Đằng sau vụ tiết lộ bí mật quân sự Mỹ tại Iraq |
Tác Giả: Saigon Echo sưu Tầm |
Thứ Tư, 30 Tháng 6 Năm 2010 15:56 |
Người tiết lộ bí mật quân sự trên chính là một quân nhân Mỹ đang phục vụ tại Iraq. Ngày 5/4/2010, trang web WikiLeaks đã công bố một đoạn băng video trắng đen dài 38 phút ghi lại hình ảnh 2 máy bay trực thăng Apache bắn vào một nhóm người đi trên phố ở thủ đô Baghdad (Iraq) ngày 12/7/2007. Trong nhóm này có phóng viên ảnh Namir Noor-Eldeen và lái xe Saeed Chmagh của Hãng tin Reuters (Mỹ). Adrian Lamo. Tổng cộng có 11 người bị bắn chết, trong đó đa số là dân thường Iraq. Tháng 4 vừa qua, một đoạn băng video được đăng tải trên trang mạng WikiLeaks, chuyên về cung cấp những nguồn thông tin đặc biệt và tin rò rỉ từ các cơ quan tình báo, ghi lại hình ảnh một cuộc tấn công của quân đội Mỹ tại Baghdad năm 2007 khiến 2 nhân viên của Hãng tin Reuters và nhiều người khác thiệt mạng, đã làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ của công luận Mỹ và nhất là của giới truyền thông nước này. Vụ việc đình đám tới mức quân đội Mỹ đã cho mở cuộc điều tra để tìm ra kẻ đứng đằng sau đoạn video trên và sau 2 tháng, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) khẳng định rằng người tiết lộ bí mật quân sự trên chính là một quân nhân Mỹ đang phục vụ tại Iraq. Ngày 5/4/2010, trang web WikiLeaks đã công bố một đoạn băng video trắng đen dài 38 phút ghi lại hình ảnh 2 máy bay trực thăng Apache bắn vào một nhóm người đi trên phố ở thủ đô Baghdad (Iraq) ngày 12/7/2007. Trong nhóm này có phóng viên ảnh Namir Noor-Eldeen và lái xe Saeed Chmagh của Hãng tin Reuters (Mỹ). Tổng cộng có 11 người bị bắn chết, trong đó đa số là dân thường Iraq. Diễn biến tóm tắt trong đoạn băng như sau: Một nhóm gần 10 người đàn ông đi trên đường phố ở quận New Baghdad; tiếng súng máy vang lên; chỉ còn 2 người sống sót; một người cố chạy trốn vào bãi đậu xe đối diện nhưng máy bay trực thăng truy lùng và bắn chết. Lái xe Saeed Chmagh của Hãng tin Reuters bị thương bò trên đường. Một xe tải nhỏ chở 4 người Iraq (2 người đàn ông và 2 trẻ em) trờ tới định đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trong lúc 2 người đàn ông khiêng Saeed Chmagh vào xe, 2 máy bay trực thăng Mỹ tiếp tục nã đạn. Cả 3 chết tại chỗ. Hai trẻ em trong xe bị thương và được quân đội Mỹ đến sau đó trao trả cho Cảnh sát Iraq. Trong đoạn hội thoại giữa các phi công và lực lượng dưới mặt đất, các phi công nói nhìn thấy 5, 6 người mang súng AK-47 và một khẩu phóng lựu RPG, đồng thời xin lệnh hành động. Kết quả điều tra của quân đội Mỹ sau đó cho thấy cái mà binh lính Mỹ nghĩ là súng phóng lựu RPG thực ra là ống kính chụp ảnh của phóng viên Hãng tin Reuters, còn súng AK-47 thực ra là máy ảnh. Sau sự kiện nêu trên, quân đội Mỹ tại Iraq đã điều tra và kết luận: Hai máy bay trực thăng Apache được điều động hỗ trợ cho binh lính Mỹ bị bao vây trong một trận giao tranh ở Baghdad; các phi công không có lỗi vì không biết có phóng viên Reuters trong nhóm người bị bắn. Rốt cuộc không ai bị kỷ luật. Hình ảnh trong đoạn băng cũng không có cuộc giao tranh nào. Tại cuộc họp báo ở Washington ngày 5/4, trang web WikiLeaks cho biết đã được nguồn tin từ quân đội Mỹ cung cấp đoạn băng và phải bẻ mã khóa mới xem được. Một quan chức cao cấp quân đội Mỹ sau đó xác nhận đoạn băng là thật. Tối cùng ngày, Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Iraq vàAfghanistan đã công bố báo cáo về sự việc trên. Theo báo cáo, quân đội Mỹ đã tìm thấy một số súng máy và lựu đạn gần các thi thể và 2 nhân viên Hãng tin Reuters đã không báo hiệu họ là người của báo chí. Hãng tin Reuters cho biết, 2 nhân viên của hãng đang lấy tin ở Baghdad thì nghe tin có giao tranh nên lái xe đến kiểm tra và viết tin. Reuters đã căn cứ Luật Tự do thông tin để yêu cầu quân đội Mỹ công bố đoạn băng và đoạn hội thoại giữa các phi công với lực lượng dưới mặt đất nhưng không thành công. Sự phản đối mạnh mẽ của giới truyền thông Mỹ trước vụ việc trên buộc Lầu Năm Góc phải cho mở cuộc điều tra để tìm ra ai là người tiết lộ đoạn video trên. Bradley Manning. Sau hơn 2 tháng điều tra, đến ngày 7/6 vừa qua, Đơn vị điều tra tội phạm của quân đội Mỹ cho biết đã bắt giữ chuyên gia phân tích tin học Bradley Manning, 22 tuổi, đang thực hiện nhiệm vụ tại Trạm chuyển tiếp điều hành Hammer, 64km về phía đông Baghdad vì cáo buộc cung cấp đoạn video trên cho trang web WikiLeaks hồi tháng 4 và hiện Manning đang bị giam giữ tại Kuwait trước khi bị đưa ra xử về tội đã tiết lộ các tin tức mật. Manning bị tố cáo hồi cuối tháng 5 vừa qua sau khi khoe với một tay cựu tin tặc khi đang nói chuyện trực tuyến rằng anh ta đã cung cấp hình ảnh video về một cuộc tấn công bằng trực thăng của quân đội Mỹ năm 2007 cho trang WikiLeaks. Trang mạng Wired.com nói rằng, Manning đã liên lạc với cựu tin tặc Adrian Lamo, người sau đó thông báo với các điều tra viên quân đội và FBI sau khi được cho biết về vụ tiết lộ tin tức mật. "Tôi sẽ không hề làm điều này nếu không có vấn đề mạng sống kẻ khác bị đe dọa" - Lamo giải thích với Wired về việc đi khai báo Manning với nhà chức trách. Lý do theo Lamo không phải vì đoạn băng video trên mà là vì Manning đã khoe rằng nhiều lần cố gắng tuồn 260.000 trang tài liệu mật của tất cả các đại sứ Mỹ trên toàn thế giới cho trang WikiLeaks. "Bà Hillary Clinton và hàng nghìn nhà ngoại giao khắp thế giới sẽ phải đứng tim khi sáng ra thấy rằng toàn thể các tin tức mật về chính sách ngoại giao được tiết lộ và sẵn sàng cho công chúng xem" - Bradley Manning vui sướng khi nói với Adrian Lamo. Chính vì điều này mà Lamo cho rằng việc tiết lộ những thông tin như vậy sẽ đe dọa tới an ninh quốc gia Mỹ. Đây là lần đầu tiên người cung cấp thông tin cho WikiLeaks bị bắt. Hiện tại đại diện trang web này không thừa nhận Bradley Manning là người đã cung cấp cho họ đoạn băng trên nhưng đang vận động chiến dịch coi Manning là một người hùng quốc gia. Trước hết trang web này đã lên tiếng tố cáo Adrian Lamo là kẻ xảo trá, là tên tội phạm vì vào năm 2004, Lamo đã nhận 60.000 USD để tấn công trang mạng của báo New York Times. Gần đây, trang web đã công bố một báo cáo năm 2008 của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận xét trang web này đã trở thành mối đe dọa an ninh đối với quân đội Mỹ. Hôm 28/3 vừa qua, trang web này công bố những tài liệu mật cáo buộc CIA âm mưu đóng cửa trang web này.
|