13-08-2010, kỷ niệm 49 năm bức tường Bá Linh |
Tác Giả: Ngọc Châu phóng dịch và tóm lược |
Thứ Hai, 16 Tháng 8 Năm 2010 19:20 |
Có ít nhất 136 người bị chết từ năm 1961 đến 1989 tại Bức tường Berlin. Dây thép gai ở phía trước của Cổng Brandenburg Nguyên nhân Sự bất mãn với điều kiện kinh tế và chính trị như - bắt buộc tập thể về nông nghiệp, - đàn áp nghề tư nhân cũng như những khó khăn về cung cấp đã làm nhiều người dân cộng sản Đông Đức (DDR) quay lưng với quê hương và bỏ nước ra đi. Từ tháng một đến đầu tháng tám năm 1961, khoảng 160.000 người tị nạn được tính đã rời bỏ DDR. Tình hình chính trị quốc tế cũng căng thẳng lúc bấy giờ. Ngày 27/11/1958, Liên Sô (Khrushchev) bằng một tối hậu gởi Đông Bá Linh (Ost-Berlin) đã yêu cầu quân đồng minh phải rời Tây Bá Linh và Tây Bá Linh (West-Berlin) cần được thực hiện trong vòng sáu tháng thành một thành phố tự do. Được theo sau là sự đe dọa của một hiệp ước hòa bình riêng biệt với Đông Đức ngày 17-02-1959. Cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Kennedy và lãnh tụ Nga Chruschtschow (Khrushchev) ngày 3./4.6.1961 kết thúc ở thành phố Vienna/Áo không mang lại kết quả rõ rệt nào cả. Tổng quát, các biện của Đông Đức đã được chuẩn bị sẳn để ngăn chặn làn sóng người dăn Đông Đức trốn đi. Tại một cuộc họp báo quốc tế vào ngày 15 Tháng 6 năm 1961, Walter Ulbricht đã trả lời một nữ phóng viên nhà báo: "Tôi hiểu câu hỏi của bà là ở Tây Đức có những người muốn chúng tôi huy động công nhân xây cất của thủ đô Đông Đức để dựng lên một bức tường. Tôi không biết có một ý định như thế. Những người thợ nề của thủ đô chúng tôi chủ yếu là xây cất nhà ở, và sức lao động của họ hoàn toàn được sử dụng cho những việc này. Không ai có ý định xây dựng một bức tường ". Xây bức tường Trong những giờ sáng sớm ngày 13/08/1961, một chủ nhật, DDR bắt đầu dưới sự lãnh đạo của Erich Honecker, đã phong toả Đông Bá Linh và Đông Đức với Tây Bá Linh bằng hàng rào dây thép gai và kỵ binh kiểu Tây Ban Nha (Spanischer Reiter). Những con đường bị phá và rào chắn bằng đá được dựng lên. Tại những điạ điểm chính thì xe tăng xuất hiện. Xe điện ngầm và giao thông đường sắt (S- Bahn) bị gián đoạn. Cư dân Đông Bá Linh và Đông Đức đã bị cấm nhập vào Tây Bá Linh, trong đó 60 ngàn nhân công thường xuyên đi lại với phương tiện này. Những ngày kế tiếp, các đội xây cất thay thế hệ thống bảo vệ tạm thời bằng một bức tường vững chắc. Các cường quốc phương Tây thì phản ứng thầm kín vì ba yếu tố căn bản của chính sách Mỹ ở Berlin đã không bị ảnh hưởng: sự hiện diện của quân đội phương Tây, tự do ra vào Tây Bá Linh và sự tự quyết của người dân Bá Linh cũng như lựa chọn tự do về cuộc sống của họ vẫn được duy trì, bảo đảm. Kể từ này 23-8-1961 dân chúng từ Tây Bá Linh không được phép sang Đông Bá Linh! Ngày 20-9-1961 cộng sản DDR bắt đầu thực hiện sự trục xuất cưỡng bách những căn nhà dọc theo biên giới Tây Bá Linh. Ngày 24-8-1961 nạn nhân đầu tiên của bức tường Berlin là Günter Litfin bị bắn chết bởi những viên đạn, sau khi ông nhảy xuống nước cảng Humboldt. Ngày 17-08-1962, cư dân Đông Bá Linh, Peter Fechter mười tám tuổi bị lính biên phòng DDR bắn khi ông cố gắng vượt thoát qua bức tường ở Ost- Berlin và ông bị chảy máu cho tới chết. Ngày 21-6-1963, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng DDR đã ban hành một đạo luật "về việc thành lập một khu vực biên giới quốc gia giữa Đông sang Tây Bá Linh." Sau đó, trong vùng Ost-Berlin họ đã vẽ ra một vùng ranh giới rộng 100 mét, mà dân vùng này phải ghi danh. Từ bộ phận tuyên truyền của nhà cầm quyền DDR, bức tường đã được mô tả như là "thành lũy bảo vệ chống phát xít". Tỷ lệ Biên giới giữa Tây Bá Linh - Đông Bá Linh và Đông Đức dài 166 km dài và được trang bị với một hệ thống rào cản kiên cố. Khoảng 107 km được dựng bởi một bức tường. Những dụng cụ biên phòng được cung cấp bằng những hình ảnh sau đây: Nó bắt đầu với một khoảng 4 bức tường bê tông cao, được hoàn thành tốt đẹp với một ống bê tông. Đằng sau nó (trên "mặt" phía đông) là một đài chiếu sáng để kiểm soát, được gọi (tạm phónh dịch) là "đường vạch tử hình" (Todessteifen). Người tị nạn nào vào đến chỗ này thì bị bắn mà không cần cảnh báo trước. Kế đến là một đường mương để ngăn chặn sự xâm nhập của xe. Sau đó, đến một đường tuần tra, bố trí đường cho chạy chó, tháp canh, hầm trú ẩn và cuối cùng là một bức tường thứ hai. Trung bình biên phòng có 192 con đường, trong đó 97 dẫn đến Đông Bá Linh và 95 đến DDR (cs Đông Đức) Có khoảng hơn một trăm người chết tại Bức tường Berlin, nạn nhân cuối cùng là Chris Gueffroy (chết ngày 06-02-1989). Ra lệnh bắn Các thành viên lính biên phòng của Đông Đức được chỉ thị bằng miệng là phải ngăn chặn những cuộc vượt biên bằng tất cả mọi phương tiện, trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể sử dụng vũ khí. Nhưng sau này thì họ lại phủ nhận là đã ra lệnh nêu trên. Tuy nhiên, tài liệu từ Bộ an ninh nhà nước chứng minh cho thấy đã có ra lệnh bắn như thế cho lực lượng đặc biệt của cơ quan an ninh nhà nước: "Nhiệm vụ được giao phó: ngăn chận sự trốn chạy" ngày 03-12-1974 (Phòng I, đại đội tham chiến chỉ thị cho Oberfeldwebel (thượng sĩ) S.): " Đừng ngần ngại với việc sử dụng súng ống, ngay cả trong trường hợp phụ nữ và trẻ em muốn vượt biên giới, phương tiện mà những kẻ phản bội thường lợi dụng để thực hiện" (Nguồn: "Tài liệu Lịch sử Đông Đức " Matthias Judt (xuất bản), Cơ quan Liên bang về Giáo Dục chính trị, Bonn năm 1998 và Nhà xuất bản Christoph Links, Berlin, trang 469. Trước đó cũng: "... trước sau phải sử dụng súng thẳng tay không thương xót trong những vụ vượt biên, và những người đồng chí đã dùng súng áp dụng thành công sẽ được ban khen" (Erich Honecker, tại kỳ họp kỳ thứ 45 của Hội đồng Quốc phòng ngày 03-5-1974). * Hậu quả bức tường ô nhục, những người đã chết tại bức tường Bá Linh Ngày 22 Tháng 8 năm 1961, nạn nhân chết đầu tiên. Sau ném xuống đường phố một số tư liệu, vào lúc 7 giờ sáng, bà Ida Siekmann 58 tuổi đã nhảy từ cửa sổ của nhà bà ta xuống đường phố Bernauer Strasse và bà ta đã chết trong lần nhảy để tìm tự do này! Ít nhất đã có 136 người đã thiệt mạng từ năm 1961 đến 1989 tại Bức tường Berlin hoặc đã chết vì bị lính biên phòng Đông Đức giết. Đây là con số của dự án hợp tác chung "Bức tường Berlin và Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử ở Potsdam" công bố. Chân dung của 136 người qua đời có thể tìm thấy được ở đây. * Diễn tiến bức tường Bá Linh bị sụp Ngày 02-05-1989: Bộ đội biên phòng Hungary bắt đầu tháo dỡ hàng rào dây thép gai giáp giới với Áo quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Heinz Kessler DDR thông báo tin này với tổng bí thư Erich Honecker ngày 06-5 về sự bắt đầu tháo gỡ có kế hoạch các hàng rào biên giới hai quốc gia Hung (Hungary) và Cộng hòa Áo" và đánh giá rằng đó chỉ là một biện pháp phòng ngừa và chính phủ Hungary sẽ tiếp tục đảm bảo việc bảo vệ biên giới. Ngày 06-05-1989: Số lượng di dân DDR đã đạt mức kỷ lục trong những ngày trước đó: ngày 04-5 có 345 người di dân đến trại tập trung Gießen, ngày 05-5 thêm 250 người nữa. Theo tin từ Bộ Xã hội tiểu bang hessen cho biết thì khả năng thu nhận như vậy đã "hoàn toàn kiệt sức" rồi. Bình thường số lượng thâu nhận mỗi ngày là 50-80 người. So với năm trước đó, số người di dân từ DDR trong bốn tháng đầu năm 1989 đã tăng gấp ba. Vào tháng 11.1989, Hung đã hoàn toàn mở toạt ranh giới nước mình với các quốc gia Tây Âu và kể từ thời điểm này, hàng người dân Đông Đức đã đi qua cửa ngõ Hung Gia lợi, vượt biên sang Tây Đức tìm tự do. Song song với làn sóng vượt biên tìm tự do từ DDR (Đông Đức) ngày càng lên cao, các phong trào dân chủ đối nghịch với chính quyền cs tại Đông Đức cũng lớn mạnh thêm. Dân DDR và những người đối kháng thuộc giới trí thức, văn nghệ sĩ v.v... đã mạnh dạn xuống đường và công khai lên tiếng đòi hỏi, đặt điều kiện với chính quyền cs đương nhiệm, điển hình là các cuộc biểu tình rầm rộ tại thành phố Leipzig vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập cs Đông Đức, ngày 07.10.1989, đã làm cho cs Đông Đức đại bại (Fiasko). Bên cạnh sự tổ chức kỷ niệm của chính quyền CS, nhiều cuộc biểu tình qui mô chống chính phủ đã xảy ra tại nhiều nơi ở DDR. Cấp lãnh đạo cs Đông Đức đâm ra bối rối, họ không còn kiểm soát nổi tình hình. Tổng bí thư Erich Hoecker đã phải từ chức vào ngày 18.10.1989, bắt đầu cho sự sụp đổ chế độ cs Đông Đức. Tổng bí thư kế vị, Egon Krenz không thể bình thường hóa lại được tình trạng xáo trộn ở DDR vì ảnh hưởng của nhà nước đối với quần chúng, những người từng bị kiềm kẹp trong suốt 40 qua, không còn nữa. Cuối cùng, toàn bộ chính trị đảng cs Đông Đức (SED) từ chức vào ngày 08.11.1989. Chiều ngày 09.11.89, bức tường ô nhục Đông Bá Linh bị phá, mở tung ra và chuyện nước Đức thống nhất kể từ thời điểm này không còn ai có thể ngăn cản nổi nữa! Ngày 9 Tháng 11 năm 1989 - Tường Bá Linh sụp Đó là ngay trước khi nửa đêm. Hàng ngàn người qua biên giới tại Berlin từ Đông sang Tây. Các cuộc cách mạng hòa bình đã đạt đến tột đỉnh của nó: Sau 28 năm, bức tường ô nhục Bá Linh bị sụp đổ. Günter Schabowski đã thông báo quy định mới về du lịch. Khi được hỏi bởi một nhà báo, lúc nào thì chương trình này có hiệu lực? Schabowski trả lời: "Ngay lập tức, ngay lập tức!" Tin tức này được các thông tấn xã truyền đi nhanh chóng. Chương trình báo cáo hàng ngày loan tin: "Các cổng ngõ của bức tường đã được rộng mở." Sau đó bắt đầu một cuộc chạy đua đến các cửa biên giới. Áp lực là quá lớn, bộ đội biên phòng lo sợ cho cuộc sống của họ. Do đó, đến nửa đêm, việc mở tất cả các cỗng là chuyện bắt buộc. Bức tường Bá Linh bị sụp đổ! Nến chạy dài theo bức tường, nhớ ngày xây bức tường Thứ sáu, 13 Tháng Tám năm 2010, Berlin kỷ niệm ngày xây bức tường cách đây 49 năm, 13-08-1961. 49 năm trước đây, lãnh đạo Đông Đức đã cho xây lên bức tường Bá Linh để ngăn chặn làn sóng người tỵ nạn từ Đông sang Tây Bá Linh. Bức tường đã bị sụp từ hơn hai thập niên qua nhưng cho đến nay sự tưởng nhớ vùng bạo lực phân chia Berlin và nạn nhân bị chết rất lớn. Đô trưởng Berlin, Klaus Wowereit (SPD) đã kêu gọi là hãy ghi nhớ việc xây dựng bức tường Bá Linh và sự ngăn cách của thành phố này! Ông Wowereit nói nhân ngày kỷ niệm xây bức tường Berlin ( người Việt mình thường gọi là bức tường ô nhục Bá Linh!) 49 năm trước đây: "Sự ghi nhớ này làm sắc bén thêm ý thức về giá trị của Tự Do, Dân Chủ và Pháp Quyền". Ngày 13 Tháng 8 năm 1961 các lãnh đạo cộng sản Đông Đức đã bắt đầu để kéo bức tường lên. Mãi cho đến 9 Tháng 11 năm 1989 mới sụp. Ngay cả cửa lớn nhất bên trong biên giới Đức Marienborn trong những thập niên của sự phân chia cũng đã được nhắc nhở đến. Có sự tham dự của 200 sinh viên đến từ Đông và Tây. Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Birgitta Wolf (CDU) của tiểu bang Sachsen-Anhalt cảnh giác trẻ em và người trẻ phải thận trọng. "Thông điệp của nơi này: Nếu một nhà nước tin rằng đó là điều thiết yếu, để giam giữ công dân của mình, thì có cái gì đó ươn thối (nguyên văn: "Wenn ein Staat glaubt, es nötig zu haben, seine Bürger einzusperren, dann ist etwas faul"). Một vòng hoa và nhiều nến Wowereit ở Berlin, cho biết: "Nó luôn luôn quan trọng, để chống lại chế độ độc tài chuyên chính và những nhà độc tài, rõ ràng là phải vồ lấy đảng phải". Lịch sử đã dạy như thế. Đô trưởng nắm quyền thành phố Bá Linh tham dự buổi tưởng niệm bức tường Berlin ở đường phố Bernauer Strasse đã đặt vòng hoa trong buổi lễ hàng năm để tưởng niệm những nạn nhân của chế độ biên giới Đông Đức. Trước đó là những lời cầu trong nhà nguyện và thắp nến trên đường vạch tử thần (Todesstreiefn) trước đây. Các khách mời cũng đã được những người trẻ, những người chưa từng sống hay có kinh nghiệm về việc phân chia nước Đức. Phó Chủ tịch khối dân biểu quốc hội của của CDU / CSU, ông Arnold Vaatz, nhân đó kêu gọi hãy chống lại mọi nỗ lực muốn đánh giáp thấp đi những bất công của chế độ cộng sản DDR!. Vòng hoa cũng được đặt tại địa điểm tưởng niệm cho người tị nạn Đông Đức, Peter Fechter ở giữa Bá Linh (Berlin-Mitte). Fechter cố gắng trốn thoát nhưng thất bại trong năm 1962 và bị bắn trọng thương dưới làn đạn của bộ đội biên phòng Đông Đức. Hành vi của họ gây ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới, bởi vì họ đã để cho nạn nhân Fechter chảy máu cho đến chết ở biên giới tử thần. Tại ranh giới các khu vực của Berlin trước đây giữa Neukölln và Treptow đại lộ Britzer được đổi tên nạn nhân bức tường lthành Chris Gueffroy. Nạn nhân này, 20 là người tị nạn cuối cùng trong tháng hai 1989 bị những người lính Đông Đứcbắn chết tại Berlin. Như đã đề cập ở trên, ít nhất có 136 người bị chết từ năm 1961 đến 1989 tại Bức tường Berlin. Một con số chính xác cuối cùng không có. Các bảo tàng tư nhân đã liệt kê trong một quảng cáo trên báo hai mặt có nêu tên cho biết có 1.393 người đã thiệt mạng trong năm 1945-1989 qua chế độ biên giới của Liên Sô chiếm đóng khu vực và Đông Đức. Trong số đó cũng có người tị nạn, những người đã qua đời trong nhà tù Đông Đức, đã tự tử hoặc bị chết tại vùng biên giới Bungary và Hungary. Để kết thúc tin tức phóng dịch góp nhặt từ nhật báo Berliner Zeitung, Internet tôi mạo muội đúc kết vài ý chính hay đúng hơn như là một gợi ý theo quan điểm chính trị của riêng tôi (không là nhà báo hay văn sĩ gì hết, viết giải trí hầu học thêm tiếng Việt và ngoại ngữ!) mục đích để chúng ta cùng nhận định và suy xét, có thể không đồng quan điểm của độc giả này hay kia tùy theo góc cạnh mỗi cá nhân nhìn nên xin hoan hỷ cho. Chỉ mong đón nhận ý kiến xây dựng dựa trên tinh thần học hỏi và cầu tiến… 1) Cộng sản có thể nói ít nhiều cũng giống nhau trong cách cai trị. Cộng sản Bắc Việt đã làm "hàng rào ngăn cản làn sóng vượt sông ở vĩ tuyến 17", tương tự DDR cách đây 49 năm khi cho xây bức tường Bá Linh. 2) Khi còn đi học ở Việt Nam, nếu không lầm tôi cũng nghe biết có nạn nhân bị bắn chết khi tìm cách vượt sông Bến Hải vào Nam, y chang như cộng sản Đông Đức khi dân DDR vượt bức tường sang Tây Bá Linh tìm Tự Do. 3) Cộng sản nói đàng làm nẻo, rất khó tin. Bằng chứng: Walter Ulbricht (ghi chú thêm của người viết: Ulbricht là đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Đức KPD, sau này là SED; năm 1960, sau khi W. Piecks chết, Ulbricht trở thành chủ tịch của hai ủy ban mới được thành lập là hội đồng quốc phòng nhà nước (nationaler Verteidigungsrat) và hội đồng nhà nước (Staatsrat, tức là chủ tịch nhà nước DDR) đã trả lời một nữ phóng viên nhà báo: "Tôi hiểu câu hỏi của bà là ở Tây Đức có những người muốn chúng tôi huy động công nhân xây cất của thủ đô Đông Đức để dựng lên một bức tường. Tôi không biết rằng có một ý định như thế. Những người thợ nề của thủ đô chúng tôi chủ yếu là xây cất nhà ở, và sức lao động của họ hoàn toàn được sử dụng cho những việc này. Không ai có ý định xây dựng một bức tường ". Walter Ulbricht đã nói sai sự thật hoàn toàn. Sau đó bức tường Bá Linh được dựng lên. Quý độc giả tự suy nghĩ! 4) Hãy lưu ý câu nói của bà Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Birgitta Wolf (CDU) của tiểu bang Sachsen-Anhalt cảnh giác trẻ em và người trẻ phải thận trọng. "Thông điệp từ nơi này: Nếu một nhà nước tin rằng đó là điều cần phải có, để bỏ tù công dân của mình, thì có cái gì đó ươn thối . Nhìn về tình trạng Việt Nam từ sau tháng 4-1975 cho đến nay dưới chế độ cộng sản để suy ngẫm và so sánh. 5) Một lời phát biểu khác rất giá trị của một thượng nghị sĩ Đức. Phó Chủ tịch khối dân biểu quốc hội của liên đảng CDU/CSU, ông Arnold Vaatz, kêu gọi hãy chống lại mọi nỗ lực muốn đánh giá thấp đi những bất công của chế độ cộng sản DDR!. Vâng, ông Vaatz đã không cố tình che lấp những tội lỗi chính do đồng chủng ông ta gây ra. Ông đã phân biệt rất rõ ràng, lịch sữ còn đó, tội là tội và công là công. Không vì lý do gì mà giấu diếm che đậy đi cái xấu rõ ràng trước mắt nhưng lại nói ra với mục đích để cảnh giác dân chúng Đức sau này tránh làm những điều ác mà thế hệ trước "tay đã nhúng chàm"! Ngay cả những chuyện vượt biên vượt biển của người Việt tỵ nạn, các cảnh bị cướp bóc, hiếp dâm vì hải tặc cũng là sự thật và nhiều người đã viết hồi ký để con cháu, thế hệ sau biết. Hay ngay cả những hình ảnh, cảnh tù tội của hàng trăm hàng chục ngàn quân cán chính VNCH sau 30-4-1975 cũng là những sự thật và lịch sử không thể nói khác đi được để chạy tội hay tìm cách lấp liếm sự thật đã xảy ra! Người viết nói riêng làm sao tin được chuyện rằng csVN vô tội hay có kẻ bảo rằng csVN thế này thế kia khi mà nạn nhân của chế độ cộng sản chính là những người thân của mình, bạn bè xưa từng học với mình đã từng vào tù ra tội sau 1975 chỉ vì đã thi hành bổn phận, trách nhiệm của một công dân dưới chế độ đang sống, lúc đó là Việt Nam Cộng Hòa? Hãy nhìn rõ cách hành xử của Tây Đức với kẻ chiến bại là DDR sau khi nước Đức thống nhất để so sánh với Việt Nam! Đức đã không tiêu hủy hàng triệu tài nguyên trí tuệ và nhân lực của „Quốc Gia Dân Tộc“ trong những trại tù khổ sai ‘‘học tập cải tạo“ và cũng không để lại các tệ nạn xã hội xấu xa tiêu biểu nhất của thế kỷ mà vẫn giữ được sự vẹn toàn lãnh thổ và đã xây dựng một xã hội ôn hoà, nhân bản đầy tình yêu thương đồng loại. Vì vậy 20 năm sau khi thống nhất cả thế giới đang nhìn nước Đức với lòng thiện cảm và đầy khâm phục. 6) Ông Wowereit, đô trưởng Bá Linh đã nói nhân ngày kỷ niệm xây bức tường Berlin 49 năm trước đây: "Sự ghi nhớ này làm sắc bén thêm ý thức về giá trị của tự do, dân chủ và pháp quyền". Dựa vào lời phát biểu nêu trên và cũng trong tinh thần này chúng ta có quyền nhớ đến và phổ biến hình ảnh thật thảm cảnh Tết Mậu Thân 1968 tại Huế do cs Bắc Việt và tay sai gây nên, nhớ đến mùa hè đỏ lửa 1972 và kinh nghiệm sống với cộng sản sau 30-04-1975 cũng như đừng bao giờ quên lý do tại sao người Việt lũ lượt bỏ nước ra đi, thậm chí nhiều người đã bỏ mạng trên đường đi tìm TỰ DO và tại sao chúng ta phải xin tỵ nạn mang kiếp sống tha hương ngày hôm nay, nguyên nhân vì đâu nếu không vì cộng sản?? 7) DDR một thời là đàn anh của csVN, từng được csVN đề cao là "Thiên Đàng cộng sản". Thế nhưng khác với VN, DDR đã bị sụp lôi kéo theo là toàn bộ khối cộng sản Đông Âu bị khai tử nhanh chóng trong thời gian rất là ngắn, điều mà chẳng ai có thể ngờ đến. Nguyên nhân là vì lcon người ai cũng muốn có "Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền", bên cạnh một đời sống no ấm nên đã đứng lên tranh đấu, từ Ba Lan cho đến Leipzig/DDR …., bắt đầu là những cuộc biểu tình đòi hỏi nhà cầm quyền thực thi những quyền căn bản nói trên để rồi cuối cùng chiến thắng, đạp đổ được chế độ bạo tàn DDR là một thí dụ điển hình. Tóm lại, độc tài đảng trị như DDR, Rumania … đã sụm, chuyện mà ít ai ngờ đến thì các quốc gia duy nhất còn lại vẫn theo xã hội chủ nghĩa như Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Hàn và Việt Nam biết đâu cũng có ngày sẽ xảy ra tình trạng như thế. Mong lắm thay! |