Home Tin Tức Thời Sự Thế vận hội thanh thiếu niên Singapore

Thế vận hội thanh thiếu niên Singapore PDF Print E-mail
Tác Giả: Sharanjit Leyl /Tin doanh nghiệp Á châu của BBC, Singapore   
Thứ Sáu, 20 Tháng 8 Năm 2010 13:29

Thế vận hội thanh thiếu niên đầu tiên trên thế giới đã khai mạc cuối tuần rồi ở Singapore trong một buổi lễ lớn với trên 7000 vũ công trẻ

 trên một sân khấu nổi và một vài màn pháo hoa trong đêm diễn kéo dài hai giờ đồng hồ.

Sự kiện này thu hút khoảng 3.600 vận động viên tuổi từ 14 đến 18 từ 204 quốc gia.

Họ sẽ thi đấu trong 26 môn thể thao hiện đang có mặt trong các kỷ Olympics mùa hè.

'Cơ hội cả đời'

Cuộc thi này là con đẻ tinh thần của chủ tịch Ủy ban thế vận hội quốc tế Jacques Rogge, nói trước phiên khai mạc vào thứ Bảy rằng ông cảm giác như đang chờ đứa con ra đời.

Đó là đỉnh cao cho nỗ lực lâu dài của ông muốn tổ chức một sự kiện thể thao toàn cầu cho thanh thiếu niên.

Với những vận động viên 15 tuổi như Jeffrey Lightfoot, một trong số người rước đuốc, thì đây là cơ hội thực hiện ước mơ thời niên thiếu.

Lightgoot là thủ quân của đội tuyển bóng đá thiếu niên của Singapore, bắt đầu dự các giải bóng đá từ năm lên bảy.

"Đây là cơ hội của cả đời," anh nói.

"Đây là cơ hội rất hiếm để đá cho Singapore và thi đấu trong giải Olympic thiếu niên lớn như thế này, bởi ai cũng chỉ có thể tham gia Olympic thiếu niên một lần trong đời."

Vấn đề ngân sách

Nhưng đằng sau hi vọng của các vận động viên trẻ là nỗi lo lắng về chi phí và người ta sẽ quan tâm đến các cuộc thi mới này như thế nào.

Singapore thắng trong cuộc đua sát nút với Mátxcơva cách đây 2 năm, và chính phủ đã chi gần 290 triệu USD.

Con số này nhiều gấp 3 lần ngân sách ban đầu vào khoảng 90 triệu USD mà họ đã trình lên Ủy ban Olympic quốc tế.

Vụ việc gây ra nhiều chỉ trích trên các trang mạng Internet, một trong số ít các nơi người dân Singapore có thể trút sự bực tức trong khuôn khổ kiểm soát chặt chẽ của quốc gia có diện tích bằng một thành phố này.

Bộ trưởng chính phủ chịu trách nhiệm chi tiêu cho sự kiện này là Vivian Balakrishnan thì không thanh minh gì.

"Nếu tôi có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ ra ngân sách nhiều hơn ngay từ đầu," ông nói.

"Đây là cơ hội cả đời"
"Nhưng câu hỏi thực sự là nếu tôi biết sẽ chi phí lên đến mức này thì tôi có vẫn vận động ₫ăng cai tổ chức hay không? Câu trả lời chắc chắn vẫn là có."

Ông Balakrishnan là bộ trưởng phụ trách phát triển công đồng, thanh thiếu niên và thể thao coi đây là cơ hội để mở rộng hình ảnh Singapore như một thành phố nối kết toàn cầu hiệu quả.

"Tôi nghĩ đó là một số tiền không nhỏ," ông nhận.

"Nhưng tiền nào của nấy nếu nói về chuyện thiết lập vị trí, quảng bá cho chúng tôi, bảo đảm chúng tôi xuất hiện trên ṃoi màn hình radar của mọi người trong lần sau khi họ ra quyết định đầu tư, lần sau họ quyết định đặt văn phòng quốc tế hay khu vực hay lần sau họ quyết định mở rộng doanh nghiệp."

Chậm t̀ai trợ

Nhưng, không giống như Thế vận hội mùa hè là có rất nhiều khán giả từ khắp mọi nơi trên thế giới với số lượng ít nhiều có thể dự đoán, chuyện lần đầu tiên Thế vận hội thanh thiếu niên được tổ chức có nghĩa là cả chính phủ cùng nhà tài trợ có nguy cơ phải chịu chi phí.

Ng Ser Miang là chủ tịch ủy ban tổ chức Olympic thanh thiếu niên Singapore nhận là gặp khó khăn trong việc tìm các công ty chịu chi tiền vì đây là sự kiện đầu tiên.

"Nói về các nhà tài trợ thì họ chậm tham gia," ông nói.

"Nhưng tôi nghĩ sau khi họ biết và hiểu về Thế vận hội thanh thiếu niên thì sẽ có phản ứng tốt."

"Chúng tôi đã thu hút được 60 triệu đô-la Singapore và tôi nghĩ điều tốt là họ đồng ý lần này sẽ quảng bá cuộc thi hơn là sản phẩm của họ."

Và đó chính xác là điều mà nhiều nhà tài trợ đã làm.

Coca Cola nói họ là tập đoàn tài trợ lâu nhất với các cuộc thi Olympic chính.

Có 204 nước tham gia

Và theo giám đốc đối ngoại của họ ở Singapore là June Kong-Dhanabalan, thì mục tiêu của công ty là "giúp nâng cao nhận thức và hứng thú về cuộc thi và tạo ra mối quan hệ gần gũi với giới tiêu thụ".

Với kỳ Olympics thanh thiếu niên lần này Coca Cola đưa ra tiền và sản phẩm - bao gồm hơn 1.5 triệu lon và chai các loại nước giải khác khác nhau của họ.

Bà Dhanabalan nói thêm là Coca Cola ủng hộ quyết định của ủy ban tổ chức thế vận hội của Singapore "chấp nhận thiệt thòi".

Không đặt mục tiêu

Cũng chấp nhận luật chơi đó còn có tập đoàn Procter & Gamble.

Không giống Coca Cola, họ là nhà tài trợ mới, chỉ vừa ký hợp đồng tài trợ dài 10 năm với ủy ban thế vận hội quốc tế hồi tháng trước.

Procter & Gamble giúp chi phí cho các gia đình của những người tham gia.

Nhưng họ nói từng có kinh nghiệm trước kia, tài trợ cho đội tuyển Hoa Kỳ tham gia Thế vận hội mùa đông ở Vancouver trong năm nay.

Marc Pritchard, tức là nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu của P&G nói rằng chiến dịch đã giúp tăng thâm 100 triệu USD doanh thu, một con số đúng với mục tiêu của họ.

Nhưng cũng giống như các nhà tài trợ khác, họ không cho biết đã chi bao nhiêu tiền.

Tuy nhiên, ông nói không trông mong là công ty sẽ thu được số tiền lớn từ sự kiện Thế vận hội thanh thiếu niên này và không đặt ra mục tiêu.

Lần này họ tài trợ 25 bà mẹ của các vận động viên trẻ đến từ khắp thế giới, giúp tiền đi lại và chi phí lưu trú.

'Tài trợ chiến lược'

Pico muốn tăng sự hiện diện qua sự kiện này

Không có tiền được chuyển tay trong vụ Pico, một công ty điều hành các sự kiện địa phương đã giúp lập ra rất nhiều hoạt động được nối kết trong kỳ Olympic, bao gồm cả sân khấu nổi cho buổi khai mạc.

Pico nói muốn tăng sự có mặt của mình thông qua Thế vận hội thanh thiếu niên.

Pico không trả lệ phí để được làm nhà tài trợ của cuộc thi, nhưng thực hiện một số hạng mục công trình miễn phí.

"Chúng tôi là một công ty phát triển lên từ Singapore, chúng tôi muốn tỏ rõ vai trò là một đối tác quan trọng trong ngành," Jean Chia, giám đốc điều hành nói.

"Cho nên đây là tài trợ chiến lược đối với chúng tôi vì chúng tôi muốn gắn kết với các cuộc thi Olympic cũng như tinh thần Olympic."

Bộ trưởng Balakrishnan nhận là việc làm nước đầu tiên tổ chức cuộc thi không phải là không có mạo hiểm.

"Trong hai tuần tới, chúng tôi sẽ phải chứng minh quyết định của mình đúng."