Khôi phục phố cổ Hà Nội, bắt đầu từ đâu? |
Tác Giả: Đỗ Hiếu, phóng viên RFA |
Thứ Năm, 27 Tháng 5 Năm 2010 20:50 |
Trong số các hoạt động chuẩn bị cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long, mới đây sứ quán Ý tổ chức hội thảo quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm về công trình trùng tu phố cổ Genova và Hà Nội. AFP PHOTO/ Những căn nhà cổ đang được làm mới nằm cạnh những căn nhà cao tầng mới xây ở một khu phố cổ Hà Nội, hôm 15/04/2010. Theo một số quan chức và chuyên gia thì hiện vẫn chưa có một giải pháp nào phù hợp trong việc bảo tồn phố cổ Hà Nội. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết qua phần trình bày của Đỗ Hiếu cùng sự góp ý của các nhà chuyên môn về quy hoạch và xây dựng. Nên giữ vẻ tổng thể “Thật ra 36 phố phường của chúng ta, nó cổ hay không cổ, còn là chuyện đang bàn tính, gọi là cổ bởi vì nó đã có từ hơn 100 năm nay. Lên tiếng tại cuộc hội thảo, kiến trúc sư Giorgio Parodi, chủ tịch hội kiến trúc sư thành phố Genova cho biết, danh dự và kết quả xuất sắc này đạt được là do chiến lược quy hoạch đúng đắn của hội đồng quy hoạch kiến trúc thành phố. Qua những kinh nghiệm được chia sẻ, truyền đạt tại cuộc hội thảo này , kế hoạch trùng tu thành phố Genova có thể được áp dụng cho việc phát triển Hà Nội trong tương lai, đưa thủ đô của Việt Nam thành một trong những thắng cảnh thu hút, hấp dẫn du khách năm Châu. Về kế hoạch bảo tồn phố cổ Hà Nội, kiến trúc sư Ý Giorgio Parodi nói, nên giữ cái vẻ tổng thể với những giá trị lịch sử nổi bật và độc đáo, và nên bắt đầu từ việc quy hoạch các phố, khu quảng trường, vuờn hoa, phải xác định giá trị văn hoá từng khu vực, nghiên cứu kỹ theo giá trị kiến trúc, lịch sử, vị trí đắc địa, sau đó mới bắt tay vào việc trùng tu.
Theo sở quy hoạch và kiến trúc Hà Nội thì tính đến năm 2009, trong khu phố cổ Hà Nội có đến 121 di tích lịch sử kiến trúc và hơn 800 ngôi nhà cổ giá trị. Con số này khiến các cơ quan chức năng và nhà nghiên cứu thắc mắc, khi thành phố cổ Genova chỉ trùng tu và bảo tồn có 40 ngôi nhà cổ, còn Việt Nam thì dự tính trùng tu toàn bộ di tích lịch sử và nhà cổ với tổng số trên 900, nên nhà nước và chánh quyền Hà Nội cần phải làm gì và bắt đầu từ đâu? Một trong những quan khách hiện diện tại cuộc hội thảo do sứ quán Ý tổ chức, kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam nói về kế hoạch bảo tồn phố cổ Hà Nội: “Trong hội thảo đó có bàn và trao đổi kinh nghiệm của hai nơi để giúp cho nhau trong việc trùng tu giữ gìn phố cổ Hà Nội như thế nào, đây là một chủ trương của nhà nước, quy định của chánh phủ là phải bảo tồn nó. Hiện Hà Nội rất đông dân, hạ tầng kém, còn nhiều vấn đề phải giải quyết, thành phố có chủ trương chuyển dân ra một khu vực khác để ở, cải thịên đời sống của số dân đó, giảm bớt mật độ dân số. Hiện nay Ban Bảo vệ phố cổ chúng tôi vẫn hoạt động, nhằm khôi phục hạ tầng, bảo vệ vệ sinh môi trường, tu bổ đường xá, vĩa hè, tôi biết đã làm được khoảng 95%. Thứ hai là khôi phục hoạt động làng nghề, giúp mở mang ngành du lịch, thứ ba là cải thiện môi trường ăn ở, chúng tôi đang xây dựng một tiêu chí với các công trình cần giữ gìn, có thể cải tạo và đang xúc tiến các công việc thuộc giai đoạn ấy.” Cần phù hợp thực tế “Thật ra 36 phố phường của chúng ta, nó cổ hay không cổ, còn là chuyện đang bàn tính, gọi là cổ bởi vì nó đã có từ hơn 100 năm nay, một trong các tiêu chí là người ta muốn khôi phục các làng nghề, hàng thiếc, hàng đồng, hàng nhôm, vân vân, tuy nhiên không phải hàng nào cũng khôi phục được hết, bởi vì có những nghề đã qua rồi, khôi phục lại cũng không làm được, mà làm lại thì bây giờ bán cho ai? Chỉ có người xem thôi, đấy là một ý tưởng, một mong muốn nhưng mà chắc cần phải có thời gian.” Phát biểu ý kiến về đồ án quy họach chung cho thủ đô Hà Nội và khu phố cổ trong tương lai, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Chủ tịch Viện nghiên cứu độc lập IDS nói lên suy nghỉ của mình về vấn đề đó: “Quy hoạch đô thị là một công việc hết sức quan trọng, của chánh quyền bởi vì xây dựng một thành phố hay một đất nước , nó đụng đến cuộc sống của nhiều triệu người và với thời gian hàng chục hàng trăm năm, nếu là tốt thì cái quy hoạch có thể thúc đẩy cho sự phát triển rất mạnh của địa phương hay đất nước. Còn là dở thì có thể trói buộc , kiềm hãm sự phát triển một cách khủng khiếp, nên đây là việc phải hết sức thận trọng, không nên vội vàng, hấp tấp, tôi biết việc quy hoạch Hà Nội đã được tiến hành rất nhiều lần.”
Từ kinh nghiệm bảo tồn của thành phố cổ Genova của Ý, kiến trúc sư Ý Giorgio Paraodi nhấn mạnh, kế hoạch trùng tu khu phố cổ Hà Nội phải gắn liền với việc nâng chất chất lượng sống và sự phát triển bền vững của cư dân nơi đây. Phố cổ Hà Nội lâu nay được du khách quốc tế chiếu cố nhờ sự đa dạng và nét truyền thống của 36 phố ngành nghề, cho nên kiến trúc sư Giorgio Paraodi tin rằng, một khi nhận biết rõ ích lợi chung của công trình trùng tu, bảo tồn phố cổ, thì hàng triệu cư dân Hà Thành sẽ nhất định không đứng ngoài cuộc. Fact box “Những nhà chuyên môn có uy tín thường nói, Hà Nội làm gì có phố cổ, Hà Nội chỉ có phố cũ thôi. Vì không hiểu nên cứ cho là phố cổ, nên cần phải bảo tồn. Vừa rồi, một bà đại diện của UNESCO ở Hà Nội có nói, các bạn đưa một đề nghị xin công nhận phố cổ Hà Nội, nhưng vì không hợp lý nên chúng tôi đã bác đơn ấy rồi. Hà Nội chỉ có sinh hoạt mang tính chất cổ, nên cần bảo tồn những thứ đó thôi. Hà Nội chỉ có vài nhà cũ , phố xá bây giờ thì xây lô nhô cả, giữa nhà cũ lại xây nhà mới, nhà thấp nằm cạnh nhà cao, chẵng có gì là cổ cả, nói vậy người ta cười cho.” Về vấn đề bảo tồn Hà Nội, lên tiếng với tờ Hà Nội Mới, bà Tạ Quỳnh Hoa, giảng viên khoa kiến trúc, đại học xây dựng góp ý về vấn đề trùng tu phố cổ và cho biết, khi tiến hành công trình quy họach này thì nhà nước cần phải huy động sư tham gia của cả cộng đồng. Theo bà thì chỉ có cơ chế, chính sách đúng đắn, nêu rõ được vai trò của chánh quyền làm gì, người dân hưởng ứng ra sao, phối hợp với nhau như thế nào, công việc bảo tồn phồ cổ Hà Nội mới đạt hiệu quả tốt đẹp.
|