Cảnh giác xuất khẩu lao động sang Canada |
Tác Giả: Đỗ Hiếu, phóng viên RFA |
Chúa Nhật, 06 Tháng 6 Năm 2010 16:45 |
Tình trạng lừa người đi xuất khẩu lao động để trục lợi đã diễn ra lâu nay tại Việt Nam. Báo chí trong nước vừa mới phanh phui một trường hợp lừa người đi xuất khẩu lao động sang Canada đang được dư luận quan tâm. Công nhân ngoại quốc ăn trưa trong giờ nghỉ tại một xưởng làm ở Kuala Lumpur, Malaysia.(Ảnh minh họa)AFP photo Đỗ Hiếu trình bày chi tiết liên quan vụ việc này trong phần sau. Hai mức phí khác nhau Trong khi đó Công ty Cổ phần Cung ứng và Xuất nhập khẩu Lao động Hàng không tại Hà Tĩnh cũng có thông báo tuyển dụng lao động sang Canada, nhưng chi phí xuất cảnh là 17,500 đô la, một người. Công ty này còn cho hay có liên kết cùng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lao động Hàng Không Alsimexco. Cùng tuyển dụng công nhân sang Canada làm việc mà lại có chênh lệnh trong chi phí giữa hai công ty nên tạo ra nghi ngờ. Chưa được thẩm duyệt Giao diện trang web của công ty Alsimexco Sau khi có vụ việc như báo chí đã nêu, Cục Quản lý Lao động Nước ngoài yêu cầu cơ quan công an rà soát lại sự việc này, vì việc tuyển dụng chưa có sự thẩm định của Cục chức năng này thuộc Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội. Theo ông Tống Hoài Nam, trưởng phòng Thị trường Lao động thuộc cục Quản lý Lao động Nước ngoài, thì từ đầu tháng 5 đến nay, cơ quan này chưa thẩm định chương trình tuyển dụng lao động đi Canada làm việc. Ông Nguyễn Đình Hùng, viên chức Công đoàn Lao động Úc Châu, thường đi công tác đến các quốc gia Đông Nam Á có hàng trăm ngàn lao động Việt Nam đang làm việc, có trình bày về những ghi nhận được của ông liên quan tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam: “Xuất khẩu lao động là một hình thức được Việt Nam xem là giúp xóa đói, giảm nghèo, nhưng thật sự thì khi về công nhân còn nghèo hơn, đói hơn, bởi vì hầu hết công nhân đều bị lường gạt ngay từ thời điểm đầu./Ông Nguyễn Đình Hùng “Xuất khẩu lao động là một hình thức được Việt Nam xem là giúp xóa đói, giảm nghèo, nhưng thật sự thì khi về công nhân còn nghèo hơn, đói hơn, bởi vì hầu hết công nhân đều bị lường gạt ngay từ thời điểm đầu. Hợp đồng ký tại Việt Nam, khi ra nước ngoài không còn giá trị gì cả, vì công việc làm khác hẳn với những gì đã ký kết. Công nhân đang làm việc ở nước ngoài, nói đây là một cái bẫy, họ bị lường gạt. Mới đây có bản báo cáo của Amnesty International, đã báo động về vấn đề hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam cũng như các nước khác đang bị lừa bịp, đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ họ. Theo tôi thì tất cả công nhân trong nước, trước khi ra lao động nước ngoài, hãy suy nghĩ kỹ lại, hỏi thăm những người đã đi lao động về, vì đó là điều chính xác nhất, trước khi ra đi. Khi ra đi, sẽ mất thời gian 3, 4 năm, mà không thể nào quay lại được, về thì mang gánh nợ, mà ở lại thì còn khổ hơn lúc trước khi ra đi.” Những thảm cảnh Chị Nguyễn Thị Chanh, một lao động Việt Nam tại Malaysia, ảnh chụp ngày 7 tháng 4 năm 2010 tại Melacca, Malaysia. Photo Tường An/RFA. Một công nhân Việt Nam, cô Minh Thanh, người từng làm việc 4 năm tại Malaysia, sau một thời gian ra nước ngoài làm việc, khi trở về quê nhà cũng cho biết tình cảnh của bản thân cô và những công nhân khác: “Trước khi đi thì người ta nói lương cao lắm, đến nơi rồi, hợp đồng hoàn toàn khác, không như ý mình muốn, phải làm việc tới 14 tiếng một ngày, rất dài, thấy khổ, chỉ thấy tiền phạt, chứ không có tiền thưởng, làm việc rất mệt. Bây giờ, cùng trong công ty, còn mười mấy chị em bên đó, vì hoàn cảnh khó khăn, họ phải ở lại bên đó, làm thêm năm thứ 5, bị chủ ép buộc, mong có người giúp họ rút ngắn thời gian. Rất phức tạp, lại bị bệnh nên phải về nước.” Cô nói qua bên đó làm việc, ai cũng thấy khổ: “Chủ tốt thì hiếm, xấu rất nhiều, làm không hưởng được bao nhiêu tiền, bên Mã Lai ai cũng rên la, vì lương thấp lắm, đi một lần rồi sợ không dám đi nữa.” Cô Minh Thanh còn cho biết thêm một tình trạng mà những công nhân lao động xuất khẩu Việt Nam rơi vào khi sang làm việc tại xứ người đó là chuyện chị em phụ nữ phải bán thân để có miếng ăn: “Có một chị bị bán cho người Tàu, bán cho cả 3 cha con luôn, ban ngày, làm việc nhà, ban đêm phục vụ cho 3 cha con, cuối cùng chịu không nổi, cô trốn ra ngoài, rồi bị bắt lại đánh đến sức môi. Cô Minh Thanh“Cái đó có, bán thân nuôi miệng, con biết sao thì nói vậy, vì các nữ công nhân bị chủ đàn áp, không làm nổi, lương thấp nên bỏ trốn ra ngoài, rồi tụ tập lại để làm gái, sống trốn chui, trốn nhủi, làm gái cho người nước ngoài. Vì hoàn cảnh chứ không phải người ta muốn như vậy đâu, bị ép uổng nên mới làm chuyện đó.” Cô cũng thuật lại một trường hợp thương tâm mà cô biết rõ: Khi hỏi chuyện ông Lê Bạch Hồng, nguyên thứ trưởng Lao động, Thương binh, Xã hội về việc xuất khẩu lao động đi Canada, ông đáp: “Cái đấy, nếu mà vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo pháp luật thôi, tôi không phụ trách cái mảng này, nên chưa nghĩ ra giải pháp gì cả.” Xuất khẩu lao động là một đề tài được cơ quan truyền thông trong và ngoài nước thường xuyên đề cập đến, với những vụ công nhân bị bạo hành, đánh đập đến mang thương tích, bị tàn tật, có vài trường hợp nạn nhân tự hủy hoại thân mình vì chán sống. Dư luận mong rằng, những cảnh đó sẽ không còn xảy ra nữa để người lao động được yên ổn ra nước ngoài kiếm sống, với hy vọng cuộc sống của họ và gia đình được thoải mái hơn |