Lời kêu cứu của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo |
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm |
Thứ Tư, 02 Tháng 6 Năm 2010 11:26 |
An Hòa tự trong khu vực Thánh địa Hòa Hảo, nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là thánh tích rất đặc biệt của PGHH.
LỜI KÊU CỨU Kính gởi: -Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kì. -Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. -Các cơ quan truyền thông quốc tế. -BTS.TƯ.PGHH hải ngoại (để tường và nhờ chuyển đạt). Kính quí ông! Sau bi kịch 30 tháng 04 năm 1975 PGHH đã bị cộng sản Việt Nam xóa sổ kéo dài 24 năm. Trước làn sóng đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo của cộng đồng tín đồ các tôn giáo, trước sự cảnh báo liên tục các tổ chức thẩm quyền quốc tế về tự do tôn giáo cho Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã thành lập GH. PGHH rặt quốc doanh vào tháng 06 năm 1999 để che mắt quốc tế, lừa bịp dư luận. Tín ngưỡng truyền thống PGHH tiếp tục bị tấn công, đánh phá khốc liệt trước hình thức mới. An Hòa tự trong khu vực Thánh địa Hòa Hảo, nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang là thánh tích rất đặc biệt của PGHH. Vì năm 1945, khi chưa bị Việt Minh cộng sản ám hại, Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ quì nguyện an vị lư hương nơi chánh điện. Đối với 7 triệu tín đồ PGHH, An Hòa tự như một sắc chỉ thiên đình, một di tích có một không hai của đạo. Gần đây, BTS.TƯ.PGHH quốc doanh lên phương án đập phá di dời với những lí do trái thực tế, thiếu thuyết phục nhằm xóa thánh tích truyền thống của PGHH. Tín đồ PGHH quyết liệt đấu tranh bảo vệ chùa Thầy, kể cả họ phát nguyện hi sinh mạng sống nhưng người ta không từ bỏ ý định, vẫn quyết tâm thực hiện vào những ngày tới đây. Trước thảm cảnh kinh thiên động địa sắp xảy ra cho tín ngưỡng PGHH tại Việt Nam, chúng tôi thuộc khối tín đồ PGHH truyền thống kính xin quí ông, vì: -Tinh thần tín ngưỡng chung cho nhân loại. -Thánh tích quí hiếm của PGHH. -Sự sùng ngưỡng kính mộ toàn đạo PGHH. vui lòng can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam buộc họ ngưng ngay hành động đập phá, di dời An Hòa tự-thánh tích của PGHH. Thay mặt tín đồ PGHH thành kính cảm ơn quí ông. Trân trọng. Việt Nam, ngày 31 tháng 05 năm 2010 TM. Khối tín đồ PGHH Trần Hoài Ân (Tư Tiểu) Nguyễn Văn Lía ĐT: (84)982319414 ĐT: (84)989713287
Sau đây là lá thơ của Ô. Tr ần Trần Hoài Ân gởi cho Ô. Lưu Thái Khi, giáo lý viên BTS.TƯ.GHPGHH quốc doanh THƯ TRAO ĐỔI VỀ CÂU NÓI LỊCH SỬ Gởi: Ông Lưu Thái Khi-giáo lý viên BTS.TƯ.GHPGHH quốc doanh; ấp Nam, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. ĐT: 0913858756. Đồng kính gởi: Quí tín hữu PGHH trong và ngoài nước “để kính tường”. Ông Khi, Tôi nghe và đã xác minh cụ thể vào khoảng 13 giờ, ngày 25 tháng chạp năm Kỷ Sửu vừa qua, nhân lễ tuần mãn phục thân phụ anh Hai Triều, TB/Trị sự PGHH xã Phú Lợi, có mặt rất nhiều nhân vật chủ chốt của BTS. TƯ.PGHH nhà nước. Lúc mọi người đang nói chuyện quanh chủ đề di dời, cất mới An Hòa tự, một đồng đạo nữ nói: “Có một số tín hữu vì quá bức xúc, phát nguyện hi sinh nếu kế hoạch thay đổi Thánh tích An Hòa tự không dừng lại”. Bằng thái độ trịch thượng, kiêu căng vô nhân đạo, ông nói: “Chết bao nhiêu thì chết, làm thì cứ làm”. Ông Khi ơi! Ông đã chính thức đưa câu nói chỉ có 9 từ này vào lịch sử. Chắc ông thừa hiểu lịch sử PGHH, lịch sử dân tộc Việt Nam và cả thế giới sẽ ưu ái, tôn vinh hay chà đạp, phỉ báng và lên án câu nói này? Một điều rất nghịch lí là nếu lời kia thốt ra từ miệng của kẻ chuyên đâm thuê, chém mướn sẽ dễ dàng chấp nhận hơn, đàng này câu nói ấy lại thốt ra từ miệng của một giáo lí viên “chuyên đi giảng đạo theo cách được nhà nước công nhận”. Nghe thuật lại, tôi bàng hoàng sửng sốt. Tôi cố gắng niệm Phật để bỏ qua nhưng câu nói ấy cứ văng vẳng bên tai, ám ảnh tôi trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Cuối cùng, tôi quyết định viết thư này gởi đến ông, xin ông hiểu cho “trung ngôn nghịch nhĩ”. Động thái này may ra giúp thoát được nỗi ám ảnh ghê gớm ấy mà yên tâm hành đạo, cùng anh em dồn mọi nỗ lực vào công cuộc đòi hỏi tự do tín ngưỡng cho PGHH tại Việt Nam. Đến đây nhằm làm sáng tỏ biến cố An Hòa tự rất phù hợp với chủ đề mà tôi đang trao đổi cùng ông. Tôi xin ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn qua điện thoại giữa phóng viên Đỗ Hiếu-đài Á Châu tự do và tôi: PV Đỗ Hiếu (PV ĐH) : Xin kính chào ông Trần Hoài Ân thuộc khối tín đồ PGHH truyền thống. Tôi-Đỗ Hiếu, phóng viên đài Á Châu tự do vừa được thông tin BTS.TƯ. GHPGHH lên kế hoạch tháo dở, di dời và cất mới An Hòa tự-di tích thiêng liêng của PGHH đã gây xao động mạnh trong bà con tín đồ. Xin ông hãy lên tiếng với bạn nghe đài và xác nhận thông tin trên. Trần Hoài Ân (THÂ) : Xin chào anh Đỗ Hiếu cùng toàn Ban biên tập của đài. Xin chào quí tín hữu PGHH quốc nội, hải ngoại và các bạn nghe đài. Vâng, anh Hiếu và quí đài cập nhật thông tin trên là chính xác. PV ĐH: Xin ông cho biết phát tích của An Hòa tự thế nào? Hiện trạng ra sao? Tại sao phải tháo dở, di dời với mục đích gì? Tại sao khối tin đồ PGHH lại phản ứng? THÂ: Trước ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai đạo, An Hòa tự là ngôi chùa làng. Sau đó, ban quản tự hiến dâng cho PGHH. Đặc biệt hơn hằng mấy trăm ngôi chùa khác của PGHH, An Hòa tự được chính ĐHGC mang lư hương từ Tổ đình xuống an vị nơi chánh điện. Từ ấy cộng đồng tín đồ và khách thập phương thường gọi bằng danh xưng tôn kính “Chùa thầy”. Sau lần trùng tu năm 2001, ngôi chùa hiện nay rất mĩ quan, kiên cố có thể hằng trăm năm sau mới xuống cấp. Nếu có dịp tác nghiệp tại Việt Nam, mời anh Đỗ Hiếu đến Thánh địa Hòa Hảo viếng An Hòa tự và kiểm chứng thực tế. Tại sao, với mục đích gì phải tháo dở, di dời là chuyện phía sau bức màn của kế hoạch. Không có gì khó hiểu, bởi sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 đạo PGHH bị xóa sổ kéo dài 24 năm. Đến tháng 06 năm 1999, tổ chức PGHH quốc doanh ra đời nhằm thực hiện phần còn lại trong âm mưu xóa sổ đó. Nói là PGHH được tự do có tư cách pháp nhân, có lãnh đạo nhưng lãnh đạo PGHH đều là những người được nhà nước lựa chọn, giáo lí PGHH bị hủy bỏ 2/3, tài sản của đạo bị tịch thu trước đây không được trả lại, đạo kì PGHH không còn, đại lễ 25/2 bị cấm đoán, mộ đài tử sĩ, thư viện PGHH có mồ hôi và tâm huyết của Đức Ông cũng bị san bằng, thánh địa Hòa Hảo bị đổi thành thị trấn Phú Mỹ, danh nghĩa Tổ đình PGHH được như ngày nay, tín đồ phải trả giá bằng những trận đánh đập, tù tội của chính quyền điạ phương. Như vậy, Thánh tích An Hòa tự sắp bị tháo dở, di dời nằm chung trong kế hoạch phá hoại tín ngưỡng PGHH. Sở dĩ bà con tín đồ phản đối vì với họ An Hòa tự quan trọng hơn di tích cấp quốc gia. Việc di dời, cất mới chẳng những trái với luật bảo tồn di sản văn hóa mà còn làm tổn thương nghiêm trọng sự sùng kính của khối tín đồ. Cất mới tuy khang trang nhưng vô hồn, tồn tại tâm linh của ĐHGC nơi ngôi chùa do chính tay Ngài đặt lư hương sẽ không còn nữa, chưa nói đến sai tư tưởng chủ đạo của ĐHGC là bài bác hình thức, cốt trở tại tâm hồn. PV ĐH: Các ông và bà con tín đồ đã có động thái gì trước đề án này. Thưa ông. THÂ: Từng cá nhân tín đồ nguyện cầu tại tư gia, từng phái đoàn tín đồ luân phiên đến nguyện cầu tại An Hòa tự và tiếp kiến với BTSTƯ, rất nhiều tâm thư, kiến nghị kể cả lời cảnh báo của tín đồ gởi đến BTS xin hủy bỏ kế hoạch. Chúng tôi cũng đã gởi tường trình khẩn cấp đến Ủy ban trung ương MTTQVN và Ban tôn giáo chính phủ nước CHXHCN Việt Nam nhờ nghiên cứu, can thiệp. Tại hải ngoại, BTSTƯ và tín hữu PGHH cũng đã gởi kiến nghị đến Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế, Tổng lãnh sự quán Hoa Kì tại Việt Nam nhờ can thiệp với chính phủ Hà Nội. PV ĐH: Trước làn sóng đấu tranh khẩn trương như ông vừa kể thì theo suy đoán của ông phía PGHH quốc doanh có hủy bỏ kế hoạch không? Nếu như họ vẫn tiếp tục thực hiện thì động thái cuối cùng của phía tín đồ truyền thống là gì? Điều gì sẽ xảy ra? Thưa ông. THÂ: Theo nhận định của tôi, họ không dừng lại kế hoạch đã đề ra. TƯ.PGHH là con bài của phía quyền lực, tất nhiên họ sẽ cùng nhau đạp bằng mọi trở lực để thực hiện nốt kế hoạch lớn là thôn tính và thay đổi truyền thống tín ngưỡng của PGHH. An Hòa tự là Thánh tích quí hiếm còn lại của nền đạo khó bề sống nỗi. Là những tín đồ thấp cổ bé miệng đã bị chính quyền và giáo hội TƯ xem như thù địch, chúng tôi đành chịu chớ biết nói sao hơn. Vả lại mình phải đấu tranh theo phương thức bất bạo động. Tuy nhiên, có không ít tín hữu khóc nức nở và trăn trối: “ Anh ở lại cùng anh em tiếp tục phục vụ đạo pháp, phần tôi sẽ chọn ngày An Hòa tự bị san bằng làm ngày cuối của đời mình”. Dù tôi đã hết lời khuyên can nhưng chúng tôi cũng không thể lường trước mọi tang thương diễn ra ngày hôm ấy như thế nào? PV ĐH: Xin cảm ơn ông Trần Hoài Ân đã dành cho chúng tôi cuộc trả lời phỏng vấn rất đầy đủ. THÂ: Cảm ơn anh Đỗ Hiếu và quí đài cùng toàn thể thính giả. Chúc các bạn may mắn. Ông Khi, lúc ông tuyên bố quan điểm bằng câu nói trên, người ngồi cạnh: ông Nguyễn Văn Lượng-Phó ban trung ương chẳng hề có chút động lòng nào trước câu nói không thể chấp nhận được của thuộc hạ. Điều đó chứng tỏ các ông là cá mè một lứa được đào tạo chung hệ thống tư tưởng. Chuyện này không thể hiểu khác hơn được bởi ngay trong cơ quan đầu não của một tôn giáo lại có sự lãnh đạo của một chi bộ Đảng. Ngay chính diện An Hòa tự-nơi thiêng liêng nhất của PGHH cũng bị che khuất bởi tấm băng ron “Lớp bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho chức việc và giáo lí viên PGHH”. Nếu ông A, bà B nào đó sắp bị xử bắn vì tội buôn ma túy hoặc giết người cướp của, ông muốn tế hồn họ bằng câu nói trên cũng tạm cho, đàng này họ là tín đồ chung đạo Thầy, hi sinh mạng sống vì không bảo vệ được chùa Thầy. Ông Khi, ông là ai? Não bộ của ông đã bị thay đổi rồi, nếu còn nguyên chủng PGHH thì “Kiến kì sanh bất nhẫn kiến kì tử” (Thấy cảnh sống không đành thấy cảnh chết). Chẵng lẽ các ông quên nhanh sự kiện lịch sử Phật giáo cận đại, sau hành động bất khuất hi sinh của Hòa thượng Thích Quảng Đức là gì? Có phải là sự sụp đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ? Sai lầm của Ngô triều là đàn áp Phật giáo đến mức như thế. Tôi và đồng đạo cố gắng sống để chờ xem cái quyền lực mà các ông tự đắc tồn tại được bao lâu? Nên nhớ rằng mặt bằng của quả địa cầu này chỉ là nơi sống tạm của kẻ ác. Gần đây, sau một thời gian yên lặng để thăm dò và xoa dịu căng thẳng của dư luận, BTSTƯ đã tổ chức họp các xã xung quanh thánh địa để lấy ý kiến về đề án An Hòa tự trình lên Ủy ban tỉnh An Giang phê duyệt. Đơn giản như thế không thể hiện tính dân chủ. TƯ giải thích kiểu một chiều thì hạ cấp nào dám phản đối vì chống lại quan điểm thượng cấp là khăn gói lên đường. Tại sao không trưng cầu ý kiến rộng rãi trong tín đồ? Một sự kiện nhạy cảm về tín ngưỡng như thế mà các ông lại xem là chuyện thường hay các ông thấy rằng quyền lực là trên hết, đúng như lời tuyên bố “chết bao nhiêu thì chết, làm cứ làm”. Ông Khi và cả hệ thống BTS được quan thầy dựng lên để làm công cụ sao không xin lại trụ sở Hội đồng trị sự trung ương của PGHH đã bị tịch thu, lại ngang nhiên chiếm đất chùa xây dựng văn phòng, hội trường để tha hồ đình đám, cất nhà lục giác chứa những đồ dùng thông thường của Đức Thầy sử dụng đôi lần khi chưa bị ám hại rồi cho rằng đó là những báu vật của Đức Thầy. Riêng những báu vật thật sự của Đức Thầy và PGHH lại bị hủy hoại không thương tiếc, như cuốn Thi văn giáo lí toàn bộ, thánh tích An Hòa tự…Cái trò ảo thuật, thủ đoạn chà đạp, phá hoại bằng lớp sơn tôn kính của các ông chỉ có những người nhẹ dạ non lòng mới tin vì không hiểu. Các ông thừa tiền lắm của được nhiều đại gia tài trợ sao không mua đất khác cất chùa PGHH thời XHCN? Sao lại phải quyết tâm tấn công thánh tích An Hòa tự? Tại sao chỉ là một cây đa Hồ chủ tịch dừng chân nghỉ lại được công nhận và bảo vệ là di tích cấp quốc gia? An Hòa tự được chính ĐHGC nguyện vái, an vị lư hương các ông lại đang tâm phá hoại? Đức Thầy có nói với Đức Ông là: hư đâu sửa đó, chớ không được phá cũ cất mới kia mà. Ông Khi và ai kia nên nhớ rằng tinh thần tự vệ để sinh tồn của PGHH là rất đặc biệt không dễ bị triệt tiêu hay đồng hóa theo tà thuyết được đâu. Và nếu sắp tới đây, biến cố An Hòa tự thật sự diễn ra thì tín đồ PGHH cảm ơn ông Khi đã cho biết trước con đường mà BTSTƯ đã dọn “chết bao nhiêu chết, làm cứ làm”. Tôi sẵn sàng đối thoại với ông Khi và bất kì ai trên tinh thần hòa hảo, thời gian và địa điểm tôi giao cho ông Khi lựa chọn. Tôi rất khinh thường việc các ông hay mượn tay công an để hù dọa, trấn áp. Chúc các ông có thời gian dành đôi phút tỉnh táo để xét lại mọi vấn đề từ ngôn ngữ đến hành động của mình. Kính chào. TM. Khối tín đồ PGHH truyền thống. |