những cơ quan hữu trách như Virginia Employment Commission (Ủy Ban Tuyển Dụng Virginia), sẽ trở ngược lại năm 2000 và tìm kiếm tất cả những hồ sơ đó.

Do đó số tiền phạt rồi số tiền trả lại và những điều luật nó rất là phức tạp. Dù trong hoàn cảnh nào thì sự vi phạm này sẽ rất trầm trọng và thông thường sẽ đưa đến việc đóng cửa cơ sở thương mại đó.

Trường hợp của các tiệm phở Viet House không phải là duy nhất. Hồi đầu năm nay, một phụ nữ Việt ở Philadelphia, chủ nhân một tiệm làm móng tay, bị bắt giữ và bị truy tố về tội mang những người quen biết từ Việt Nam sang Mỹ,  cho họ ở trong nhà và để họ làm việc trong tiệm làm móng tay của bà mà không khai báo với các cơ quan chức năng.