Home Tin Tức Thời Sự Hoa Kỳ rút khỏi Irak để dồn lực lượng vào Afghanistan

Hoa Kỳ rút khỏi Irak để dồn lực lượng vào Afghanistan PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Mạnh Hùng   
Thứ Năm, 02 Tháng 9 Năm 2010 18:50

Tình hình tại Irak, từ an ninh đến chính trị đều còn nhiều bất trắc. 

Quân đội Hoa Kỳ chính thức ngưng chiến tại Irak kể từ ngày 31 tháng 8 năm 2010 theo tuyên bố long trọng của tổng thống Obama. Vài giờ sau, tại Bagdad Phó tổng thống Joe Biden và bộ trưởng quốc phòng Robert Gates thông báo, sau 7 năm chiến đấu, « chiến dịch Tự Do » chấm dứt nhưng vai trò của quân đội Mỹ vẫn tiếp tục với chiến dịch mang tên « Bình minh mới ».


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong buổi lễ trao quyền chỉ huy cho quân đội Irak tại trại Victory Baghdad hôm 1/9/2010 / Ảnh: ReutersTú Anh

Bẩy năm sau ngày lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein, chiến tranh chỉ mới vừa kết thúc đối với Hoa Kỳ.

Tình hình tại Irak, từ an ninh đến chính trị đều còn nhiều bất trắc. Sáu tháng sau cuộc bầu cử dân chủ lần thứ nhì, Irak vẫn chưa có chính phủ do tranh chấp quyền lực.

 Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, rút quân tác chiến ra khỏi Irak sẽ cho phép Washington huy động được nhiều nguồn nhân lực và phương tiện tài chính cho chiến trường Afghanistan nơi mà các chiến lược gia Mỹ tiến hành sách lược được xem là đã thành công tại Irak.

Theo một thỏa thuận ký kết năm 2007 giữa chính quyền Bush và Bagdad, khoảng 50 ngàn quân Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Irak cho đến cuối năm 2011.

 Không có trở ngại nào cấm chính phủ Irak vào thời điểm đó kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục kéo dài sự hiện diện quân sự. Trả lời một câu hỏi của báo chí về thành quả của cuộc chiến 2003, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố hãy để cho « tương lai phán xét ». Tất cả tùy thuộc vào « tương lai chính trị của Irak, của nền dân chủ và khả năng làm gương sáng cho của vùng Trung Cận Đông ».

 Và ông cho rằng « bước đầu khá tốt ». Đối với các nhà phân tích tại Mỹ cũng như tại Irak, thông báo « kết thúc chiến tranh » của Tổng thống Obama là thông điệp gởi đến dân chúng Mỹ.

Thực tế là Irak vẫn cần đến « ô dù » an ninh của Hoa Kỳ. Tuy thủ tướng Maliki tuyên bố « Irak lấy lại chủ quyền và độc lập » nhưng cường quốc cấp vùng của thập niên 80 không có quân đội hùng mạnh như các nước láng giềng Iran hay Syria. Irak vẫn còn đặc dưới sự cai quản theo điều 7, Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

 Hai mươi năm sau vụ xâm chiếm Koweit, Bagdad vẫn còn bị Hội Đồng Bảo An trừng phạt và hàng năm phải cung ứng 5% tiền thu nhập bán dầu hỏa cho một quỹ đặc biệt của Liên Hiệp Quốc trong khuôn khổ bồi thường chiến tranh vùng Vịnh, tổng cộng lên đến 50 tỷ đôla.

Trong lãnh vực an ninh nội địa, chuyên gia Irak Aziz Jabr nhận định nhiệm vụ bảo vệ an ninh của quân đội và cảnh sát Irak cực kỳ khó khăn trong bối cảnh bế tắc chính trị, bất đồng giửa các cộng đồng và sắc tộc. Đông đảo người Irak lo ngại sự ra đi của lực lượng tác chiến Mỹ sẽ làm tăng thêm các vụ khủng bố bạo lực.

 Vai trò quân sự của Hoa Kỳ không vì thế mà kết thúc mặc dù từ nay Irak bước vào một giai đoạn mới của chiến lược Irak hóa chiến tranh.