Dân Huế đón nhận Festival 2010 ra sao? |
Tác Giả: Gia Minh, Biên tập viên RFA |
Thứ Bảy, 05 Tháng 6 Năm 2010 19:48 |
Festival Huế năm nay sẽ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 13 tháng 6. Đây là sinh hoạt diễn ra theo chu kỳ hai năm một lần tại cố đô và đã bắt đầu cả chục năm qua. Photo courtesy of huefestival.com /Sông Hương ở thành phố Huế. Qua thời vàng son Những cung vàng, điện ngọc, lầu son, gác tía bắt đầu xuống cấp vì không còn được chăm chút như khi nhà vua và hoàng gia còn tại vị. Cùng với sự xuống cấp của hoàng thành Huế, các lăng tẩm, vương phủ khắp nơi trong khu vực cũng chung số phận. Hầu hết bị bỏ phế mặc cho thời gian, rồi chiến tranh và tàn phá. Môi trường thiên nhiên hữu tình, nên thơ của xứ Huế từ đó cũng không còn được như xưa. “Để có dạng văn hóa đẳng cấp, cần những con người có đầu óc đẳng cấp. Theo tôi cán bộ văn hóa Huế chưa đạt được điều đó. /Ông Hà Văn Thịnh Mãi hơn mấy mươi năm sau, khi Việt Nam mở cửa đón những nhà đầu tư, rồi du khách ngoại quốc đến lại kể từ những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, hoàng thành Huế, đền đài- lăng tẩm, khung cảnh Huế mới được chú ý đến nhờ vào giá trị kinh tế mang lại một nguồn thu không nhỏ cho đất cố đô. Những giá trị vật thể và phi vật thể của Huế dần dần được công nhận. Năm 1993, quần thể di tích cố đô và lăng tẩm các vua Triều Nguyễn được Tổ chức Văn hóa- Khoa học- Giáo dục của Liên hiệp quốc, UNESCO, công nhận di sản văn hóa thế giới. Đến cuối năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế cũng được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Giai đoạn phục hồi với Festival
Truyền thông trong nước cũng dành nhiều bài viết để quảng bá cho Festival Huế. Tin tức cho hay chủ đề của Festival Huế năm nay là ‘Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển’. Thông tin cho biết có 25 quốc gia cùng tham gia vào Festival Huế . Sau khi trở thành di sản văn hóa thế giới và thu hút được nhiều du khách đến tham quan, Huế có điều kiện để kêu gọi quốc tế giúp kinh phí để phục chế nhiều công trình trong quần thể kiến trúc hoàng thành Huế. Nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ở của khách du lịch nhiều khách sạn lớn được đầu tư; rồi nhiều khách sạn mini của tư nhân mở ra. Các đơn vị tài trợ lớn cũng vào cuộc tài trợ quảng cáo nhân dịp Festival diễn ra. Sự thờ ơ của công chúng Theo quan điểm của tôi mục tiêu của Festival chưa đạt được. Để có thể biến thành Festival như là điểm hội tụ văn hóa- du lịch- cộng hưởng cộng đồng vẫn chưa được. Lý do người ta chủ ý bán vé, mà vé đắt vô cùng. Tôi là giảng viên đại học mà cũng khó có đủ tiền để mua vé. Đó không phải của dân chúng, mà chỉ của quan chức, những người giàu nhiều tiền, chỉ là đặc quyền của một tầng lớp nhóm trên nào đó thôi. Đó là điều đáng buồn nhất của Festival.Theo tôi đó không đúng nghĩa festival. Thường tại những thành phố lớn của Việt Nam, mỗi khi diễn ra các sinh hoạt lớn đều có chiến dịch ‘làm sạch, đẹp’ bộ mặt thành phố như thu gom người ăn xin, trẻ em lang thang, những thành phần trộm cắp, đĩ điếm, dẹp những người buôn bán hàng rong…Festival Huế cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Một cụ ông năm nay đã ngoài 70 tuổi hành nghề bán nước dạo cho biết: Họ đuổi dữ lắm. Tranh thủ ngày bán chứ đêm họ đuổi, dành đường cho khách đi bộ. Làm ăn khó khăn như một miếng bánh mà nhiều người giành giựt.
Hiện để phục vụ du khách, trên Sông Hương có đội thuyền rồng chừng 100 chiếc. Một người chủ thuyền rồng cho biết về phân phối khách mà thuyền của ông có thể nhận được trong kỳ Festival: Được vài ngày đó thôi, ngoài ra khách du lịch đi trên bộ nhiều hơn./ Ông Hà Văn Thịnh tỏ ra không mấy tin tưởng về khả năng thay đổi những cách tổ chức Festival Huế lâu nay mà ông cho là thiếu sáng tạo, không chú tâm phục vụ người dân: Huế nghèo và muốn thu tiền thật nhiều. Đây là mâu thuẫn muôn đời của Huế: giữa truyền bá văn hóa và kiếm tiền. Muốn kiếm tiền nên người ta tăng thu; khi tăng thu người dân không chịu được. Để đúng nghĩa festival phải làm sao thu ít nhất và nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng nhiều nhất. Điều đó dường như bất khả thi, khó quá. “Huế cần phải giải quyết những mâu thuẫn muôn đời: thực tại và ảo ảnh, giữa ‘cái từng là’ và ‘cái đang là’. Festival mà không người dân nào quan tâm thì không thể gọi là festival. Theo quan điểm của tôi phải thay đổi tất cả: thay đổi cách nhìn, cách làm, cách hiểu. Để có dạng văn hóa đẳng cấp, cần những con người có đầu óc đẳng cấp. Theo tôi cán bộ văn hóa Huế chưa đạt được điều đó. Huế cần phải giải quyết những mâu thuẫn muôn đời: thực tại và ảo ảnh, giữa ‘cái từng là’ và ‘cái đang là’. Festival mà không người dân nào quan tâm thì không thể gọi là festival. Có thời kỳ tất cả những gì liên hệ đến hoàng tộc đều bị chê ghét và có chủ trương xóa bỏ đi. Nay chính nguồn thu từ những gì còn sót lại của phong kiến Triều Nguyễn đang mang lại sự giàu sang, vương giả cho một số người. Số này được tận hưởng vẻ nguy nga tráng lệ của khu hoàng thành Huế, sự uy nghi, trầm mặc của quần thể lăng mộ vua chúa sau khi được phục chế. Biết bao nhiêu người dân nghèo Huế phải hằng ngày bươn chải, chật vật kiếm sống dưới những hào nhoáng xưa đang được dần dần hồi phục lại.
|