Home Tin Tức Thời Sự Vì sao giáo dục Phần Lan đạt kết quả tốt nhất?

Vì sao giáo dục Phần Lan đạt kết quả tốt nhất? PDF Print E-mail
Tác Giả: BBC   
Thứ Ba, 13 Tháng 4 Năm 2010 15:23

Hơn 100 đoàn ngoại quốc và chính phủ đã đến Helsinki trong năm 2006 để tìm hiểu về giáo dục của Phần Lan


Năm ngoái, hơn một trăm đoàn ngoại quốc và chính phủ đã đến thăm thành phố Helsinki với hy vọng hiểu được tại sao các trường học tại đó lại quá thành công.

Hồi năm 2006, các học sinh tại Phần Lan đã đạt kết quả thuộc vào hàng trung bình cao về các môn toán và quốc ngữ trong số các nước đã công nghiệp hóa.

Trong các kỳ thi dành cho trẻ em 15 tuổi tại các nước thuộc tổ chức OECD, được biết dưới tên gọi là PISA, các học sinh tại Phần Lan về hạng nhì môn toán chỉ thua có Nam Hàn mà thôi.

Đây không phải chỉ có một lần mà thôi: trong các kỳ thi PISA trước đây, Phần Lan cũng về nhất.

Cái " triết lý" của ngành giáo dục Phần Lan là: "Mọi trẻ em đều có một cái gì đó để cống hiến và không nên bỏ lại đàng sau các trẻ em nào kém ở một vài bộ môn."

Hướng dẫn căn bản trong mọi bộ môn là lúc nào cũng dự trù một giáo viên phụ để giúp cho em nào đang gặp khó khăn ở một đề tài nào đó, tuy nhiên, tất cả các học sinh đều được giữ trong cùng một lớp học bất kể học sinh đó có vượt trội hay yếu kém trong cùng một đề tài.

Bộ trưởng Giáo Dục Phần Lan, bà Henna Virkkunen, rất tự hào về thành tích của các học sinh tuy nhiên mục tiêu giáo dục kế tiếp là nhận dạng ra các học sinh giỏi nhất.

''Hệ thống giáo dục yểm trợ tối đa cho các học sinh gặp khó khăn về học hành nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải chú ý tới các học sinh giỏi. Nay chúng tôi đã bắt đầu thực thi một dự án kiểu mẫu để hỗ trợ cho các học sinh nào có năng khiếu trong một số lãnh vực."

Học muộn

Theo tổ chức OECD, các học sinh tại Phần Lan học ít giờ hơn trẻ em khác tại các nước đã công nghiệp hóa.

Giống như các con tôi lớn lên cùng với tôi, và tôi thấy được các khó khăn của chúng ngay từ tấm bé. Nay sau năm năm, tôi vẫn thấy được những gì xảy ra khi chúng lớn lên thành thiếu niên và đồng thời tôi cũng thấy được các mặt mạnh của chúng. tôi nói với chúng là tôi là người mẹ dạy học cho chúng
Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen
Điều này phản ánh một điểm rất quan trọng trong nền giáo dục tại Phần Lan.

Giáo dục ở cấp tiểu học và cấp trung học được phối hợp với nhau do đó, học sinh không cần phải đổi trường ở tuổi 13 và tránh được giai đoạn rất phiền hà khi đổi từ một trường này sang một trường khác.

Cô giáo Marjaana Arovaara-Heikkinen tin rằng nghề dạy của một giáo viên sẽ đễ dàng hơn nhiều khi giữ các học sinh trong cùng một lớp học trong nhiều năm.

Cô nói tiếp: ''Giống như các con tôi lớn lên cùng với tôi, và tôi thấy được các khó khăn của chúng ngay từ tấm bé. Nay sau năm năm, tôi vẫn thấy được những gì xảy ra khi chúng lớn lên thành thiếu niên và đồng thời tôi cũng thấy được các mặt mạnh của chúng. tôi nói với chúng là tôi là người mẹ dạy học cho chúng."

Trẻ em tại Phần Lan chỉ bắt đầu đi học khi lên bảy. Các viên chức giáo dục nghĩ rằng trẻ em học những cái hay cái đẹp nhất khi chúng chơi và khi hết tuổi chơi phải đi học, thì chúng rất ham học.

Ít mà nhiều

Các phụ huynh học sinh rõ ràng cũng được hưởng lây vì kết quả học hành của con. Tại Phần Lan, cha mẹ có văn hóa thường đọc truyện với các con tại nhà và gia đình thường xuyên tiếp xúc với các thầy cô.


Trẻ em tại Phần Lan học hành trong một môi trường rất thoải mái

Dạy học là nghề rất được trân quý tại Phần Lan. Thầy cô được đánh giá cao và tiêu chuẩn giáo dục cũng rất cao.

Sự thành công của hệ thống giáo dục tại Phần Lan dường như có phần nào đó từ văn hóa. Học sinh học trong một bầu không khí không cứng nhắc và rất thoải mái.

Phần Lan cũngt có ít di dân hơn các nước khác, do đó, khi học sinh bắt đầu đi học, thì chúng chỉ học tiếng mẹ đẻ là Phần Lan mà thôi và nhờ vậy cũng loại bỏ được một chướng ngại mà các xã hội khác thường xuyên gặp phải.

Hệ thống giáo dục tại Phần Lan được xây dựng trên quan niệm "học ít mà được nhiều". Môi trường học hành thoải mái và nhất là không có "nhồi sọ" các thành kiến chính trị vào đầu trẻ em. Các viên chức ngành giáo dục tin rằng như thế này, thì không có một đứa trẻ nào bị bỏ lại đàng sau.