Lương thấp vẫn khiến VN hấp dẫn |
Tác Giả: Pauline Mason-Chủ biên, Asia Business Report, từ Hà Nội |
Thứ Sáu, 18 Tháng 6 Năm 2010 10:38 |
Việt Nam có giá nhân công tương đối rẻ nhưng năng suất lao động không cạnh tranh Trong nhiều năm qua, hình ảnh và tiếng nổ của hàng ngàn xe máy uốn lượn quanh các phố cổ Hà Nội đã trở thành chuyện quen thuộc. Lực lượng lao động trẻ của Việt Nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Nhưng gần đây cảnh trên đường phố đã có những thay đổi. Những chiếc Honda thời những năm 1980 đã được thay bằng xe Piaggio. Những thanh niên Việt Nam cưỡi xe gắn máy với điện thoại Nokia và cả iPhone trên tay. Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng kinh tế với dự đoán GDP sẽ tăng 7% trong năm nay. Nông phẩm xuất khẩu và các ngành công nghiệp tốn ít chi phí như giày dép và may mặc đã mang lại cho Việt Nam nguồn ngoại tệ trong hàng chục năm qua. Nhưng gạo, cà phê và quần áo rẻ tiền đã trở thành những mặt hàng phổ thông với mức lợi nhuận thấp. Vì vậy trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam cố gắng thu hút các ngành giá trị cao hơn tới Việt Nam. Công nghệ cao Lựa chọn cuối cùng của chúng tôi là chuyển sản xuất tới những nơi có giá thấp hơn như Indonesia hay Việt Nam./Toh Poh-Heng, Tổng Giám đốc Lovely Creations Cách Hà Nội chừng 90 phút lái xe là Khu Công nghiệp Quế Võ với những văn phòng rộng rãi, hiện đại, được xây dựng theo những ý đồ nhất định. Khu này nằm tại tỉnh Bắc Ninh, trung tâm công nghiệp mới của Việt Nam. Phó Giám đốc Khu Công nghiệp Quế Võ, bà Nguyễn Thu Hương tỏ ra lạc quan. Bà nói: "Chúng tôi có 50 công ty nước ngoài ở đây, chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghệ cao... các hãng từ Triều Tiên, Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản." Bà Hương rất tự hào với thành công mới nhất. Trong năm 2008, hãng Canon của Nhật đã chọn Quế Võ để đặt nhà máy sản xuất máy in laser và đây là nhà máy lớn nhất trên thế giới của Canon. Hãng này cũng đang xây thêm nhà máy thứ hai tại khu công nghiệp có liên hệ với Quế Võ ở kế bên. Ở ngay gần Canon là Foxconn, một hãng quốc tế khác. Hãng điện tử của Đài Loan này được biết tới nhiều trong tháng trước khi họ tuyên bố tăng gấp đôi mức lương tại nhà máy chính của họ ở Thẩm Quyến, Trung Quốc theo sau một loạt các vụ tự tử của công nhân. Lương thấp Việt Nam đã tăng mức lương tối thiểu ở các công ty nước ngoài lên 28% trong năm nay. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu năm, nhưng nó cũng chỉ đưa mức lương lên ngang với mức của Campuchia. Mức lương trung bình ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với Thái Lan và Trung Quốc. Thu nhập của công nhân nhà máy ở Việt Nam chỉ bằng hai phần ba mức của công nhân Trung Quốc. Những công ty như Foxconn, hãng chuyên lắp ráp các thiết bị điện tử và điện thoại cho những công ty lớn trong đó có Apple và Sony, hiện đang có mức lợi nhuận rất thấp. Họ dựa vào nguồn nhân lực dồi dào để có số lượng sản phẩm đầu ra lớn nhằm kiếm tiền lời. 'Lựa chọn cuối cùng' Họ sẽ có cái nhìn cởi mở đối với cách chúng tôi kinh doanh, cách các công ty phương tây và cả phương đông làm việc. Ông Toh Poh-Heng là Tổng Giám đốc của một hãng Đài Loan khác, Lovely Creations. Những đồ chơi từ xưởng của ông cuối cùng sẽ xuất hiện tại các hãng bán lẻ giá rẻ như Walmart hay Family Dollar. Toh Poh-Heng nói lương tại các khu sản xuất quanh vùng duyên hải của Trung Quốc, chẳng hạn Ninh Phố, nơi ông có nhà máy chính, đã tăng từ 15-20% trong năm nay. Ông nói mức lợi nhuận của công ty đã giảm đi một nửa trong năm năm qua. Nhiều đối thủ cạnh tranh của ông đã phá sản. "Lựa chọn cuối cùng của chúng tôi là chuyển sản xuất tới những nơi có giá thấp hơn như Indonesia hay Việt Nam," ông nói. Lao động trẻ Nhưng lương thấp không phải là điều hấp dẫn duy nhất ở Việt Nam. Jeffrey Joerres, chủ tịch và tổng giám đốc của tập đoàn tuyển dụng lao động lớn thứ nhì thế giới, Manpower, tháng này có chuyến thăm đầu tiên tới thành phố Hồ Chí Minh. Ông Joerres rất quan tâm tới Việt Nam, nước có một nửa dân số dưới tuổi 30. Ông nói các công ty có thể có kế hoạch dài hạn ở đây. "Nếu năm năm, hay 10 năm sau tôi tới đây, tôi thực sự có thể làm việc với những người ở độ tuổi 20, 30 này. "Họ sẽ có cái nhìn cởi mở đối với cách chúng tôi kinh doanh, cách các công ty phương tây và cả phương đông làm việc." Nhưng năng suất lao động ở Việt Nam vẫn thấp hơn Trung Quốc và thậm chí còn giảm đi trong năm ngoái. Nhiều ngành ở Việt Nam phụ thuộc vào một nhóm tương đối nhỏ lao động có tay nghề, chẳng hạn ngành đồ gỗ hay may mặc thủ công. Những nhà máy lớn và hiện đại như ở Quế Võ vẫn chiếm số ít. Hạ tầngMột bất lợi lớn nữa ở Việt Nam là tình trạng cơ sở hạ tầng. Tại Hà Nội, mạng dây điện treo lơ lửng trên các cột trên phố. Đường xá nhỏ và không bằng phẳng. Các hải cảng nhỏ và không được cơ giới hóa. Giám đốc Gianfranco Lanci của Acer nói ông sẽ không chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. "Không có gì có thể thay thế được chuỗi dây chuyền sản xuất của Trung Quốc," ông nói. "Các nước khác bị bỏ lại sau khá xa." Bà Hương nói chính quyền trung ương và địa phương đã trợ giúp nhiều để hệ thống đường xá và dịch vụ ở Quế Võ tốt hơn nhiều. Các nhà lãnh đạo công ty họp ở thành phố Hồ Chí Minh trong tuần trước nhân Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á đều đồng ý rằng Việt Nam cần nhân rộng thành công ở Quế Võ nếu muốn hấp dẫn thêm đầu tư nước ngoài.
|