Áp dụng 'Từng Bước Một' |
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt |
Thứ Năm, 01 Tháng 4 Năm 2010 14:41 |
Tổng Thống Barack Obama hôm 30 tháng 3, 2010 ký đạo luật thứ hai về Cải tổ Y tế tức là dự luật quen gọi là “fixes bill” chấn chỉnh một số điều khoản trong đạo luật đã ký trước đó một tuần, theo chiến lược “hai đạo luật” của đảng Dân Chủ tại Quốc Hội để vượt qua khó khăn có thể tạo điều kiện cho phía Cộng Hòa gây cản trở. Tổng Thống Barack Obama ký đạo luật cải tổ y tế và giáo dục ngày 30 tháng 3, 2010 tại Ðại Học Northern Virginia Community College, Alexandria, Virginia. (Hình: Win McNamee/Getty Images) Tuy nhiên ban hành đạo luật mới chỉ là bước khởi đầu. Kết quả còn phải chờ đợi là phí tổn y tế cho từng cá nhân và cho chính quyền sẽ thế nào, lợi ích thụ hưởng được ra sao và có những thay đổi gì tốt đẹp hơn so với quá khứ. Những điều này có thể phải chờ đợi hàng chục năm mới có thể biết rõ. Từ lâu ai cũng thấy hệ thống y tế ở Hoa Kỳ có rất nhiều nhược điểm. Ít nhất gần phân nửa dân chúng không có bảo hiểm sức khỏe. Nhiều người được bảo hiểm vẫn có nguy cơ khánh tận tiền bạc khi gặp tình thế phức tạp. Mặt khác, tốn tiền trả cho bác sĩ và bệnh viện không có nghĩa đã nhận được chữa trị tốt nhất. Theo ước lượng khoảng 30% trong số $2,000 tỷ mà dân chúng Mỹ chi phí mỗi năm về dịch vụ y tế là không cần thiết, phí phạm hay thiếu hiệu quả. Trình độ y khoa Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới nhưng tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người dân thua kém hầu hết các nước kỹ nghệ phát triển. Như vậy cải tổ y tế hoàn toàn hữu lý, nhưng cải tổ những gì và bằng cách nào vẫn còn là tranh luận. Yếu tố quan trọng nhất của đạo luật cải tổ vừa ban hành là sẽ có thêm 32 triệu dân Mỹ được bảo hiểm sức khỏe, nhưng cũng phải tới năm 2014 mục tiêu này mới đạt được. Theo dự phóng của Văn phòng Ngân Sách Quốc Hội, ngân sách Liên Bang sẽ giảm bớt thâm hụt $124 tỷ trong 10 năm. Số tiết kiệm này đã trừ bớt khoảng $350 tỷ tài trợ cho 24 triệu người thu nhập trung bình và thấp để tự mua bảo hiểm. Nhưng đối với ngân quỹ gia đình thì vẫn còn nhiều ẩn số. Khác với kế hoạch mở rộng bảo hiểm và đòi hỏi các hãng bảo hiểm không được phép từ chối người đau yếu; phí tổn y tế ở Hoa Kỳ vẫn là vấn nạn gai góc nhất với mức gia tăng gấp đôi tỷ lệ lạm phát. Nhiều kinh tế gia cho rằng chỉ có thể kiểm soát được phí tổn điều trị nếu tất cả mọi người đều có bảo hiểm, bởi vì những người không có bảo hiểm thường đợi tới lúc bệnh nặng mới chịu chữa trị và lúc đó tốn kém rất lớn. Tất cả tình hình ấy khiến nhiều người hoài nghi và các chống đối như của phía Cộng Hòa vẫn rất mạnh mẽ, với hứa hẹn sẽ đưa vào cuộc tranh cử tháng 11 đề tài thu hồi và hủy bỏ Ðạo luật Cải tổ Y tế. Ảnh hưởng ngay lập tức: Ảnh hưởng từ năm 2011: Ảnh hưởng từ năm 2013: Ảnh hưởng từ năm 2014: Ảnh hưởng từ năm 2020: Tác động của đạo luật cải tổ y tế sẽ được tuần tự tiến hành như sau: Giới chức chính quyền nói rằng quan tâm đầu tiên là những tác động có ngay từ bây giờ, không cần phải chờ đến mấy năm nữa. Ðó là: -Thanh niên dưới 26 tuổi tiếp tục được “ăn theo” bảo hiểm của bố mẹ. -Công ty bảo hiểm không được từ chối nhận trẻ em do tình trạng bệnh hoạn sẵn có hay ngưng bảo hiểm khi khách lâm bệnh và giới hạn chi phí chữa trị. -$250 giúp cho người có Medicare mua thuốc ở “doughtnut hole.” (Theo quy định hiện nay, Medicare trả tiền mua thuốc cho tới $2,700; hơn số đó người già phải trả 100% bằng tiền túi, nhưng quá $6,154 sẽ chỉ phải trả 5% - khoảng trống giữa hai mức đó gọi là “doughnut hole”). -Miễn trừ thuế cho khoảng 4 triệu tiểu thương để cung cấp bảo hiểm cho nhân viên của họ. Từ 2011: Từ 2013: Từ 2014: Từ 2020: -10 triệu người già có Medicare được hưởng dịch vụ phòng ngừa miễn phí, thêm tiền mua thuốc. Tiền co-pay có thể tăng. -Cơ sở tiểu thương dưới 25 người được giảm thuế để mua bảo hiểm cho nhân viên. Tới 2017 có thể chọn công ty trên thị trường bảo hiểm (sẽ thành hình). Sau năm 2014 chỉ còn được thụ hưởng hai năm giảm thuế. Các cơ sở trên 50 người bắt buộc phải mua bảo hiểm cho nhân viên, hoặc chịu phạt. -Nhân viên các công ty trên 50 người chắc chắn có bảo hiểm. Nhưng nếu không đủ tiêu chuẩn được trợ cấp, có thể phải chấp nhận chương trình bảo hiểm do chủ nhân chọn. -Người nghèo được trợ cấp mua bảo hiểm nhưng giá bảo hiểm có thể sẽ tăng và phải trả tiền nhiều hơn. -Khi có thêm 32 triệu người được bảo hiểm, số lượng bác sĩ gia đình hiện nay (ước lượng 40,000 người) bị xem là thiếu. Nhiều tiểu bang sẽ còn tranh chấp với liên bang về việc áp dụng Ðạo luật Cải tổ Y tế với lý do bó buộc mọi người phải có bảo hiểm. Ðặc biệt sự mở rộng chương trình Medicaid, mà liên bang và tiểu bang cùng chia phần chi phí, sẽ tạo thêm gánh nặng cho tiểu bang. (HC) |