Home Tin Tức Thời Sự Việt Nam cố cưỡng lại sự bành trướng của Trung Quốc

Việt Nam cố cưỡng lại sự bành trướng của Trung Quốc PDF Print E-mail
Tác Giả: Anh Vũ RFI   
Thứ Năm, 24 Tháng 6 Năm 2010 08:23

Báo Le Monde hôm nay có bài viết đáng chú ý đề cập đến mối quan hệ giữa hai người láng giềng Trung Quốc

 

Hàng Trung Quốc qua cửa khẩu Việt Nam. Ảnh năm 2009. Reuters


 - Việt Nam một mối quan hệ láng giềng không hề dễ chịu. Đặc phái viên của Le Monde mở đầu bài báo bằng quan sát : Để đánh dấu 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hà nội lấy năm 2010 là « năm hữu nghị Việt – Trung ». Hàng ngày báo chí vẫn cứ ca ngợi chất lượng quan hệ giữa hai nước. Còn thực ra người dân Việt Nam thì vẫn cảnh giác.

Theo Le Monde, nghìn năm bị các vương triều Trung Hoa đô hộ vẫn để lại những dấu vết không thể xóa được. Trung Quốc ngày nay vẫn bị đa số người dân Việt Nam nhìn nhận là nước lớn có mưu đồ bành trướng cần phải dè chừng. Bản thân chính quyền cũng bị phân hóa trên vấn đề này. Một số người còn yêu cầu đưa vấn đề quan hệ với Trung Quốc vào chương trình nghị sự của đại hội đảng 11 dự tính diễn ra trong năm tới.

Riêng về Việt Nam, Le Monde cho biết từ năm 2000 Việt Nam bước vào giai đoạn thứ hai của công cuộc đổi mới. Trong số các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chống chọi tốt hơn cả với cuộc khủng hoảng vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 5,3%.

Theo nhận xét của ông Martin Rama, trưởng bộ phận kinh tế của Ngân hàng Thế giới thì Trung Quốc không phải là mô hình để tham khảo mà Singapore mới là nơi để Hà Nội nhìn vì đảo quốc này có mô hình « dân chủ có kiểm soát » và « hiệu quả kinh tế ». Còn Trung Quốc, theo như tóm tắt của ông Alain Cany chủ tịch văn phòng châu Âu tại Hà Nội thì « vừa là người anh, kẻ thù chính trị duy nhất nhưng đồng thời cũng là đối tác kinh tế chính ».

Phân tích quan hệ kinh tế Trung-Việt, tác giả bài báo nhận thấy, cán cân thương mại của Việt Nam luôn luôn bị thâm hụt trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. Mức chênh lệch của năm 2009 là 11 tỷ đô la tức là chiếm tới 10% tổng thu nhập nội địa của Việt Nam. Theo bài báo thì hai nước đang duy trì một mối quan hệ làm ăn đặc trưng theo kiều giữa nước giàu và nuwosc nghèo. Bắc Kinh xuất khẩu sang nước láng giềng của mình các lọai máy công cụ, xe hơi, xe may hay phân bón. Còn Việt Nam thì chủ yếu lại đưa sang Trung Quốc các nguyên vật liệu thô như dầu mỏ, than đá hay cao su.

Tuy nhiên Le Monde nhận thấy Việt Nam cũng có thế mạnh của mình đó là hàng năm nước này thu hút khoảng 11 tỷ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đang tìm cách thu hút thêm những nhà đầu tư đã cắm chân ở Trung Quốc về mình bằng lợi thế nhân công rẻ hơn.
Đối với Trung Quốc việc nhảy vào Việt Nam là một vấn đề tế nhị. Tờ báo đơn cử trường hợp « vụ bauxite » đã gây lên một làn sóng phản đối dữ dội của các tầng lớp các nhà trí thức, khoa học và giới quân đội. Tất cả đều lên án việc tiến hành dự án bauxite ở Tây Nguyên có sự tham dự của nhà thầu Trung Quốc là làm tổn hại đến môi trường và an ninh quốc gia. Theo tác giả thì bây giờ nỗi bất bình đã tạm lắng nhưng có thể sẽ lại bùng lên khi tập đoàn Chinalco của Trung Quốc tham gia dự án.

Theo nhận xét của Le Monde thì để tránh không bị lệ thuộc vào Bắc Kinh, Việt Nam đang mở ra nhiều hướng tấn công với ba đầu tầu của kinh tế Việt Nam đó là công ty viễn thông Viettel, Ngân hàng Đầu tư Phá triển BIDV và hãng hàng không Vietnam Airlines. Ngoài ra, từ hơn một năm nay, Việt Nam đã bắt đầu chinh phục sang các nước lân cận như Miến Điện, Lào, và Cam Bốt vốn là những thị trường mà Trung Quốc cũng rất thèm muốn. Một đại diện thưong mại của Pháp tại Việt Nam cho biết « trong vòng một năm, Viettel đã giành được 50% thị phần ở Cam Bốt ».

Về mặt quân sự Việt Nam chọn cách xích lại gần với người đồng minh cũ là Nga. Cuối năm ngoái Hà Nội đã ký với Matxcơva một hợp đồng mua tàu ngầm trị giá 2 tỷ đô la. Bên cạnh đó Hà nội cũng nhìn thấy ở châu Phi những lợi ích không thể bỏ qua. Theo tác giả bài báo thì có nhiều dấu hiệu đang cho thấy Việt Nam đang cố gắng cản trở tham vọng của Bắc Kinh, trên lĩnh vực chiến lược cũng như kinh tế.


« Người công giáo tại Hà Nội, giữa sự đối kháng và ngọai giao »

Liên quan đến Việt Nam, tờ báo công giáo La Croix hôm nay có bài : « Người công giáo tại Hà Nội, giữa sự đối kháng và ngọai giao », nhân trong tuần này sẽ diễn ra cuộc gặp làm việc giữa đại diện của Việt Nam và Tòa thánh Vatican trong bối cảnh Tổng giám mục mới của Hà Nội vừa được bổ nhiệm.

Để nói lên tâm trạng của các giáo dân Hà Nội lúc này, mở đầu bài báo trích dẫn lời than vãn của một giáo dân rằng : « Từ khi Hà Nội có tổng giám mục mới là cha Nguyễn Văn Nhơn, nhiều thanh niên bỏ đi lễ nhà thờ ! ». Ông khẳng định thêm « rõ ràng là chính quyền đã thành công trong việc phân hóa Công giáo Việt Nam, không chỉ giữa tín đồ mà còn cả giữa các linh mục với giám mục ».

La Coix nhận thấy, so với thành phố Hồ Chí Minh hay các tỉnh phía Nam, người công giáo ở miền bắcViệt nam vẫn thường có thái độ phản kháng chính quyền mạnh hơn.

Tại Hà Nội, trong hai năm qua, có vẻ như mối quan hệ giữa nhà thờ và chính quyền đã đi đến rạn vỡ. Bài báo nhận thấy các cuộc tranh chấp tài sản đất đai của nhà thờ bị chính quyền tịch thu đã trở thành một chất xúc tác, đôi khi còn nguyên cớ của những căng thẳng giữa Công giáo và chính quyền. Để dẫn chứng, tác giả bài báo đã nhắc lại hai vụ điển hình các giáo dân Hà Nội đấu tranh đòi lại đất tòa Khâm sứ và vụ tranh chấp đất đai tại giáo xứ Thái Hà ở cách đó không xa. Trong cả hai vụ trên tổng giám mục cũ của Hà Nội là Đức cha Ngô Quang Kiệt đã dám đứng lên thẳng thắn đối mặt với chính quyền.

Tác giả trích dẫn lại lời của một con chiên cho rằng : « Lãnh đạo của đất nước này cứ nghĩ rằng nhà thờ công giáo là tay sai cho các thế lực nước ngoài. Nhưng không đúng, lý dó chính đó là chính quyền cộng sản sợ nhà thờ là vì họ có tổ chức tốt».

Dù lý do thế nào thì, cuộc khủng hoảng giữa giáo hội Công giáo và chính quyền đã lên đến đỉnh điểm, cần phải có một lối thoát. Đầu tháng 5 Vatican bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Nhơn, từ giáo phận Đà Lạt về làm Tổng giám mục phó của Hà Nội, và đến ngày 13 tháng 5 cha Nguyễn Văn Nhơn chính thức trở thành tổng giám mục Hà Nội.

Liệu việc thay tổng giám mục này có dàn xếp được sự căng thẳng giữa công giáo với chính quyền hay không ? Cha Nguyễn Văn Khải của giáo xứ Thái Hà cho rằng là không, vì « nếu người ta thỏa hiệp với cộng sản để nhận một mẩu bánh thì họ sẽ càng áp bức chúng tôi hơn ». Cha Khải còn qủa quyết rằng « Tòa thánh La Mã bổ nhiệm tổng giám mục mới là do sức ép của chính phủ ».

Người công giáo không hiểu có phải Roma đang muốn đối thọai với chính phủ Việt Nam muốn giải quyết căng thẳng và tình hình đang trở nên rối tung hay không.
Để kết luận bài báo viết : Lúc này ở Hà Nội các giáo dân công giáo chỉ còn kỳ vọng vào thái độ của vị chủ chăn mới của họ là tân tổng giám mục.


 Khi Trung Quốc sạt nghiệp….

Một bài viết khác trên báo Le Monde có hàng tựa chắc hẳn sẽ thu hút độc giả ngay đó là: Khi Trung Quốc sạt nghiệp….

Theo Le Monde thì mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đang tiềm ẩn một thực tế có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào đó là việc chính quyền địa phương vay nợ để đầu tư vô độ vào những dự án khổng lồ.

Bài báo đưa độc giả về với khu vực Jiangqiao, một thị trấn cách thành phố Thượng Hải hơn chục km. Tại đây người ta đang chuẩn bị xây dựng một khu với tên gọi « Thị trấn thương mại tây Thượng Hải ». Một dự án đô thị hóa với những công trình tổ hợp khổng lồ của chính quyền địa phương. Nhưng tất cả đều phải vay nợ của nhà nước.

Le Monde trích dẫn lại báo South China Moning Post tại Hồng Kông cho hay ở Trung Quốc có chuyện là các chính quyền địa phương đi vay nợ để bảo đảm duy trì mức tăng trưởng của vùng mình ở hai con số. Hệ thống Trung Quốc vận hành theo cơ chế thưởng cho tăng trưởng vì thế mà các địa phương cạnh tranh nhau để hệ thống cơ sở hạ tầng thật tốt nhằm thu hút các nhà đầu tư. Một hình thức bán đất, theo một chuyên gia kinh tế tại Thượng Hải thì có những địa phưong 50% ngân sách bắt nguồn từ việc bán đất. Và người ta làm mọi cách để đẩy giá đất lên cao. Để có cơ sở hạ tần thì phải đi vay và nhà nước đã phải gia tay cứu vớt một số địa phương nợ nần chồng chất không có khả năng thanh tóan. Theo các nhà phân tích thì dù Trung Quốc vẫn có đủ nguồn dự trữ và đặc biệt họ tự quy định luật chơi của mình nhưng dù gì đây vẫn mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những con số tăng trưởng nhanh của Trung Quốc.