Home Tin Tức Thời Sự Nhạc Sĩ Nguyễn đức Quang và buổi Nhạc đàm “Tình Ca Người Hát Rong”

Nhạc Sĩ Nguyễn đức Quang và buổi Nhạc đàm “Tình Ca Người Hát Rong” PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn đắc Trung   
Thứ Sáu, 10 Tháng 9 Năm 2010 11:50

Chương trình diễn ra tại Hòa Lan. 

 

Ngày 5 tháng 9 năm 2010 tại thành phố Nieuwegein, khoảng 80 đại diện hội đoàn và đồng hương đã đến tham dự buổi nhạc đàm “Tình Ca Người Hát Rong” do nhóm Du Ca tại Hoà-Lan tổ chức với sự hiện diện đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn đức Quang, người anh cả của Phong Trào Du Ca Việt Nam đến từ Hoa-Kỳ.

Chương trình bắt đầu lúc 13g30, mọi người cùng hướng về lá quốc kỳ, hát quốc ca và tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do.

Tiếp theo đó, anh Ngô Thuỵ Chương, xướng ngôn viên đã thay mặt Ban Tổ Chức chào mừng quan khách và giới thiệu một chương trình đặc biệt, với các nhạc phẩm do nhạc sĩ Nguyễn đức Quang sáng tác. Dược Ban Tổ Chức mời phát biểu cảm tưởng, ông Nguyễn Liên Hiệp, chủ tịch Cộng Dồng Việt Nam tại Hoà-Lan đã bày tỏ sự ủng hộ của Cộng Dồng trong việc tổ chức văn nghệ và lòng ngưỡng mộ của ông đối với nhạc sĩ Nguyễn đức Quang và Phong Trào Du Ca.

Ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” sau đó đã được ban hợp ca hát vang. Dây là bản nhạc đã đi sâu vào lòng người, được hát trên khắp miền đất nước, trải qua nhiều thế hệ và hiện nay vẫn được tiếp tục hát tại hải ngoại trong các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh.

Sau đó, mọi người đã được xem phần dương ảnh nói về cuộc đời của nhạc sĩ Nguyễn đức Quang và sự thành lập phong trào du ca vào năm 1966. Nguyễn đức Quang sinh năm 1944 tại Sơn Tây, di cư vào nam năm 1954 và chuyển về sinh sống tại Dà-Lạt từ năm 1958. óng tốt nghiệp khóa 1 phân khoa chính trị kinh doanh Dà-Lạt và cũng là một cựu Sĩ Quan Quân Lực Viêt Nam Cộng Hoà, bị giam giữ nhiều năm trong các trại cải tạo sau khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam. Năm 1979 ông vượt biên và sống tại Hoa-Kỳ cho đến ngày nay.

Óng bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 17 tuổi (1961) với các chủ đề liên quan đến tuổi trẻ, tình yêu học trò, tình yêu Quê Hương, đấu tranh...

Nhạc phẩm “Dường Việt Nam” với giọng ca truyền cảm của anh Lưu Phát Tấn đã gây rung động lòng ngưòi. Nhạc Sĩ Nguyễn đức Quang cho biết ông sáng tác bản nhạc này trên đường đi xe đạp từ Dà-Lạt về Saigon vào năm 1964...khi đất nước Việt Nam đang bước vào thời kỳ chiến tranh ngày càng gia tăng.

Dôi song ca Nguyễn Quyết Thắng và Minh Chiến với nhạc phẩm “Về Miền Gian Nan”, nhạc Do-Thái, lời Viêt đã giới thiệu khả năng sáng tác đa diện của nhạc sĩ  Nguyễn đức Quang, ông đã viết lời Việt cho bản nhạc này cũng như nhiều nhạc bản ngoại quốc khác như “Bài Ca Hải Tặc”,..

Anh Dào Công Long với nhạc phẩm “Nỗi Buồn Nhược Tiểu” đã nói lên sự nhọc nhằn đau khổ của dân tộc Việt-Nam khi bị chiến tranh, chia cắt phân ly, ..nhạc phẩm này vẫn diễn tả được Việt Nam ngày nay, mặc dầu đã hết chiến tranh, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn còn đang chịu nhiều đau khổ dưới sự cai trị của Cộng Sản, lòng người ly tán, và đất nước đang bị xâm lược bởi Trung Cộng.

Nguyễn Quyết Thắng và Vũ Thuỷ với giọng ca điêu luyện đã làm mọi người rung động với nhạc phẩm “Lìa Nhau” và Phương Ấn, một tiếng hát trẻ tại Hoà-Lan với nhạc phẩm “Một lần thôi” cũng đã diễn tả được sự lãng mạn và giàu tình cảm của người nhạc sĩ Nguyễn đức Quang.

Buổi nhạc đàm đúng như ý nghĩa và chủ đề của nó, không chỉ có ca sĩ hát và khán giả ngồi nghe, mọi người đã cùng hát với Nguyễn Quyết Thắng và cùng rung động con tim với những câu ca chứa đựng đầy tình yêu quê hương trong bài “chuyện Quê Ta”…

Ôi quê hương ơi đẹp tươi đứng trong trời đất,
Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất
Yêu giống nòi mình lầm than mãi rồi
Yêu khiến lòng chẳng biết sao nguôi...

Nhạc của Nguyễn đức Quang không chỉ ngợi ca tình yêu quê hương, nhạc của anh cũng nhắc nhở mỗi người Việt Nam nhớ đến bổn phận của mình với quê hương còn đang chịu nhiều đau khổ.

Nhạc của Nguyễn đức Quang không phải chỉ than vãn, nhưng kêu gọi người Việt Nam cùng đoàn kết xây dựng quê hương và luôn nuôi hy vọng như trong nhạc phẩm “anh em tôi”với giọng ca của Nguyễn Quyết Trí: “Hôm qua ta sống trong nhục nhằn, hôm nay ta sẽ tuyên ngôn rằng..Việt Nam này sẽ có ngày vẻ vang”

Nguyễn đức Quang đã đi sinh hoạt khắp mọi miền đất nước, anh đã ghi lại những hình ảnh đẹp của quê hương qua nhạc phẩm của mình; điển hình như nhạc phẩm “chiều qua Tuy-Hoà”với giọng ca trong trẻo của Quách Tuý Phượng đã khiến người nghe thẫn thờ nhớ về quê huơng.

Nguyễn đức Quang với cây đàn Guitar đã hát và trò chuyện cùng khán giả. Anh kể lại các giai đoạn sáng tác của anh từ “Trầm Ca” nói lên thao thức của con người và đất nước (các bản nhạc tiêu biểu như Nỗi buồn nhược tiểu, Người anh Vĩnh Bình, Tiếng Hát Tự Do, Việt Nam quê hương ngạo nghễ, anh em ta ...)  “Ruồi và kên kên” hoàn tất năm 1970 gồm 11 bài nói lên sự bi phẫn trong thời kỳ chiến tranh đen tối của đất nước, “Quê hương mênh mông” và “Về đây nhé”...

Anh đã tâm sự với khán giả qua các ca khúc “Nào Ai?” ... nào ai đứng trước tôi, nào ai đứng cạnh tôi, nào ai chỉ cho tôi tới con đường về ngày mai... ca khúc ”Thèm”... nói lên ước vọng được nhìn thấy một quê hương tươi đẹp.. và nhạc phẩm “Trên đồi Arlington” khi anh có dịp đến nghĩa trang Arlington, nơi chôn cất  chung các chiến sĩ của cả 2 miền nam bắc Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến 1861-1865, nơi mà lòng thù hận không còn tồn tại.

Thy Hà với nhạc phẩm “Về con phố nhỏ” đã diễn đạt nét đáng yêu Dà-Lạt của Nguyễn đức Quang. Trung Lê, một gịong hát trẻ của Hoà-Lan trình bày thật tuyệt vời ca khúc “Vì tôi là linh mục”, thơ của Nguyễn Tất Nhiện, nhạc của Nguyễn đức Quang. Các bản tình ca “Bên Kia Sông” do Vũ Thuỷ hát và “Tình tôi con dốc nhỏ”do Phương Ấn trình bày đã đuợc khán giả nhiệt liệt tán thưởng. Bản nhạc “Về đồi hoang”, được Nguyễn đức Quang trình bày với tất cả tâm tư tình cảm, khiến người nghe bồi hồi rung động cùng anh.

Trước khi chương trình kết thúc, mọi người cùng hát chung bản nhạc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”. Nguyễn đức Quang và các nghệ sĩ đã được trao tặng những bông hoa hồng tuyệt đẹp của xứ sở Hoà-Lan.

Buổi văn nghệ chấm dứt lúc 17g30. Mọi người chia tay trong niềm luyến tiếc.