Hai quốc gia – một cách kiểm soát internet |
Tác Giả: Khánh An, phóng viên RFA |
Thứ Tư, 09 Tháng 6 Năm 2010 21:05 |
Trung Quốc vừa công bố sách trắng vào ngày 8/6, trong đó nhấn mạnh đến nội dung phải siết chặt quản lý internet, đồng thời tuyên bố không quan tâm đến những chỉ trích bên ngoài về quyền tự do internet.
Một tháng trước đây, Việt Nam cũng đưa ra quyết định tương tự về việc kiểm soát internet, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Không nới lỏng kiểm soát “Nếu các quán internet cài cái đấy thì bắt buộc phải gỡ phần mềm Deep Freeze ra, mà nếu gỡ ra thì máy của họ sẽ hỏng thường xuyên ngay nên họ không dám làm cái đấy đâu. /Bạn Thìn Theo đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ không nới lỏng kiểm soát internet, không những đối với những websites có nội dung bạo lực và khiêu dâm, mà còn đặc biệt để mắt tới các trang mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter và Youtube. Những hoạt động kiểm soát gắt gao của chính phủ Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước trên thế giới chỉ trích gay gắt trong thời gian gần đây vì vi phạm quyền tự do của người sử dụng internet. Nhiều nhà hoạt động dân chủ và công dân mạng đã bị theo dõi và bắt giam vì đã thảo luận trên mạng về các chủ đề liên quan đến những vấn đề chính trị nhạy cảm. Cùng với Trung Quốc, các quốc gia như Syria, Iran và Việt Nam cũng bị xếp trong danh sách các nước thiếu tự do về quyền sử dụng internet. Ở những quốc gia trên, có một mẫu số chung trong việc kiểm soát internet, đầu tiên là ngăn chặn các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và Youtube, cài đặt các công cụ theo dõi các hoạt động lướt web của người sử dụng, tiếp sau đó là giới thiệu một website nội địa thay thế, trong đó dĩ nhiên có sự can thiệp, kiểm soát của chính quyền.
Cụ thể là tại Việt Nam thời gian vừa qua, việc kiểm soát internet thường được đưa ra như là một trong những mục tiêu quan trọng của chính quyền đối với các hoạt động trực tuyến. Đặc biệt, TP Hà Nội đã tỏ rõ quyết tâm siết chặt kiểm soát internet bằng cách đưa ra quyết định số 15 buộc các tiệm internet, khách sạn và các cơ sở kinh doanh internet phải cài đặt một phần mềm để theo dõi hoạt động lướt web của khách hàng. Quyết định không nói rõ về phần mềm được sử dụng, nhưng các cư dân mạng bàn tán xôn xao về khả năng đó là một phần mềm tương tự với phần mềm Green Dam (thường được gọi dưới cái tên “Lục Bá”) do Trung Quốc sản xuất và sử dụng để kiểm soát internet. Tuy nhiên, Green Dam khi được chính quyền sử dụng để kiểm soát từ xa đã gây ra những rắc rối khi bị chính các hacker lợi dụng để chen chân vào. Ngoài ra, phần mềm này còn bị công ty phần mềm Hoa Kỳ Cybersitter kiện vì cho rằng hai công ty Trung Quốc đã sao chép bất hợp pháp các mã từ của một phần mềm kiểm soát internet đoạt giải của họ. Vì vậy, kế hoạch sử dụng Green Dam để quản lý internet đã tỏ ra không hiệu quả ngay từ đầu. Một số blogger Việt Nam cho rằng đây là một cú “gậy ông đập lưng ông” đối với chính quyền Trung Quốc. Biện pháp tương tự “Em nghĩ là không khả thi đâu bởi vì còn nhiều người dùng internet như thế thì các thông tin mật của người ta rất khó để đảm bảo./Bạn Thìn Tương tự với những bước đi của chính phủ Trung Quốc, vào cuối tháng 4 vừa qua, chính quyền Hà Nội đã ban hành quyết định 15 với rất nhiều điều lệ mà trong đó nổi bật nhất là yêu cầu các máy chủ phải cài đặt một phầm mềm quản lý đại lý internet. Tuy nhiên, sau một tháng sau khi quyết định được ban hành, nhiều người dân Hà Nội vẫn không hề biết đến quyết định trên. Thìn, một kỹ thuật viên máy tính thường xuyên sử dụng dịch vụ ở các tiệm internet cho rằng việc cài đặt phần mềm kiểm soát là không khả thi: Em nghĩ là cái này không thể thực hiện được bởi vì các quán internet không thể làm cái đấy được. Nếu các quán internet cài cái đấy thì bắt buộc phải gỡ phần mềm Deep Freeze ra, mà nếu gỡ ra thì máy của họ sẽ hỏng thường xuyên ngay nên họ không dám làm cái đấy đâu.
Theo Thìn, ngay cả trong trường hợp các điểm kỹ thuật trên được khắc phục, thì nhu cầu cần bảo đảm tính riêng tư đối với người sử dụng cũng là một yếu tố mà các tiệm internet phải cân nhắc vì vấn đề lợi nhuận. Em nghĩ là không khả thi đâu bởi vì còn nhiều người dùng internet như thế thì các thông tin mật của người ta rất khó để đảm bảo. Đối với em thì đó là chuyện nhỏ bởi vì em cũng đâu phải làm cái gì to tát nên cũng không đáng ngại, nhưng mà đối với những người có công việc cần bảo mật cao thì người ta không thể chấp nhận được. Lý do đưa ra cho việc ban hành quyết định là để kiểm soát những trang web đen chứa nội dung bạo lực và khiêu dâm. Tuy nhiên, nhiều nhà dân chủ thực sự quan ngại cho hành động được cho là siết chặt gọng kềm của chính phủ Việt Nam đối với những hoạt động trao đổi thông tin trên mạng internet. Fact box Trả lời bài phỏng vấn của ký giả Robert McMillan, bà Phạm Kim, giám đốc chi nhánh của AccessNow chuyên hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà đấu tranh nhân quyền, cho rằng đây là một chỉ thị nhằm cho công chúng biết rằng chính quyền muốn kiểm soát thông tin. Tương tự với ý định tạo lập một Facebook phiên bản riêng cho người dân trong nước của chính phủ Trung Quốc, vào ngày 19/5, chính phủ Việt Nam cũng cho ra đời một website mới có tên goonline.vn với mức đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng, nhằm thay thế cho thế giới Facebook tuy chỉ mới xuất hiện vài năm nhưng đã đủ hút hồn giới thanh thiếu niên trong nước. Mới đây, nhà đầu tư Việt Nam khẳng định hùng hồn rằng “Goonline.vn sẽ thất bại nếu không vượt Facebook sau 6 tháng”. Mục tiêu trên có khả năng trở thành sự thật trong cuộc đua mà một ứng viên thậm chí không được phép xuất phát?
|