Giới chức quân sự Hoa Kỳ đẩy dư luận chú ý đến Biển Đông |
Tác Giả: Lý Đại Nguyên | ||
Thứ Ba, 15 Tháng 6 Năm 2010 20:27 | ||
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates, bỗng cho nổ lớn vấn đề Biển Đông
Nhân đến dự hội nghị Đối Thoại Shangri-La 2010 tại Singapore, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ, Robert Gates tỏ dấu thất vọng khi Trung cộng quyết định hủy chuyến thăm Bắc kinh của ông. Hôm 03/06/10, bộ trưởng Gates phát biểu với báo giới, khi máy bay hạ cánh tại phi trường Singapore rằng: “Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung quốc (PLA) ít quan tâm tới việc phát triển quan hệ này so với bộ máy lãnh đạo chính trị của quốc gia họ”. Trong hội nghị, vào đầu giờ sáng thứ Bảy 05/06, ông Gates nói về Biển Đông là khu vực nơi quan ngại đang gia tăng, mà Trung cộng cố tình lờ đi, chỉ muốn đối thoại song phương với từng nước, không để nó trở thành vấn đề bị quốc tế hóa, và Hiệp Hội Asean cũng không nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông trong chương trình thảo luận của hội nghị an ninh quốc phòng của toàn vùng này. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates, bỗng cho nổ lớn vấn đề Biển Đông. Ông tuyên bố: “Hoa kỳ hy vọng các bên liên quan sẽ tiếp tục thực hiện một cách chặt chẽ thỏa thuận đạt được năm 2002 giữa các nước Asean và Trung quốc”. Căn cứ vào Tuyên Bố Ứng Xử của các bên liên quan -DOC- trong đó có điều khoản, phấn đấu đạt một Bộ Quy Tắc Ứng Xử tại Biển Đông -COC- chặt chẽ trong tương lai. Ông nhấn mạnh về lập trường của Hoakỳ tại Biển Đông là: “Điều tối quan trọng là phải duy trì ổn định, quyền tự do lưu thông hàng hải và phát triển kinh tế một cách tự do và không cản trở”. “Mỹ không đứng về phiá bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ, thế nhưng phản đối việc sử dụng vũ lực và các hành động ngăn cản quyền tự do lưu thông hàng hải.” Ông cũng không quên gởi lời cảnh cáo gián tiếp cho Trung quốc rằng: “Chúng tôi chống lại mọi hành động hù doạ các công ty Mỹ, hay bất cứ quốc gia nào đang có hoạt động kinh tế chính đáng tại khu vực này.” Được biết, năm ngoái, Trung quốc đã từng gây sức ép lên các công ty năng lượng như British Petroleum của Anh và Exxon-Mobil của Mỹ, đòi họ phải rút ra khỏi các dự án dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố: “Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia cùng chia sẻ nó, mà còn cho tất cả các nước có quan tâm kinh tế và an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương”. Ông khẳng định: “Quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn chặt với khu vực Nước Mỹ đang và sẽ luôn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”. Mặc dù, thực tế Trung quốc đang mở rộng tầm lấn chiếm toàn vùng Biển Đông, mà họ gọi là Biển Nam Hải, trong đó các nước như Đài Loan, Brunei, Philippines, Malaysia, Việt Nam cùng đòi chủ quyền ở các đảo thuộc 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Nhưng tại hội nghị này, Trung quốc và các nước có chân trong khối Asean đều cố làm thinh. Chỉ riêng có bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam là tướng Phùng Quang Thanh, miễn cưỡng phải phát biểu, theo kiểu đẩy đưa cho qua chuyện. Ngày 06/06, tại diễn đàn, tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố: “Việt Nam có từng bước một tham gia đối thoại với các nước liên quan, để có thể giải quyết cuộc tranh chấp, và Việt Nam sẵn sàng đàm phán trong tinh thần láng giềng tốt, hữu nghị, hợp tác và anh em.” Có nghĩa là hoàn toàn chấp nhận chủ trương “đối thoại song phương” như đàn anh Trung quốc. Riêng với Trung quốc, Phùng Quang Thanh tỏ ra là một đàn em giữ đúng phong cách ‘hèn, hèn’ của giới lãnh đạo Hà nội. Thanh cho rằng: “Hai nước cũng thỏa thuận mở những cuộc tuần tra chung trên biển trong vùng vịnh Bắc bộ. Chúng tôi vẫn còn tranh chấp, nhưng chúng tôi phải giải quyết các tranh chấp đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Cách này, cách khác, chúng tôi có thể giữ ổn định trong phần biển này”. Cách Hà Nội thường dùng là không dám thẳng thắn công khai đòi lại Hoàng sa và những đảo trong vùng Trường sa mà Trung quốc đã ngang nhiên cưỡng chiếm của Việt Nam. Nhưng khi dân chúng đứng lên đòi Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam thì Việt Nam bắt bỏ tù. Vẫn quay mặt làm ngơ cho Trung quốc cướp tàu thuyền đành cá, bắt ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc mạng. Để cho Trung quốc tự tiện ra lệnh cấm ngư dân nước ngoài, trong đó chủ ý là Việt Nam, không được đánh cá ngay trên phần lãnh hải của tổ quốc mình. Trong khi Việt Nam không thiết tha gì tới những phần biển, đảo của tổ quốc đang từng bước một lọt vào tay Trung quốc, thì trái lại các quan chức quân sự Hoa kỳ đang ráo riết đẩy vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông thành “đa phương hóa” ngược với cách giải quyết ‘song phưong’ của Trung quốc. Trong cùng một hôm 07/06, có hai cuộc họp báo tạị Việt Nam, một của Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, chuyên trách về các vấn đề chính trị, quân sự, ông Andrew Shapiro, và một của Tổng Tư Lệnh bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đô đốc Robert Willard. Hai người cùng đi dự Diễn Đàn An Ninh Đối Thoại Shangri-La ở Singapore ghé thăm Việtnam. Đô đốc Willard nhắc lại lời phát biểu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates được đánh gíá là phản ảnh quan ngại mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Mỹ về Biển Đông. Ông thêm: “Mỹ phản đối việc một bên nào đó đòi quyền sở hữu toàn bộ khu vực, thông qua những biện pháp không hòa bình, hoặc không tuân theo các công ước quốc tế”. Đô đốc Willard nói: “Vấn đề Bìển Đông cần phải được giải quyết tại một diễn đàn đa phương. Asean chính là diễn đàn để giải quyết vấn đề như vậy”. Về phần Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ, Andrew Shapiro, trưởng đoàn Hoa kỳ tham gia cuộc họp thường niên với Việt Nam dìễn ra ngày 08/06. Ông nói rằng: “Tôi sẽ mang vấn đề Biển Đông ra thảo luận với phía Việt Nam tại cuộc họp Đối Thoại Chiến Lược lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng Việt-Mỹ”. “Chúng tôi muốn nghe quan điểm và đánh giá của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề nhậy cảm”. Chẳng hiểu trong cuộc họp kín với quan chức Mỹ, giới cầm quyền Việt Nam có dám thẳng thắn nói lên những áp lực đen tối ác hiểm của đàn anh Trung quốc đối với họ hay không? Nhưng một khi giới quân sự Mỹ đã công khai phản ảnh quan ngại mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông, thì cũng đồng nghiã với chiến lược toàn cầu của Mỹ đang hướng mũi nhọn về Biển Đông, trong đó, nói rõ thái độ của Quân Đội Trung quốc không sẵn lòng hợp tác với Hoa kỳ, và họ cũng không quan tâm tới việc giới lãnh đạo chính trị của họ luôn luôn theo đuổi phát triển quan hệ toàn diện với Mỹ. Đây là ngược chiều giữa giới quân sự và chính trị Trung quốc, cũng là vết nứt khó lành giữa Mỹ-Tầu. Đây còn là lối thoát cho Việt Nam ra khỏi sức mạnh khống chế của Trung quốc. Đây cũng để đánh tan đi mối nghi ngại cho là Mỹ chiụ chia chác quyền lợi với Tầu trên lưng Việtnam. Đã đến lúc Việt Nam phải biết chủ động lựa chọn rồi vậy!
|