Home Tin Tức Thời Sự Những thí nghiệm dị thường của người Mỹ

Những thí nghiệm dị thường của người Mỹ PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Vũ   
Thứ Bảy, 07 Tháng 8 Năm 2010 18:34

Tạp chí Wired News đăng bài báo tổng hợp đề cập các chương trình thí nghiệm dị thường của Mỹ.

 

Tờ báo này bình luận một số chuyên viên nghiên cứu quân sự của Mỹ đã phung phí tiền thuế của người dân vào nhiều thí nghiệm dị thường, thậm chí là “điên rồ”, mồ hôi nước mắt, thậm chí cả máu đã phải đổ vì những thí nghiệm ấy.

Những chuyên viên này dường như có thể đem bất cứ thứ gì ra làm “chuột bạch” để thử vận may và đưa ra hết lý do này đến nguyên cớ khác. Nhưng cũng có kẻ nhận định, những hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm không giống ai này thực chất chỉ là một thủ đoạn rửa tiền, vơ vét tài chính để thực hiện ý đồ cá nhân.
Tuy nhiên, một số người cho rằng Nhà trắng cần thiết phải đầu tư vào các dự án có độ rủi ro cao, chỉ có như vậy mới có thể vượt xa các đối thủ về mặt khoa học công nghệ.
Bom dơi

Dơi dơi mang bom tấn công.

Thời kỳ cuối Thế chiến thứ II, Không quân Mỹ luôn tìm kiếm thủ đoạn mới hiệu quả hơn trong việc biến các thành phố ở Nhật Bản thành bình địa. Một bác sỹ nha khoa đã chủ động liên hệ với Nhà Trắng và đưa ra một ý tưởng hoang đường, gắn bom vào cơ thể dơi và nhốt chúng vào những chiếc lồng hình quả bom rồi phóng vào không phận đối phương.

Theo kịch bản dị thường này, lực lượng nhảy dù không lực Hoa Kỳ ta sẽ thả khoảng 1 triệu con dơi như vậy vào không phận đối phương. Loài động vật có vú này sẽ mang theo những trái bom gắn trên cơ thể xâm nhập vào tất cả các ngõ ngách, chỉ chờ có vậy một thành phố sẽ tan tành trong giây lát.

Người Mỹ đã tiến hành thử nghiệm ý tưởng này tại một căn cứ không quân nhỏ thuộc vùng Carlsbad, bang New Mexico. Sau đó, “công nghệ” này được chuyển giao cho hải quân tiếp tục thí nghiệm tại căn cứ Dugway thuộc bang Utah với thời gian hơn 1 năm, trong đó họ đã biểu diễn thử nghiệm thành công 1 lần mô hình “dơi đổ bộ mang bom”.
51 khu cực quang Alaska

 Khu vực đặt hàng chục cực quang ở Alaska.

Nhiều năm về trước nhà vật lý Không quân Mỹ, Todt Paterson ngồi trên một cánh đồng tuyết ở Alaska ngắm cực quang rất giống với cực quang Bắc cực. Chỉ có điều hiện tượng cực quang ấy không phải do thiên nhiên tạo ra mà là sản phẩm của chính ông được tạo ra bằng cách phóng dòng điện hàng triệu W lên trên tầng khí quyển.
Dự án này mang tiên Nghiên cứu cực quang chủ động cao tần (HAARP) để nghiên cứu, tìm hiểu một số nghi vấn về tầng điện ly.

Tuy nhiên, nhiều người lên tiếng phản đối dự án này và cho rằng nhiều năm nay nó được sử dụng làm thiết bị không chế thời tiết, là loại vũ khí siêu cấp và là phần nổi của một cỗ máy gián điệp bí mật.
Thử nghiệm vũ khí hạt nhân cự ly gần

 Vũ khí hạt nhân cự ly gần.

Khi đầu đạn hạt nhân phát nổ, bất cứ sinh vật nào ở những vùng lân cận cũng khó có được cơ hội sống sót. Ấy vậy mà trong thời kì Chiến tranh lạnh, một số binh sĩ Mỹ lại lấy thân mình làm “chuột bạch” tiến hành thực nghiệm phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân loại nhỏ ở cự ly gần.

Những năm 60 của thế kỉ trước, Lục quân Mỹ có hơn 2000 khẩu pháo loại nhỏ, tầm bắn lớn nhất chỉ khoảng 4 km. Mùa hạ năm 1962, một đơn vị lục quân đã tiến hành phóng thử đạn pháo mang đầu đạn hạt nhân trên một sa mạc thuộc bang Nevada, Robert F Kennedy lúc đó là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ cũng tham gia lần thử nghiệm này. Đây là lần thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất duy nhất ở Mỹ trong phạm vi 2,8 km.
Pháo dính chống khủng bố

Pháo dính.

Bắn những hỗn hợp keo bầy nhầy dính như kẹo cao su vào các phần tử khủng bố, cực đoan là một ý tưởng lạ. Quân đội Mỹ đã có hẳn một chương trình thử nghiệm tính khả thi của các loại “pháo dính” này trong tác chiến.

Một hợp đồng đã được ký kết giữa chính phủ Mỹ với công ty Adherent Technologies, theo đó công ty này sẽ chuyên cung cấp hỗn hợp dính có thể bắn thẳng vào xe đối phương giữ để giữ chặt bánh xe với mặt đường mà không gây sát thương với người ngồi trong xe.

Tính chất của chiến tranh đã thay đổi từ chiến tranh thông thường sang xung đột khu vực, tác chiến trong địa bàn đô thị nên quân đội Mỹ tỏ ra rất hứng thú với những loại vũ khí có sức sát thương nhẹ.

Mỗi lần dân thường bị thương vong trong những cuộc đụng độ, quân đội Mỹ thường phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ công luận.
Nhảy dù từ độ cao khủng khiếp

Thượng úy không quân Mỹ, Joe Kittinger sau khi tiếp đất.

Năm 1960 thượng úy không quân Mỹ, Joe Kittinger đã thực hiện bài tập nhảy dù từ độ cao 32 km và tiếp đất bằng dù, tốc độ rơi lúc đó lên đến 1149 km/h, vượt qua cả tốc độ sóng âm thanh, nhưng may mắn cuối cùng chàng thượng úy dũng cảm ấy cũng tiếp đất an toàn tại sa mạc bang New Mexico.

Bài tập này là một phần của dự án Excelsior nhằm nghiên cứu các vấn đề an toàn đối với phi công khi bay. Từ đó đến nay đã có nhiều cuộc thử nghiệm “thí mạng”, nhưng chưa ai vượt nổi kỷ lục nhảy dù từ độ cao 32 km như Joe Kittinger.