Ngày càng nhiều thanh niên Pakistan gia nhập Al-Qeada. |
Tác Giả: Theo CAND.com |
Thứ Ba, 07 Tháng 9 Năm 2010 10:06 |
Sinh viên Pakistan bỏ học theo Al-Qeada Hàng trăm sinh viên Pakistan tại thành phố cảng miền Nam Karachi đã rời khỏi Đoàn thanh niên Islami Jamiat-e-Talaba (IJT), tổ chức lớn nhất của thanh niên Pakistan để gia nhập các trại huấn luyện của AI-Qaeda ở tỉnh Bắc Waziristan, giáp với Afghanistan. IJT là cánh thanh niên của đảng Hồi giáo Jamaat-e-Islami (JI), lớn nhất Pakistan. "Những thanh niên này giờ đây đã có trại riêng ở Bắc Waziristan, đó cũng là thành quả của tiến sĩ quá cố Arshad Waheed khi có một lượng lớn người tham gia các trại huấn luyện của Al-Qeada", Usman Punjabi, một tay súng thủ lĩnh nói. Waheed từng là một chuyên gia về thận và là Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hồi giáo của Pakistan. Anh trai của ông ta là bác sĩ Akmal Waheed, một bác sĩ về tim mạch bị bắt năm 2004 sau một cuộc tấn công vào đoàn xe hộ tống ở Karachi. Cả hai đều bị buộc tội giúp đỡ các thành viên của tổ chức Jundallah trực thuộc Al-Qaeda. Sau đó cả hai được thả và tới Nam Waziristan. Chính nơi đây, vào năm 2008, Arshad Waheed đã thiệt mạng trong một vụ tấn công của máy bay tàng hình. Waheed được AI-Qaeda xem là điển hình của phong trào. Theo một cựu lãnh đạo của JI, tình trạng một số lượng lớn sinh viên và thanh niên tại Karachi rời bỏ tổ chức đoàn IJT để gia nhập các trại huấn luyện của Al-Qaeda là có thật. Theo một quan chức chống khủng bố của Pakistan, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy bước đầu, các "thánh chiến binh" được tuyển để chống lại các lực lượng nước ngoài tại Afghanistan nhưng sau đó chuyển sang tấn công các lực lượng an ninh Pakistan. Đây là một bước tiến quan trọng của Al-Qaeda và là một bước lùi của đảng Hồi giáo JI khi mà các thành phần dự bị của họ đã chuyển sang gia nhập Al-Qaeda. Năm 2005, sau một chiến dịch càn quét các tay súng cực đoan, Pakistannhận thấy hàng trăm tay súng được đào tạo bài bản từ khu vực Kashmir đến Bắc Waziristan để gia nhập Al-Qaeda. Trong số này có Ilyas Kashmiri thuộc Lữ đoàn 313 hiện là lực lượng quân sự quan trọng của AI-Qaeda . Sự thù địch giữa các tay súng Al-Qaeda với quân đội Pakistan gần đây đã được biết qua một thông báo của Taliban như sau: "Gần đây, các tin tức lan truyền trong báo chí về một báo cáo của Tổ chức ân xá quốc tế (AI) nói đến cách hành xử tàn ác của quân đội Pakistan tại thung lũng Swat, phía đông bắc Pakistan thông qua cái được gọi là "chiến dịch quân sự". Bản báo cáo của AI-Qaeda cho biết, trong chiến dịch mang tên Rahe-Rast, quân đội Pakistan đã giết hại hàng trăm đàn ông mà không hề buộc tội hoặc không có bất cứ bằng chứng hay thủ tục pháp lý nào. Trước đó vài tháng, một cuốn băng video được tung lên Internet cho thấy nhiều binh sĩ Pakistan đang đánh đập những thường dân". Nhiều nhà lãnh đạo sinh viên xuất thân từ IJT đã trở thành những nhà lãnh đạo của Pakistan như đại sứ Pakistan tại Mỹ Husain Haqqani (xuất thân từ Đại học Karachi), lãnh đạo Liên đoàn Hồi giáo Pakistan Javed Hashmi (Đại học Punjab), đương kim Bộ trưởng Tư pháp Pakistan Babar Awan... và nhiều vị trí khác trong các đảng phái chính trị. Ngày càng nhiều thanh niên Pakistan gia nhập Al-Qeada. Trong cuộc chiến chống quân đội Liên Xô những năm 80, các thành viên IJT rất quyết liệt và trong thời điểm đó, họ đã thiết lập quan hệ với các tay súng Arập. Chính vì điều này, sau vụ 11/9, các thành viên chủ chốt của Al-Qaeda, kể cả tay chủ mưu Khalid Sheikh Mohammed bị bắt ngay tại nơi ở của các nhà lãnh đạo JI. Đó cũng là lý do Mỹ luôn gây sức ép buộc Pakistan phải cấm JI hoạt động đến mức mà Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Syed Faisal Saleh Hayat trước đây từng nghĩ đến khả năng này. Nhưng JI quá mạnh, kết quả là ông Hayat phải mất chức. Tờ tạp chí Asia Times cho rằng với việc nhiều thành viên của IJT gia nhập Al-Qaeda, điều đó càng nguy hiểm hơn đối với Pakistan so với bất cứ liên minh nào của Al-Qaeda trước đây. Hầu hết các đại học Pakistan đều có mạng lưới của IJT trong khi đảng JI được xem là đảng giàu và mạnh nhất Pakistan khi họ nắm trong tay quyền điều hành hoạt động của nhiều trường học, hệ thống an sinh xã hội và hệ thống từ thiện. Những mối liên hệ giữa các tay súng Pakistan với Taliban và Al-Qaeda ở Afghanistan luôn làm Mỹ bận tâm. Cuối năm 2009, Quốc hội Mỹ đã chấp thuận khoản viện trợ 7,5 tỉ USD từ Quỹ viện trợ phi quân sự choPakistan trong 5 năm tới. Đầu năm 2010, Tổng thống Obama tìm cách tăng số tiền viện trợ cho Pakistan để thúc đẩy ổn định kinh tế và chính trị trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược mà Mỹ có lợi ích an ninh đặc biệt. Tổng thống Obama còn đề nghị khoản viện trợ 3,1 tỉ USD trong năm 2010 để giúp Pakistan đánh bại Al-Qaeda. Tháng 2/2010, Đại sứ Mỹ tại Pakistan A. Patterson cho rằng, tăng cường quan hệ quân sự của Mỹ với Pakistan là ưu tiên hàng đầu. Mỹ và Pakistan có mối quan hệ hợp tác hiệu quả để phục vụ lợi ích của hai nước. 4 máy bay chiến đấu F-16 mới và 50 quân nhân Mỹ đã đến Pakistan vào tháng 6/2010. Hiện có khoảng 200 binh lính Mỹ tham gia trợ giúp an ninh tại Pakistan bao gồm huấn luyện tác chiến đặc biệt và tham mưu cố vấn. CIA đã gửi thêm nhân viên và thiết bị kỹ thuật thu thập tin tức tình báo đến Pakistan để thành lập trung tâm xử lý tin tức tình báo quân sự chung. Người ta đặt câu hỏi rằng, liệu Mỹ đổ hàng tỉ USD viện trợ choPakistan có mang lại lợi ích gì cho cuộc chiến của họ ở Afghanistan khi mà những người theo Al-Qaeda tại Pakistan ngày càng tăng lên./. |