Home Tin Tức Thời Sự Việt Nam khuyến khích kinh doanh mở đại học

Việt Nam khuyến khích kinh doanh mở đại học PDF Print E-mail
Tác Giả: Người Việt   
Thứ Hai, 12 Tháng 7 Năm 2010 12:43

Năm ngoái, ngày 30 tháng 6, 209, báo Bee.net nói 1,300 bài thi vào Ðại Học Thái Nguyên bị điểm 0 (zero).

Cuối tháng 6 vừa qua, nhà cầm quyền trung ương Hà Nội thông qua dự án đào tạo 20,000 tiến sĩ với số tiền 14 ngàn tỉ đồng bị coi là một kế hoạch “lãng mạn.”

Sĩ tử mùa thi vào các trường đại học năm nay, tới Văn Miếu, Hà Nội, sờ đầu rùa thần để lấy hên. (Hình: Thể Thao & Văn Hóa)

Báo VietnamNet Online hôm Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010 đưa tin, Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân lên tiếng khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm nhiều tập đoàn quốc doanh hãy mạnh dạn tham gia vào việc chuyển đổi, nâng cấp hoặc thành lập các trường đại học, cao đẳng để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho doanh nghiệp.

Hai tập đoàn dầu khí, PetroVN và tổng công ty hàng hải Việt Nam, Vinaline đã được Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu chỉnh sửa lại đề án thành lập 2 trường đại học trực thuộc trước khi trình thủ tướng. Hai trường đó là trường Ðại Học Dầu Khí Việt Nam của tập đoàn PetroVN, và trường Ðại Học Vinalines của tổng công ty hàng hải Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam đã đồng ý về nguyên tắc cho phép thành lập trường Ðại Học Dầu Khí Việt Nam từ ngày 16 tháng 7 năm 2008. Riêng trường Ðại Học Hàng Hải Vinaline thì chưa có ý kiến.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đặt vấn đề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi, nâng cấp hoặc thành lập mới trường cao đẳng, đại học bằng nguồn vốn tự có. Cơ chế tài chính của các trường sẽ được thực hiện như ở trường tư thục, được tự quyết mức học phí.

Tuy có nhiều chính sách nâng đỡ nhưng các tập đoàn quốc doanh không mặn mà lắm với việc thành lập trường đại học hay cao đẳng. Những số tiến lớn lao của các tập đoàn nhà nước thường được bỏ vào đầu tư trong các dự án bất động sản, ngân hàng, các khu nghĩ dưỡng và thị trường chứng khoán.

Dư luận thường lên tiếng tố cáo các khoản tiền lớn chạy vào túi của quan tham qua cách kinh doanh vòng vo này. Nếu đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là đại học, các quan sẽ khó lòng tham nhũng hay lũng đoạn bằng quyền lực của mình. Hơn nữa dư luận rất nhạy cảm trong các vụ có dính tới giáo dục. Ðó là lý do tại sao nhà nước mặc sức kêu gọi, tập đoàn vẫn cứ làm ngơ.

Nhiều tập đoàn đang bị nhà nước lưu ý vì các hoạt động ngoài ngành này. Mới đây Vinashin đã bị chia thành ba và nhiều quan chức cao cấp đang chờ phải trả lời về những hoạt động tài chánh bất minh đã khiến cho tập đoàn này mang nợ đến 90 ngàn tỷ đồng.