Có nên làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam? |
Tác Giả: Gia Minh, biên tập viên RFA |
Thứ Sáu, 21 Tháng 5 Năm 2010 20:31 |
Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam đang là đề tài được quốc hội Việt Nam bàn thảo và truyền thông trong nước đưa ra nhiều ý kiến phản biện đối với dự án này.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi mời quí vị theo dõi ý kiến của một người ủng hộ dự án vừa nói. Đó là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Qui hoạch và Giao thông - Vận tải thuộc Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Sự cần thiết của dự án “Đất nước Việt Nam dài theo hình cong chữ S. Một đất nước dài như thế, đường bộ không thể phát huy hiệu quả đường dài được nên bắt buộc phải có đường sắt.(TS Nguyễn Văn Thụ) Gia Minh: Báo chí và quốc hội đều đang nói đến dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, là người từng hoạt động tại Viện Qui hoạch và Giao tông Vận tải, ông đánh giá sự cần thiết của một dự án như thế trong giai đoạn hiện nay ra sao? TS Nguyễn Văn Thụ: Tôi đang định viết một bài gửi các báo trong nước về sự cần thiết của dự án, cần phải làm bằng mọi giá. Gia Minh: Vì sao lại cần thiết như thế? TS Nguyễn Văn Thụ: Đất nước Việt Nam dài theo hình cong chữ S. Một đất nước dài như thế, đường bộ không thể phát huy hiệu quả đường dài được nên bắt buộc phải có đường sắt. Nhiều người lấy giá vé hàng không để tính cho vé đường sắt cao tốc, như thế chưa hợp lý lắm. Đường sắt mở ra là một chiến lược hết sức quan trọng của cả quốc gia.
Xin nhắc lại cách đây 30 năm, tôi có đề xuất phương án làm metro tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng rơi vào trường hợp như hiện nay cho rằng tài chính không có… Nay thì giao thông tại hai nơi đó tắt nghẽn mới bàn; như thế quá muộn rồi. Vào năm 1887, khi Pháp xây dựng đường sắt Bắc-Nam, lúc đó cũng không có gì nhưng Pháp vẫn quyết định xây, và đến nay vẫn phát huy hiệu quả. Trong điện thoại tôi chỉ có thể nói sơ thế thôi. Gia Minh: Hiện có ý kiến cho rằng kinh phí bỏ ra quá lớn so với hiệu quả? TS Nguyễn Văn Thụ: Về vấn đề này có ý kiến nói 56 tỷ đô la cần ngân hàng giải ngân, và tính là số tiền đầu tư so với GDP. Tuy nhiên đây là dự án kéo dài trong nhiều năm. Ngoài ra đâu phải đi vay tiền nước ngoài không mà còn phải huy động sức trong nước để làm nữa. Bên Bộ Giao thông chưa giải trình được ai làm, ai thi công. Ngày xưa tự thân Việt Nam cũng làm được nhiều. Nhờ nước ngoài trong công tác tư vấn thiết kế, kỹ thuật hiện đại. Còn phần nền móng, Việt Nam có thể làm được nên có thể giảm chi phí nhiều. Tiến độ thực hiện mỗi năm chỉ vay hai ba tỷ đô la thôi chứ đâu phải vay tất cả của một nước hay tổ chức tài chính quốc tế nào đó. Ảnh hưởng môi trường? Gia Minh: Còn ý kiến cho rằng thực hiện dự án như thế phải lấy đất, phá rừng gây ra ảnh hưởng môi trường? TS Nguyễn Văn Thụ: Vấn đề này không thể tính theo kiểu lấy độ rộng an toàn, chiều rộng hai đường ray song hành, cộng với giải an toàn rồi nhân với chiều dài thành ra mất bao nhiêu hécta rừng. Ngày xưa khi tôi còn trẻ, cũng có kiểu tính Việt Nam có bao nhiêu đê, mỗi đê bao nhiêu mét vuông cỏ nuôi được bao nhiêu bò, rồi nhân với số lít sữa tính ra được bao nhiêu nhà máy sữa. Tính kiểu rất ‘nông dân’ như thế không thể tính được.
Gia Minh: Cũng có ý kiến lượng hành khách trong tương lai cũng không nhiều đến mức cần phải có dự án như thế? TS Nguyễn Văn Thụ: Theo tính toán của tôi còn nhiều hơn tính toán được đưa ra trình quốc hội, đến 70 triệu lượt hành khách. Tính ra chi phí đi đường sắt rẻ hơn nhiều so với đi ô tô. Gia Minh: Hiện Việt Nam đang có hệ thống đường sắt Bắc-Nam rồi, cần tận dụng ra sao? TS Nguyễn Văn Thụ: Điểm dở nhất trong tờ trình phương án mà Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đưa ra là không đưa ra phương án cải tạo đường cũ. Rất tiếc ông Dũng không đưa ra phương án kết hợp đường cũ, đường mới thế nào, đường tránh ra sao… Theo Nhật làm một đường mới tinh, thẳng: đó là điều dở nhất. Fact box TS Nguyễn Văn Thụ: Cách làm ở Việt Nam cần phải trình trước, chứ không sẽ không đạt được. Như đánh trống phải gõ gõ mấy cái rồi mới đánh, cứ rung cây rồi tính tiếp. Đưa ra để tạo dư luận trong xã hội, trong quốc hội, trong Đảng. Cách làm để tạo sự đồng lòng. Gia Minh: Cũng có ý kiến về đường bộ Hồ Chí Minh làm tốn kém nhiều mà hiệu quả không có? TS Nguyễn Văn Thụ: Tôi ủng hộ chủ trương làm đường bộ đó nhưng qui mô to quá không được; từ đó tốn kém. So sánh như thế là khập khiễng. Đường đó mang ý nghĩa chính trị, còn đường sắt mang ý nghĩa kinh tế hơn. Gia Minh: Cám ơn ông. |