Home Tin Tức Thời Sự Chuyện Về Lenin

Chuyện Về Lenin PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguồn: RFI. Hình minh họa của Ledienduc’s Blog   
Thứ Hai, 26 Tháng 4 Năm 2010 14:34

Nơi Khai Sinh Thì Đã Quên, Chỉ Việt Nam Còn Nhớ !  

 Tượng Lenin đang bị kéo bỏ đi ở S.Petersbourg (Nga) hôm 15/04/2010 - Ảnh: RFI

Lenin, người khai sinh Liên Xô, đang dần dần bị chìm vào quên lãng tại Nga. Từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000, danh tiếng của Stalin đã lấn át Lenin, vì Putin tìm cách khẳng định quyền lực của mình.

Lenin không còn được nhiều người ngưỡng mộ nữa, trong khi Stalin được coi là biểu tượng của một Nhà nước mạnh.

22/04  là ngày kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Lenin.

Như mọi năm, Việt Nam vẫn tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm này, vì như ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư phát biểu trong buỗi lễ hôm qua, đối với giới lãnh đạo Hà Nội, Lenin là “Nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới”.

Ông Trương Tấn Sang còn thay mặt Đảng, hứa sẽ tiếp tục “vận động sáng tạo những tư tưởng của Lenin”. Nhưng trong khi đó, ngay tại Nga, vị cha đẻ của Cách mạng Bônsêvich nay đang dần dần bị chìm vào quên lãng, nhường chỗ cho nhà độc tài Stalin.

Xác ướp của Lenin hiện vẫn còn được bảo quản trong một lăng dưới chân điện Kremlin, nhưng trong vòng chưa tới 20 năm, số người Nga xem Lenin như là “nhân vật nổi bật nhất của thế giới ” đã giảm đi hơn phân nửa, từ 72% xuống còn 34%, theo Trung tâm Levada của Nga.

Trong khi đó, có đến 36% người Nga cho rằng danh hiệu nói trên phải được dành cho người kế nhiệm Lenin, Joseph Stalin. Nên nhớ rằng tại nước Nga hiện nay vẫn còn hơn 16.500 tượng của Stalin ở khắp nơi, không ai nghĩ đến chuyện giựt sập đi.

Chính là kể từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000 mà danh tiếng của Stalin đã lấn át Lênin. Lý do là vì sau những năm 1990 đầy xáo trộn của thời kỳ hậu Xô Viết, Putin tìm cách khẳng định quyền lực của ông. Theo nhà xã hội học Denis Volkov, thuộc Trung tâm Levada, “Bộ máy tuyên truyền của Nhà nước đã bỏ rơi Lenin, chuyển sang ca ngợi Stalin như là lãnh đạo mạnh nhất và là tác giả của chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước phát xít Đức”. Theo ông Volkov, đối với người Nga, đây chính là yếu tố tích cực quan trọng bậc nhất của thế kỷ trước.

Thế nhưng, đối với nhà phân tích Valéri Khomiakov, tổng giám đốc Hội đồng chiến lược quốc gia, một tổ chức phi chính phủ, giữa hai “bạo chúa” này chẳng có gì là khác biệt, bởi vì “Lenin chính là kẻ đã ra lệnh cho các vụ hành quyết hàng loạt, tạo tiền đề cho các tội ác của Stalin sau này”.

Thế mà, cho tới khi Liên Xô tan rã năm 1991, Lenin vẫn là lãnh tụ được tôn thờ như thánh, khác hẳn với Stalin, người mà sau khi chết vào năm 1953, đã nhiều lần bị lên án vì tệ sùng bái cá nhân. Vào thời gian đó, từ mẫu giáo cho đến đại học, ai cũng được răn dạy về Lenin. Nhỏ thì học thuộc làu các bài thơ về Lenin, lớn lên vào đại học thì đua nhau tìm hiểu về những bí ẩn về nhân vật “thiên tài” này.

Theo nhà nghiên cứu chính trị Gleb Pavlovski, chính sách perestroika đã lật đổ Lenin khỏi bệ tượng, bởi vì “Nước Nga mới không còn muốn mình bắt nguồn từ Cách mạng 1917 và muốn quên đi Lenin”. Ông Pavlovski cũng nhận thấy là Lenin không còn được nhiều người ngưỡng mộ nữa, trong khi Stalin được coi là biểu tượng của một Nhà nước mạnh.

Nhà phân tích Khomiakov dự đoán là càng đến gần ngày bầu cử tổng thống Nga năm 2012, những người ủng hộ Putin sẽ càng tôn vinh Stalin hơn và Lenin sẽ lại càng bị quên lãng.

Giới trẻ ở Nga bây giờ hầu như không biết gì về Lenin, thậm chí có em tưởng rằng vị cha đẻ của Cách mạng Bônsêvich là “một phi hành gia”.
Ôi! Tội nghiệp cho Lenin! Cũng an ủi là còn được mấy ông bị bệnh tâm thần của ĐCSVN tôn làm lãnh tụ!

Lenin được gỡ bỏ từ Mogosoaia Palace, Romania - Ảnh: AP

 

 Có lạnh không bác Lenin? - Ảnh: Reuters

 

 Bác Lenin ơi, sao người ta tệ thế này? - Ảnh: Townnews

 

 Thôi bác ơi, đứng mãi mỏi chân, mời bác đi chơi chỗ khác - Ảnh:history.ucsb.edu

 Sao nỡ chọc thủng áo khoác của bác thế này (S. Petersboug, Nga) - Ảnh: AFP

 Dân Ba lan đểu quá, sao treo bác lên cây giỡn chơi vậy! - Ảnh: Interia

Ở Hà Nội cũng có tượng Lenin. Từ lâu người Việt đã có thơ nhạo báng chuyện này, ví dụ:

“Ông Lenin ở nước Nga – Cớ chi sang đứng vườn hoa nước mình”.

Không hiểu sao, ông ta là người Nga, tên Vladimir Ilich, họ Lenin, lại được Việt Nam cho mang họ Lê. Có lẽ vì vậy mà người ta nói ông Lê Duẩn, cố Tổng bí thư ĐCSVN, một người sùng Nga, rất thích khi thấy mình có họ hàng với nhà tư tưởng vĩ đại này. Cùng họ Lê với nhau mà lỵ!

 Tượng Lenin ở Hà Nội