Home Tin Tức Thời Sự Mỹ hết là ‘động cơ tăng trưởng’ của thế giới

Mỹ hết là ‘động cơ tăng trưởng’ của thế giới PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Ba, 29 Tháng 6 Năm 2010 12:36

Geithner thừa nhận Mỹ không còn là động lực của kinh tế thế giới.

Timothy Geithner nói thế giới "không thể phục thuộc vào kinh tế Mỹ" như từng xảy ra trong quá khứ.

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho BBC ông Geithner nói các nền kinh tế lớn khác cần phải tăng trưởng nhiều hơn để kinh tế toàn cầu hưởng lợi.

Ông Geithner giảm nhẹ các khác biệt về chính sách tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Âu châu, liên quan đến thu hẹp thâm thủng ngân sách.

Ông Geithner nói chuyện với BBC trước cuộc họp thượng đỉnh của khối G20 cuối tuần tại Canada.

Ông nói thành viên G20 sẽ "tập trung giải quyết thách thức của tăng trưởng và hồi phục niềm tin", và cuộc họp tại Toronto sẽ tìm giải pháp.

Mục tiêu chung

Vừa qua chính phủ tại nhiều nước Âu châu thực hiện các biện pháp khắc khổ để giảm số nợ công khổng lồ.

Trong lá thư gửi đến lãnh đạo G20 tuần trước, tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo giảm nợ công quá nhanh sẽ làm chậm quá trình hồi phục kinh tế.

Tuy nhiên ông Geithner cho hay Hoa Kỳ và Âu châu "có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt".

"Chúng ta đều đồng ý rằng phải giảm nợ công đến mức quản lý được, chính phủ cần tỏ rõ trách nhiệm trong việc này."

Tuy nhiên bộ trưởng Hoa Kỳ cho hay, Âu châu và Mỹ đang đi "hai con đường khác nhau, hai vận tốc khác nhau" để tới đích chung.

"Nó đòi hỏi cách làm khác nhau vì hai hệ thống khác nhau, từ điểm mạnh cho đến điểm yếu," ông Geithner nói.

Và "Hoa Kỳ không thể nào đưa ra giải pháp cho Âu châu được."

'Tăng trưởng mạnh'

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cho hay Hoa Kỳ đã đề ra các "kế hoạch tham vọng" nhằm giảm thâm thủng ngân sách.

Cạnh đó ông nói Hoa Kỳ hiện có vị trí thuận lợi hơn một số nước để cắt giảm nợ công.

"Chúng tôi đang ở trong vị trí thuận lợi để thực hiện tăng trưởng mạnh, hơn là những gì chúng ta thấy ở các nền kinh tế khác," ông nói.

Một số bình luận gia tại Âu châu nhấn mạnh các biện pháp khắc khổ chỉ được mang ra thực hiện một khi Âu châu trở lại với đường tăng trưởng mạnh, sau giai đoạn trì trệ toàn cầu.

Quan điểm này được nhiều người nhìn nhận trước cuộc khủng hoảng về nợ công tại Hy Lạp.

Khủng hoảng tại Hy Lạp cho thấy chính phủ nào nợ nhiều thường gặp khó khăn vay nợ thêm, để trả lãi cho khoản nợ khổng lồ họ đang sở hữu.