Home Tin Tức Thời Sự Hình ảnh quân đội TQ chiếm đóng Hoàng Sa-VN

Hình ảnh quân đội TQ chiếm đóng Hoàng Sa-VN PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Năm, 22 Tháng 4 Năm 2010 15:39

Quần đảo Hoàng Sa đã trở thành một căn cứ quân sự cực mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông.


Hiện nay mặc dù chưa có số liệu chính thức nào thống kê quân số Trung Quốc đóng tại quần đảo Hoàng Sa, những qua những tin tức trên mạng của Trung Quốc có thể thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành một căn cứ quân sự tổng hợp của Trung Quốc, bao gồm các lực lượng vũ trang như không quân, bộ binh, thủy quân lục chiến, pháo binh, bộ đội tên lửa, tăng thiết giáp,…gồm nhiều tầu chiến, khu trục hạm, trực thăng, tầu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay vận tải các loại cùng hàng loạt các trang thiết bị quân sự và dân sự khác như cây xăng, cầu cảng, hệ thống cũng cấp điện, nước ….

 Ngoài ra còn vô số các lực lượng vũ trang và bán vũ trang nữa như cảnh sát biển, lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đội ngư chính, du lịch, khí tượng thủy văn, lực lượng nghiên cứu hải dương, ngư dân Trung Quốc cũng sinh sống tại Hoàng Sa… đồng thới các lực lượng quân sự của Trung Quốc tại Hoàng Sa cũng không ngừng tăng về quân số, vật tư, trang bị theo thời gian… do đó số quân đóng tại đây không thể dưới một nghìn quân mà có thể lên tới vài nghìn, thậm chí khu huy động tối đa có thể lên tới hàng vạn quân.

Câu hỏi đặt ra Trung Quốc duy trì và bành trướng sực mạnh quân sự trên Biển Đông như vậy nhằm mục đích gì ? Trong những ngày gần đây qua các trang mạng Trung Quốc HSTS thấy vấn đề thu phục Nam Sa (Trường Sa) đang được cư dân mạng Trung Quốc sôi nổi thảo luận.

Quần đảo Hoàng Sa và vùng biển Hoàng Sa không ngừng được Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự mặc dù Trung Quốc cũng là nước ký vào tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002

Tầu ngầm tham gia tuần tra trên vùng biển Hoàng Sa.

Quân đội Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa luôn sẵn sàng để tấn chiếm các đảo khác

Một hệ thống Ra đa đặt trên đảo.

Nhìn từ ngoài vào quần đảo Hoàng Sa có rất nhiều chiến hạm của Trung Quốc.

Trung tâm điều khiển Rada tại Hoàng Sa, là nơi thu thập các tin tức tình báo và vực đi lại của tầu thuyền trên Biển Đông Việt Nam.

Trạm khí tượng tại Hoàng Sa.

Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc tại Hoàng Sa.

Các loại tăng thiết giáp và vũ khí hạng nặng khác trong nhà kho.

Mục đích của các chiến xa này không phải chỉ là để phòng thủ mà là để phục vụ cho các cuộc đổ bộ xâm chiếm

Cầu cảng quân sự Hoàng Sa là bến đỗ của các chiến hạm các loại, các khu trục hạm, tầu dân sự lẫn quân sự

Có thể có tới vài nghìn quân Trung Quốc chiếm đóng tại Hoàng Sa