Nobel của châu Á cho người Nhật và TQ |
Tác Giả: BBC |
Thứ Ba, 03 Tháng 8 Năm 2010 17:42 |
Giải thưởng mang tên cựu tổng thống Philippines được coi như 'Nobel của châu Á'.
Ông Tadatoshi Akiba có công nêu ra nhu cầu giải trừ quân bị và cảnh báo về vũ khí nguyên tử Giải thưởng mang tên cựu tổng thống Philippines được coi như 'Nobel của châu Á'. Thị trưởng Tadatoshi Akiba, người thoát chết sau trận bom nguyên tử dội xuống thành phố hồi Thế Chiến II, đã chỉ đạo một chiến dịch toàn cầu vận động cho giải trừ quân bị. Còn nhiếp ảnh gia Hoắc Đới Sơn thì nổi tiếng vì chụp ảnh sông Hoài bị nhiễm độc. Hai người Trung Quốc khác cũng được nêu tên trong danh sách tranh giả - một người là thứ trưởng bảo vệ môi trường, và một người là trưởng thôn. Ông Hoắc Đới Sơn từng nói: "Dân chúng gọi chúng tôi là những người bảo vệ sông Hoài, và chúng tôi trở thành tai mắt của chính quyền cùng các cơ quan chính phủ lo về môi trường." Nhưng cũng còn các nhân vật được giải khác: một cặp vợ chồng giáo viên khoa học ở Philippines và một doanh nhân Bangladesh. Giải thưởng mang tên Tổng thống Magsaysay, nhà lãnh đạo Philippin vốn được ca ngợi cho các đóng góp vì dân chủ và cải thiện đời sống của dân thường. Vũ khí nguyên tử Chúng tôi là những người con của dòng sông Hoài không muốn thấy sông bị ô nhiễm / Ông Đới Hoắc Sơn Ông Tadatoshi Akiba lên ba khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Nay đã làm thị trưởng thành phố này trong nhiệm kỳ thứ ba, ông góp phần biến Hiroshima thành một trung tâm vì hòa bình thế giới. Ban tổ chức trao giải nói công lao của ông Akiba là nêu cao nhu cầu cảnh báo về mối hiểm nguy của vũ khí nguyên tử. Nhận giải thưởng nhân danh các nạn nhân bom nguyên tử, ông phát biểu rằng đây là "sự đánh giá tích cực cho các nỗ lực thực hiện một thế giới không còn vũ khí hạt nhân". Còn ông Hoắc Đới Sơn, người tỉnh Hà Nam, được trao giải vì đã dũng cảm chống lại giới quan chức và thu thập tư liệu về vụ ô nhiễm nặng ở sông Hoài. Ông nói với BBC Tiếng Trung rằng ông cảm thấy cần phải hành động: "Chúng tôi là những người con của dòng sông Hoài không muốn thấy sông bị ô nhiễm, nhất là khi việc làm nhiễm độc sông tác động xấu đến cuộc sống của con người." Ông Hoắc đã lập ra tám trạm theo dõi dọc con sông dài 800 km. "Chúng tôi canh gác suốt ngày đêm...Người ta gọi chúng tôi là 'vệ sĩ sông Hoài;. Giải thưởng sẽ được trao giải vào ngày 31 tháng 8 ở Manila. Nhiều sông ngòi ở Trung Quốc bị ô nhiễm nặng - hình tư liệu của AFP
|