Lao động nước ngoài bị ‘bóc lột’ ở Malaysia |
Tác Giả: BBC |
Thứ Năm, 25 Tháng 3 Năm 2010 16:42 |
Ân xá Quốc tế (AI) nói lao động di dân nước ngoài tại Malaysia vừa bị chủ lẫn cảnh sát bóc lột. Công nhân ngoại quốc trong công việc người giúp việc nhà tại Malaysia AI nói tường trình của họ là tài liệu đầu tiên nói đến sự lạm dụng di dân ở mức độ rộng khắp tại Malaysia. Ân xá Quốc tế nói di dân ở Malaysia hay bị lao động cưỡng bức, bị bóc lột bằng cách này cách khác, ví dụ như bị chủ giữ hộ chiếu. Một trong 5 công nhân tại Malaysia là di dân. Chính phủ Kuala Lumpur từng nói họ sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở thuê mướn nhân công nước ngoài. Giấy phép lao động Mỗi năm hàng ngàn di dân từ Bangladesh, Indonesia và các nước khác trong vùng được dụ dỗ đến Malaysia với lời hứa lương cao. Nếu lao động di dân bỏ chỗ làm, họ trở thành người bất hợp pháp và có thể bị phạt tiền hay truy tố hình sự. Có người bị nhốt tù hoặc đánh roi mây. Irene Fernandez là phụ nữ người Malaysia và là giám đốc tổ chức Tenaganita, cơ sở tranh đấu cho quyền của phụ nữ. Bà nói: "Lý do họ bị đối xử tàn tệ, đó là một khi họ rời chỗ làm, lập tức giấy phép lao động hết giá trị. Kể từ đó lao động di dân mất quy chế hợp pháp tại Malaysia, hậu quả là họ có thể bị bắt hay tống vào tù. "Tới 70% những người cần đến giúp đỡ của tổ chức chúng tôi thuộc diện buộc phải về nước mà không có cách làm nào khác." Bà Fernandez nói 5.000 trong số 5.315 hồ sơ tổ chức của bà giải quyết trong năm ngoái liên quan đến nợ lương và đuổi người bất công. "Nói như vậy để mọi người hiểu rằng sự bóc lột tại quốc gia này đã ăn sâu và thành lối sống đến mức nào,” bà Fernandez nói. Chúng tôi không bảo vệ chủ nhân ông bóc lột nhân công Ông nói thêm một số trường hợp bóc lột có sự tham gia của chính nhân viên tình nguyện và cảnh sát. Tổn thương Người lao động nước ngoài tại Malaysia thuộc diện dễ bị bóc lột. "Đó là hành động hù dọa, trấn lột tiền bạc, nói thật ra chẳng khác gì cướp bóc, nhắm đến lao động di dân, người tỵ nạn để lấy tiền bạc hay đồ dùng cá nhân, như điện thoại cầm tay chẳng hạn," ông Bochenek nói. Theo tác giả Bochenek bóc lột nhân công ngoại quốc tại Malaysia xảy ra tại các ngành nghề dựa vào sức lao động nước ngoài, như công trường xây dựng và nông trường trồng cọ lấy dầu. Tuy nhiên Bộ trưởng Nhân lực Malaysia S Subramaniam nói tất cả công nhân, trong nước cũng như nước ngoài, đều có quyền như nhau. Và họ có quyền nêu bất mãn của họ tới Bộ Lao Động. "Hệ thống đưa công nhân ngoại quốc tới làm việc tại Malaysia có các điều luật rất chặt chẽ. Nó mang tính công bằng cho tất cả mọi người,” ông S Subramaniam cho hãng tin AP hay. “Chúng tôi không bảo vệ chủ nhân ông bóc lột nhân công.”
|