Home Tin Tức Thời Sự Laser phòng không ra đời

Laser phòng không ra đời PDF Print E-mail
Tác Giả: Daniel Emery / Phái viên Công nghệ BBC   
Thứ Ba, 20 Tháng 7 Năm 2010 17:31

Công ty Raytheon của Mỹ đã giới thiệu vũ khí laser chống máy bay tại cuộc triển lãm hàng không Farnborough ở tỉnh Hampshire, Anh quốc.

Tia laser trên thực tế không có màu 

Vũ khí này được đặt tên là Laser Close-In Weapon System CIWS (Hệ thống Vũ khí Laser tầm gần) có thể được sử dụng một mình hoặc đi kèm với một hệ thống súng phòng không.

Hồi tháng Năm, tia laser “thể rắn” (solid state laser) do công ty này chế tạo được dùng để bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trong một loạt các cuộc thử nghiệm.

Công ty Raytheon nói rằng võ khí của họ có khả năng phóng ra một tia laser mạnh 50 kilowatt và có thể được dùng để triệt hạ không những các UAV mà còn cả súng cối, rocket và tàu nhỏ.

Ý kiến dùng tia laser làm vũ khí đã xuất hiện gần như là cùng thời gian loài người phát minh ra được tia laser vào năm 1960.

Lúc đầu, các hệ thống này đều là tia laser hóa chất, nghĩa là cường độ của tia laser tùy thuộc vào một phản ứng khoa học.

Các thiết bị laser “thể lỏng” này rất cồng kềnh và tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu mà vốn rất độc hại, đòi hỏi người sử dụng phải mặc áo quần bảo hộ lao động đặc biệt.

Trái lại, các thiết bị laser thể rắn chỉ dùng kính thủy tinh hoặc nguyên liệu gốm để phát ra một tia laser.

Các thiết bị này gọn nhỏ hơn và chỉ đòi một nguồn năng lượng để phát ra tia laser, với điều kiện là nguồn năng lượng này phải thật dồi dào.

Tuy nhiên, cho tới dạo gần đây, các tia laser thể rắn không phát ra được cường độ ngang bằng với các laser thể lỏng và do đó không thể được dùng trong công nghệ quốc phòng.

'Phòng thủ cuối cùng'

Ông Peter Felstead, chủ biên tuần san chuyên về quốc phòng Jane's Defence Weekly, nói với BBC News rằng võ khí CIWS là sự khởi đầu của tất cả các ứng dụng vào đời thật của loại laser thể rắn dùng trong lãnh vực quốc phòng.

Ông nói: "OK, bạn có thể thấy trong đoạn phim video, chiếc máy bay không người lái UAV không được trang bị võ khí và bay rất chậm, do đó, tia laser đã làm cho nó bốc lửa và rơi.”

"Đây là khởi đầu của những gì chúng ta trông đợi: các công ty sẽ thu gọn thêm nữa kỹ thuật của họ và làm cho kỹ thuật này hữu hiệu hơn.”

Ngỏ lời với BBC News, Phó chủ tịch công ty Raytheon Missile Systems, ông Mike Booen, nói rằng các cuộc thử nghiệm được thực hiện ngoài biển và là một bước tiến quan trọng cho công nghệ laser.

"Chúng tôi đã gắn võ khí CIWS vào hệ thống Phalanx, tức là tên gọi của một hệ thống phòng không mà Hải quân Mỹ đang sử dụng gồm có một súng máy Gatlin với nhiều nòng súng 20mm được hướng dẫn bởi một radar."

Đây là một ngày buồn cho các UAV và là một ngày tốt cho công nghệ laser
Mike Booen, phó chủ tịch , Raython Missile Systems
"Hệ thống phòng không này được gắn trên nhiều tàu chiến của Mỹ cũng như của khối Nato, như là Hải quân Hoàng gia Anh."


Ông nói thêm: "Hệ thống Phalanx được coi là tuyến phòng thủ cuối cùng, do đó, nếu quý vị có thể gắn thêm một hệ thống laser vào đó, thì sẽ có thể nới xa hơn và rộng hơn chiến tuyến phòng thủ này.”

Có hai vấn đề mà đã gây trở ngại cho việc phát triển vũ khí laser từ ít lâu nay là thời tiết và chính mục tiêu.

Không khí ẩm ngoài biển có thể hấp thụ năng lượng laser trước khi nó đến mục tiêu và như các nhà nghiên cứu khám phá hồi thập niên 1960 khi họ có triệt hạ một phi cơ Mig của Nga, thì một diện tích phản chiếu có thể vô hiệu hóa sự hữu hiệu của tia laser.

Mặc dù nhìn nhận hiện tượng này, nhưng ông Booen nói rằng có thể khắc phục được nó.

Ông nói: "Mỗi vật liệu đều phản chiếu, nhưng quý vị có thể khắp phục hiện tượng này bằng cường độ của tia laser. Một khi chúng ta đạt được một mức độ nào đó – được đo bằng kilowatt – thì tia laser sẽ làm những gì chúng ta muốn nó phải làm.”

Ông Booen nói rằng một khi một vật liệu bắt đầu nóng lên, thì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng phản chiếu, do đó sẽ làm cho mục tiêu tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và sẽ dẫn tới việc tàn phá nó.

Sử dụng trên đất liền

Hồi tháng Năm, công ty Raytheon đã “quét” rơi một số UAV tại trung tâm thủ nghiệm của Hải Quân Hoa Kỳ trên đảo San Nicolas ngoài khơi bang California.

Mặc dù công ty Raytheon không cho biết chiều cao, tốc độ cũng như tầm bay của các UAV và nói rằng các dữ liệu này “nhạy cảm”, nhưng công ty này nói rằng Hải quân Hoa Kỳ muốn các cuộc thử nghiệm này càng thực tiễn chừng nào hay chừng ấy, và cho biết các UAV đã làm đúng theo những gì mà các chuyên viên quân sự muốn.

Ông Booen nói: "Đây là lần đầu tiên, một UAV được nhắm làm mục tiêu và bị vô hiệu hóa trong một môi trường biển.”

Công ty Raytheon cũng đang thử nghiệm với một hệ thống đặt trên đất liền và mục tiêu nhắm bắn là đạn súng cối và rocket.

Ông Booen nói: "Trên đất liền, hệ thống CIWS có thể được đặt trên xe do đó có thể được sử dụng khắp nơi trên quả địa cầu.”

Ông Felstead đồng ý với nhận xét này là nói rằng hệ thống CIWS có “khả năng rất lớn” như là chiến tuyến phòng thủ cuối cùng trong nhiều trường hợp.

"Trong đời sống thật, hệ thống CIWS có thể 'quét' rơi các UAV và đặc biệt là các đạn súng cối và rocket."

"CIWS có thể được sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân tại Afghanistan, Khu Vực Xanh tại Baghdad hoặc tại biên giới giữa Gaza và Israel."

Ông kết luận: "Chúng ta còn phải chờ một thời gian nữa mới có thể triệt hạ các hỏa tiễn liên lục địa [Intercontinental Ballistic Missile] với kỹ thuật laser, nhưng chúng ta đang đi đúng đường.”