Cái Chết Của Anh Toma Nguyễn Năm – Giáo Xứ Cồn Dầu |
Tác Giả: NCD |
Chúa Nhật, 11 Tháng 7 Năm 2010 07:33 |
Họ bắt anh quỳ xuống, đạp đầu anh xuống đám đất bùn đến gần như ngộp thở. Vì tay bị còng ngoặc ra sau lưng, không thể đỡ đòn, nên những cú đá, cú đấm đều trúng vào những chổ hiểm trước ngực, trên mặt và hai thái dương Nay anh nằm đó, một mình giữa đất trời xa lạ. Làng quê anh, người ta chuẩn bị san bằng để làm khu du lịch. Xứ đạo anh tan nát sau cái ngày tháng năm hoa máu ấy. Đồng đạo của anh, kẻ bị cầm tù, người bị kêu lên kêu xuống công an để điều tra, theo dỏi. Tám giáo dân vẫn còn bị giam giữ từ ngày ấy, thân nhân chưa một lần gặp mặt, không biết còn sống hay đã chết rũ tù với những trận đòn bức cung như anh vừa hứng chịu. Không ai gióng lên được một tiếng chuông để đòi cho họ được một chút công lý. Vì họ chỉ là những nông dân, thanh niên thấp cổ bé miệng như anh. Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về cái chết tức tưởi của anh Nguyễn Năm (còn được gọi là Nguyễn Thành Năm) ngày 3 tháng 7 tại giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng. Chính quyền thì lấp liếm bảo là anh bị đột quỵ hoặc nhịn ăn mà chết. Gia đình anh và giáo dân Cồn Dầu biết rất rỏ lý do tại sao anh chết nhưng không ai dám nói ra vì tai ương đang chờ đón bất cứ ai nói lên sự thật khi chính quyền đã ra lệnh phải tuyệt đối bảo mật trong cái chết đau đớn này. Anh Năm là một giáo dân 43 tuổi, khỏe mạnh, nhiệt thành với việc đạo, việc đời. Anh đã tình nguyện tham gia đội trợ tang để lo việc tẩm liệm và đẩy xe tang trong đám tang của bà cụ Hồ Nhu hôm mồng 4 tháng 5, 2010, khi chính quyền ra tay đàn áp dã man giáo dân Cồn Dầu. Hôm ấy trong lúc hổn lọan, anh bị công an đánh một dùi cui vào đầu chảy máu và sưng vù (có video đính kèm) nhưng anh may mắn thoát được vòng vây. Sau ngày đẫm máu ấy, anh bị gọi lên công an nhiều lần để thẩm vấn và điều tra về vai trò của anh trong đám tang, cũng như buộc anh phải nhận tội đánh lại công an và tố cáo những giáo dân khác. Lần nào anh cũng bị đánh đập tàn nhẫn. Đến nỗi anh đã nhiều lần trăn trối với vợ con rằng nếu cứ tiếp tục chắc anh không sống nổi. Hai lần cuối cùng anh quyết định lẩn trốn không lên trình diện. Tối thứ năm, mồng 1 tháng 7, mười giờ đêm nghe tiếng chó sủa và tiếng người lạ trước cổng, biết công an đang đến, anh lẻn trốn ra ngả sau lần mò leo lên gác nhà một người quen ở làng Trung Lương bên cạnh. Một người trong gia đình này đã gọi điện thoại báo cho du kích. Một du kích ở thôn Cẩm Chánh tên là Huyệt (còn gọi là Huyệt Đề) đã lập tức dẫn một số đồng bọn đến vây bắt anh. Anh bỏ chạy, nhưng bị bắt, bị còng tay và trận đòn thù bắt đầu. Họ bắt anh quỳ xuống, đạp đầu anh xuống đám đất bùn đến gần như ngộp thở. Vì tay bị còng ngoặc ra sau lưng, không thể đỡ đòn, nên những cú đá, cú đấm đều trúng vào những chổ hiểm trước ngực, trên mặt và hai thái dương. Vợ anh nghe tin chạy xuống năn nỉ, khóc lóc và quỳ lạy xin tha cho anh, nhưng họ bảo phải chờ công an huyện đến giải quyết. Quá nửa đêm, công an huyện đến, sau một hồi hỏi tội và đánh cho anh một trận nữa, thấy anh bầm dập quá, 3 giờ sáng họ đồng ý thả anh về để ngày mai lên trình diện. Vợ con anh đưa anh về nhà. Biết không thể qua khỏi, anh trăn trối con cái lại cho vợ. Trưa ngày thứ bảy, anh qua nhà mẹ anh bên cạnh, và tại đây anh nôn ra toàn máu và bùn đất cùng với cỏ dại. Anh đã tắt thở lúc 1 giờ chiều ngày 3 tháng 7, trong tay người mẹ già 83 tuổi, để lại vợ và 3 đứa con. Ngay khi nghe tin anh Năm mất, chính quyền đã huy động rất đông công an canh giữ nghiêm ngặt xác anh, chung quanh tang gia và mọi ngã đường trong giáo xứ Cồn Dầu, không cho tập trung viếng xác, cầu nguyện như thói quen giáo xứ vẫn làm cho người mới qua đời. Chính quyền yêu cầu khám nghiệm tử thi, nhưng tang gia xin cho anh được chết bình yên vì thân xác anh đã tan nát quá rồi. Họ yêu cầu liêm xác anh trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Không ai được quay phim chụp hình hoặc báo tin về cái chết của anh cũng như lý do cho bất cứ ai. Một số bà con giáo dân đã lạnh người khi nhìn thấy những vết thương tím bầm trên bụng, trên ngực, trên hai thái dương anh, lúc họ thay quần áo để tẩm liệm cho anh. Da thịt từ khuỷ tay xuống đến cổ tay anh đều trầy trụa và rướm máu vì bị lôi đi đang lúc bị còng. Máu vẫn tiếp tục trào ra hai lỗ tai và miệng mũi anh khi đặt anh vào áo quan. Đám tang anh được tổ chức vào ngày thứ ba, mồng 6 tháng 7, năm 2010. Nghĩa địa của giáo xứ ở Cồn Dầu đã bị cấm, nên anh được đưa đi chôn cất tại nghĩa địa mới ở một xã miền núi (Hòa Sơn), cách Cồn Dầu 30 cây số. Đưa tiển anh chỉ có một số bà con ruột thịt (được cho phép) và rất đông công an chìm nổi đi theo áp tải đề phòng bất trắc. Còn nổi đau nào xót xa hơn cảnh tre khóc măng của người mẹ già bên mộ phần đứa con chết thảm. Mới hai tháng trước đây, anh chỉ vì tiển đưa một một người đồng đạo đến nơi an nghỉ cuối cùng mà bị vu oan giáng họa. Nay anh nằm đó, một mình giữa đất trời xa lạ. Làng quê anh, người ta chuẩn bị san bằng để làm khu du lịch. Xứ đạo anh tan nát sau cái ngày tháng năm hoa máu ấy. Đồng đạo của anh, kẻ bị cầm tù, người bị kêu lên kêu xuống công an để điều tra, theo dỏi. Tám giáo dân vẫn còn bị giam giữ từ ngày ấy, thân nhân chưa một lần gặp mặt, không biết còn sống hay đã chết rũ tù với những trận đòn bức cung như anh vừa hứng chịu. Không ai gióng lên được một tiếng chuông để đòi cho họ được một chút công lý. Vì họ chỉ là những nông dân, thanh niên thấp cổ bé miệng như anh. Xin thắp một nén hương cho người vừa nằm xuống, thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang…. |