Home Tin Tức Thời Sự 'Giáo dục đại học ở Việt Nam vẫn yếu kém’

'Giáo dục đại học ở Việt Nam vẫn yếu kém’ PDF Print E-mail
Tác Giả: VOA   
Thứ Ba, 08 Tháng 6 Năm 2010 12:03

Các nhà lập pháp Việt Nam đã nghiêm khắc chỉ trích hiện trạng của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam và cho rằng bộ trưởng giáo dục nên chịu trách nhiệm về tình trạng này.

 

Hình: ASSOCIATED PRESS

Theo hãng thông tấn Đức thì hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam bị nhiều người coi là thất bại bởi không một trường đại học nào trong số gần 400 trường đại học của Việt Nam nằm trong số 500 trường đại học hàng đầu thế giới, trong khi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore đều có các trường nằm trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

Báo Hà Nội trích lời ông Huỳnh Nghĩa phàn nàn về tình trạng nhiều trường được mở chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận chứ không đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu.

Trong khi một số đại biểu khác thì cho rằng nhiều trường đại học mới được nâng cấp hoặc mới thành lập chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, chất lượng và số lượng giáo viên.

Thực trạng này dẫn đến hậu quả là chất lượng giáo dục thấp, sinh viên không được nghiên cứu khoa học đúng mức, khơng tiếp cận được kỹ năng cần thiết và khi ra trường gặp khó khăn trong tìm việc làm.

Trong khi đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì cho rằng lý do chính là do mức độ đầu tư vào giáo dục đại học còn quá thấp.

Giáo sự Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cũng chỉ trích những tiêu chuẩn dễ dãi trong việc cấp giấy phép cho các trường tư nhân.

Theo số liệu thống kê mà DPA có được thì số lượng trường đại học và cao đẳng đã tăng từ con số 69 vào năm 1997 lên 376 trường vào năm 2009 và tỷ lệ tuyển sinh đã tăng 13 lần trong khi số lượng giảng viên chỉ tăng 3 lần trong giai đoạn này.

Còn đại biểu Nguyễn Ngọc Minh cho hay thực trạng khác về trình độ của giảng viên cũng là một vấn đề đáng quan tâm vì chỉ có 10% trong số các giảng viên đại học của Việt Nam có bằng tiến sĩ.

Bà Phạm Bạch Tuyết, giám đốc một công ty giáo dục tư nhân nhận định rằng nhiều gia đình khá giả thường gửi con cái ra nước ngoài học đại học bởi nhiều sinh viên học đại học ở Việt Nam ra trường không thể tìm được việc bởi họ chỉ học toàn lý thuyết trong trường, trong khi nhiều sinh viên cũng chỉ đi học đại học để kiếm tấm bằng.

Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân nói rằng đảng, chính phủ và các bộ trưởng giáo dục trước phải chịu trách nhiệm về những thất bại này.

Báo chí Việt Nam cũng trích lời ông Nhân khẳng định bên lề phiên thảo luận về kết quả giám sát của Ủy Ban thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học rằng “không nên bi quan về giáo dục đại học ở Việt Nam”.

Ông Nhân cũng tự tin cho rằng Việt Nam sẽ cải tạo bậc giáo dục này trong vòng 3 năm, từ 2010 đến 2012.

Nguồn: DPA, Laodong