Báo chí Trung quốc dám đăng bài “nhậy cảm” |
Tác Giả: Li Jing | ||
Thứ Tư, 30 Tháng 6 Năm 2010 07:55 | ||
Mặc dù bị chế độ Trung Cộng bóp chặt mọi phương tiện truyền thông tại Trung Quốc, trong các trường hợp hiếm hoi một vài cơ quan truyền thông ở đại lục dám đăng bài viết chỉ trích quyền lực của chế độ. Southern Metropolis Daily, cũng gọi là Southern Metropolitan Daily, tức nhật báo Nam phương Đô thị, là một trong những trường hợp đó.
Sử gia Hong Zhenkuai (Hồng Chấn Khoái), tác giả của bài bình luận tựa đề “Yêu tổ quốc, không phải là yêu triều đình”. Ông đã mượn chuyện xưa để nói rõ chuyện ngày nay, cho đến giả vờ làm miệng của cổ nhân nói, để chỉ thẳng hiện tượng không phân biệt rõ ràng giữa đảng và quốc gia ở Trung quốc đại lục. Tác giả viết rằng triều đình có thể thay đổi, nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục tồn tại. Ông kết luận bằng cách nói rằng, “Lòng yêu nước của dân chúng nên hướng tới đất nước, chứ không phải tới triều đình.” Tác giả, đầu tiên, đã chỉ ra rằng dân chúng Trung Quốc luôn luôn lẫn lộn mối quan hệ giữa quân chủ và quốc gia, cho rằng ái quốc tức là trung quân, và trung thành với vua tức là yêu quốc gia. Ông Hồng đã xoay chuyển bằng cách mượn lời của Lương Khải Siêu mà chỉ ra “hậu quả không tốt lành về việc không phân biệt giữa quốc gia và triều đình, cho nên yêu tổ quốc biến thành yêu triều đình, thậm chí biến thành yêu lãnh tụ....quân chủ”. Ông ám chỉ đó là sự tẩy não đầu óc dân chúng của chế độ Trung Cộng. Sau đó tác giả đã trích dẫn lời nói của Chen Duxiu (Trần độc Tú), người sáng lập đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng: “Quốc gia mà chúng ta yêu chính là một quốc gia mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, chứ không phải là dân chúng vì quốc gia mà phải hy sinh cho nó.” Ông Hong còn nói: “Người dân phải có quyền lực giám sát chính phủ. Phương thức hữu hiệu nhất để giám sát chính phủ là một cuộc bầu cử để lựa chọn những người sẽ nắm giữ quyền lực chính phủ.” Công chúng ca ngợi lòng dũng cảm Những người sử dụng Blogs trên mạng lưới Internet Trung Quốc đã nhiệt liệt khen thưởng sự can đảm của tác giả và tờ nhật báo Nam phương Đô thị. Một số ý kiến như dưới đây: “Chúng ta đã thường thường lẫn lộn mối quan hệ giữa quốc gia và đảng. Đây thực sự là hai khái niệm riêng biệt, mặc dù nền giáo dục của chúng ta đã nhập cả hai thành một.” “Bộ Chân Lý” (tiếng lóng, chỉ về bộ Tuyên truyền Trung ương) nói hàng ngày rằng, yêu nước, là phải yêu đảng cộng sản. Để xem lần này họ sẽ hồi đáp như thế nào.” “Đã 100 năm rồi [từ cuối đời nhà Thanh.] Trong thời đại của vệ tinh nhân tạo và truyền hình dây cáp, chúng ta vẫn cần nền giáo dục căn bản như vậy. Chúng ta nên vui hay buồn đây? " “Chúng ta đã bị làm nô lệ cho chế độ; nếu dân chúng tạo thành quốc gia, thì bây giờ chế độ đã bắt cóc (cướp) nó.” Có người còn viết tếu “triều đình sẽ phái cẩm y vệ đi ám sát tác giả.” Đảng và quốc gia lẫn lộn là kết quả từ “thuật tẩy não” của Trung Cộng Dưới thể chế một đảng độc tài, sự việc không phân biệt giữa đảng và quốc gia, không phân biệt giữa đảng và chính quyền luôn luôn là căn bệnh ngoan cố, dấu diếm y sĩ của nó. Ở Trung quốc, phương châm lập quốc là “không có đảng cộng sản thì không có một Trung quốc mới”; giáo dục từ tiểu học của nhân dân là “nghe lời nói của đảng”; “làm cháu ngoan của đảng”; những bài hát như là “xem đảng như mẹ”; hành động chỉ dẫn là “đảng chỉ hướng nào, thì đánh nơi đó”; hễ chính phủ cứu trợ, thì nhân dân nói là “cảm tạ đảng và chính phủ”, trước là cảm ơn ‘đảng’, sau là ‘cảm ơn’chính phủ; khẩu hiệu của quân đội là “thi đua theo đảng chỉ huy”; đảng vĩnh viễn ở trên “pháp luật”, “quốc gia”, và “nhân dân”. Nhật báo Apple Daily (tức là nhật báo Bình Quả), có trụ sở tại Hương Cảng (Hong Kong), tường thuật sử gia Hong Zhenkuai đã chỉ ra, bởi vì loại thể chế như vậy có thể tiến hành sự diễn dịch quan chức cao cấp là đại biểu cho đảng, đảng đại biểu chính phủ, chính phủ đại biểu nhân dân, tiến tới mức dùng danh nghĩa yêu tổ quốc, mà thực hành sự cổ võ yêu đảng thậm chí là thật sự yêu lãnh tụ. Nó còn tiến tới việc dùng áp lực để ngăn cấm các phê bình đối với quan chức cao cấp hoặc đối với chính phủ, rồi từ đó thực thi những lợi ích to lớn nhất cho các quan viên và ‘thái tử’ của đảng. Tóm lại, ông Hồng cho biết mục đích của bài này là để thông báo cho người đọc rằng nhiều điều phải được coi là kiến thức thông thường nhưng hiện nay đã bị bóp méo. Những vấn đề gây hiểu lầm đã được cổ võ như là sự thật. Điều thông thường đã bị lầm lẫn bởi những ý kiến khác nhau. Ông bày tỏ cảm nghĩ cá nhân của ông về bổn phận phải giúp khôi phục lại các khái niệm thông thường của đại chúng. Trong khi bài báo không động chạm đến bất cứ vấn đề chính trị nào hiện nay, và suy luận của nó cũng không được xem là cực đoan trong những xã hội dân chủ, nó có thể đã kích động đến dây thần kinh nhạy cảm của chế độ Trung Cộng. Nhiều trang web mà Trung cộng kiểm soát đã bỏ nó ra khỏi trang web của họ. Để tạo thêm nhầm lẫn, từ khi khởi đầu của đảng Cộng sản, chế độ đã cố tình làm lẫn lộn các khái niệm về quốc gia và chính phủ, khiến cả hai chủ đề riêng biệt này nhập lại thành một khái niệm chung cho người dân Trung Quốc. Ví dụ như học giả Nhiễm vân Phi ở đại lục đã chỉ ra rằng, từ năm 1949 sau khi chế độ Trung Cộng nắm chính quyền, thì “đảng” trở thành linh hồn của “quốc gia”, trong vài chục năm qua đã không ngừng sử dụng các loại guồng máy tuyên truyền để tẩy não dân chúng khiến cho ý tưởng yêu đất nước và yêu đảng trộn chung nhau thành một. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Sound of Hope, luật sư nhân quyền nổi tiếng Guo Guoting (Quách quốc Thinh) lưu ý rằng vấn đề thuộc khái niệm thông thường này là chuyện cấp bách cần phải giải quyết. “Đảng Cộng sản Trung quốc nhất định không thể được xem như là Trung quốc, là một quốc gia. Đảng cũng không phải là sắc tộc người Hán và thậm chí cũng không phải là chính phủ Trung quốc. Điều này là một khái niệm thông thường, xét từ góc độ từ vựng, lịch sử, và luật pháp.” Trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á châu Tự Do (RFA), Giáo sư Hạ Minh từ Đại học ‘City University of New York’ nói rằng ông hy vọng chế độ Trung Cộng sẽ nhận ra rằng trong suốt lịch sử Trung Quốc, những biến động giữa các cuộc chuyển tiếp triều đại, không gây ra bởi sự truy cầc dân chủ của dân chúng, mà đó là hậu quả do sự tham nhũng của chính phủ. “Nguyên nhân mà quá nhiều nhà trí thức ở Trung quốc chỉ trích ‘triều đình’ hiện tại là bắt nguồn từ lòng ái quốc của họ đối với quốc gia này: Họ không muốn nhìn thấy các thất bại và sai lầm của chế độ Trung cộng đã nắm giữ cả nước và dân chúng để chuộc lấy tiền bạc lợi lộc.” |